Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có hằng số khối lượng mặt trăng, biến số độ biến dạng của lò xo - vật lý 10. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

10 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Bài toán tìm độ dãn lò xo bị nhốt

Nằm ngang : l1+l2=AB-l01-l02 ; l1=k2k1l2

Thẳng đứng : l1=l2=Pk1+k2

Trường hợp lò xo nằm ngang :  Fdh1=Fdh2l1l2=k2k1

Khi ABl01+l02:l=l1+l2=AB-l01+l02

khe=k1+k2

Trường hợp lò xo thẳng đứng: 

P=Fdh1+Fdh2l1=l2P=k1+k2l=khe.ll1=l2=Pk1+k2

Độ biến dạng có độ lớn giống nhau nhưng một cái bị dãn và một cái bị nén.

Xem chi tiết

Lực đàn hồi trong hệ lò xo

Mắc song song : F=Fdh1+Fdh2 , l=l1=l2

Mắc nối tiếp : F=Fdh1=Fdh2  ,l=l1+l2

Ta giả thiết bỏ qua khối lượng lò xo

Đối với hệ lò xo mắc song song

Định luật II Newton cho vật :

Fdh1+Fdh2+F=0k1l1+k2l2=F

Mặc khác : độ biến dạng của từng lò xo :l=l1=l2  ,F=Fdhhe=k1+k2.l

khe=k1+k2

Đối với hệ lò xo mắc nối tiếp:

Định luật II Newton cho vật:

Fdh1+F=0Fdh1=F

Tại điểm nối lò xo : Fdh1=-Fdh2Fdh1=Fdh2=F

Mặc khác : độ biến dạng của từng lò xo : l=l1+l2,

Fkhe=Fk1+Fk21khe=1k1+1k2

Xem chi tiết

Tốc độ góc quay đều của thanh - vật lý 12

Khi quay ngang:P=k.l=ml+l0ω2

Khi quay hợp góc α:P=ml+l0cosα.ω2

Khi thanh quay đều: 

P+Fđh=maht

Khi quay trên phương ngang:

P=k.l=ml+l0ω2

Khi quay hợp với phương thẳng 1 góc α:

P=ml+l0cosα.ω2

Xem chi tiết

Định luật bảo toàn cơ năng - Trường hợp vật chịu tác động của lực đàn hồi.

W=Wđ+Wđh=Wđ max=Wđh max =const

 

Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là đại lượng bảo toàn.

W=12.m.v2+12.k.(l)2 =12.m.v2max=12.k.(lmax)2 =const

 

Chú thích:

W: cơ năng (J).

Wđ; Wđmax: động năng - động năng cực đại (J).

Wđh; Wđh max: thế năng - thế năng đàn hồi cực đại (J).

 

Định luật bảo toàn cơ năng chỉ nghiệm đúng khi vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi, trọng lực, ngoài ra nếu chịu thêm tác dụng của lực cản, lực ma sát... thì cơ năng của vật sẽ bị biến đổi. Công của lực cản, lực ma sát.. sẽ bằng độ biến thiên cơ năng.

 

Xem chi tiết

Thế năng đàn hồi của lò xo.

Wđh=12k.(l)2

 

Chú thích:

k: độ cứng của lò xo (N/m).

l: độ biến đạng của lò xo (m).

Wđh: thế năng đàn hồi (J).

Xem chi tiết

Định luật Hooke khi lò xo treo trên mặt phẳng nghiêng.

l0=mg.sinαk

Trường hợp lò xo treo trên mặt phẳng nghiêng:

Tại vị trí cân bằng: P.sin(α)=Fdh⇔m.g.sin(α)=k.∆l.

Độ biến dạng lò xo tại vị trí cân bằng: ∆l=P.sin(α)k=m.g.sin(α)k

Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng: l=lo+∆l

Chú thích:

P: trọng lực tác dụng (N).

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

∆l: độ biến dạng của lò xo (m)

l: chiều dài cảu lò xo ở vị trí đang xét (m).

lo: chiều dài tự nhiên của lò xo - khi chưa có lực tác dụng (m).

α: góc tạo bởi mặt phẳng nghiêng so với phương ngang (deg) hoặc (rad).

Xem chi tiết

Định luật Hooke khi lò xo treo thẳng đứng.

l0=mgk

Trường hợp lò xo treo thằng đứng:

Tại vị trí cân bằng: 

P=Fdhmg=k.l0

Độ biến dạng lò xo tại vị trí cân bằng: l0=Pk

Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng: l=l0+l0

Chú thích:

P: trọng lực tác dụng (N).

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

l0: độ biến dạng ban đầu của lò xo (m)

l: chiều dài của lò xo ở vị trí đang xét (m).

l0: chiều dài tự nhiên của lò xo - khi chưa có lực tác dụng (m).

 

Xem chi tiết

Định luật Hooke khi lò xo nằm ngang.

l=Fk

Trường hợp lò xo nằm ngang:

Tại vị trí cân bằng: F=Fdh⇔F=k.∆l.

Độ biến dạng lò xo tại vị trí cân bằng: l0=Fk

Chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng: l=l0+l0

 

Chú thích:

F: lực tác dụng (N).

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

∆l: độ biến dạng của lò xo (m)

l: chiều dài của lò xo ở vị trí đang xét (m).

lo: chiều dài tự nhiên của lò xo - khi chưa có lực tác dụng (m).

Lưu ý : Nếu ban đầu chưa tác dụng lực hoặc lò xo ở chiều dài tự nhiên thì dô biến dạng ban đầu bằng không.

 

 

Xem chi tiết

Công thức xác định độ lớn lực đàn hồi.

Fđh=k.l

Định luật Hooke:

1.Phát biểu

- Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

2.Đặc điểm

- Phương của lực: lực đàn hồi có phương dọc trục lò xo.

- Chiều của lực:

     + Lực đàn hồi ở đầu không cố định ngược chiều với chiều biến dạng của lò xo (hướng về vị trí không biến dạng).

     + Lực đàn hồi tác dụng lên hai đầu có cùng độ lớn nhưng ngược hướng nhau .

- Độ lớn: tuân theo định luật Hooke.

- Dấu trừ trong công thức Fđh=-k.l thể hiện lực đàn hồi luôn chống lại tác nhân gây ra biến dạng của nó.

- Nếu chỉ tính độ lớn ta có Fđh=k.∆l

Chú thích:

Fđh: lực đàn hồi (N).

k: độ cứng lò xo (N/m).

∆l: độ biến dạng của lò xo (m)

 

Xem chi tiết

Công thức xác định độ biến dạng của lò xo.

Δl=l-lo

Giải thích:

- Độ biến dạng của lò xo là hiệu số giữa chiều dài ở trạng thái đang xét và chiều dài tự nhiên ban đầu của lò xo (lo).

- Nếu l>lo=> lò xo đang bị dãn và sẽ tác dụng lực kéo.

- Nếu l<lo => lò xo đang bị nén và sẽ tác dụng lực đẩy.

Hình 1: Lò xo đang bị nén dưới tác dụng của trọng lực do quả nặng M gây ra (l<lo)

Hình 2: Lò xo đang bị dãn dưới tác dụng của trọng lực do quả nặng m gây ra(l>lo)

Chú thích:

Δl: độ biến dạng của lò xo (m).

lo: chiều dài tự nhiên - chiều dài ban đầu của lò xo (m).

l: chiều dài lúc sau của lò xo (m).

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.