Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số vận tốc trung bình - vật lý 10, biến số phản lực - vật lý 10. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

10 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Các lực không sinh công

AT=AN=0AFht

Do phản lực vuông góc với phương chuyển động

AN=0

Lực căng dây luôn vuông góc với vec to chuyển động

AT=0

Khi vật chuyển động tròn đều

Aht=0

Xem chi tiết

Phản lực khi qua cầu lõm, cầu lồi

Cầu lồi : N=P-mv2R 

Cầu lõm : N=P+mv2R

Theo định luật 2 Newton

N+P=mv2R

Khi qua cầu lồi :

P-N=mv2RN=P-mv2R

Khi qua cầu lõm

N-P=mv2RN=P+mv2R

Xem chi tiết

Đồ thị chuyển động thẳng đều

Đồ thị chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ (xOt) là đường thẳng.

Trục tung Ox : thể hiện vị trí của vật.

Vị trí ban đầu x0 : Vị trí của điểm đầu tiên trên đồ thị của đường thẳng của chuyển động hạ vuông góc với Ox,

Trục hoành Ot: thể hiện thời gian.

Thời điểm bắt đầu xét t0 : Thời điểm này có được bằng cách lấy điểm đầu tiên trên đồ thị của chuyển động hệ vuông góc với Ot.

(1) Vật đang đứng yên

(2) Vật chuyển động thẳng đều ngược chiều dương đã chọn.

(3) Vật chuyển động thẳng đều cùng chiều dương đã chọn.

x0 tọa độ tại thời điểm đầu.

t0 thời điểm bắt đầu xét chuyển động.

Lấy một điểm trên đồ thị đoạn thẳng hạ vuông góc lên các trục ta tìm được tọa độ và thời điểm tương ứng.

Xem chi tiết

Công thức tính số dao động, thời gian dừng của dao động tắt đần - vật lý 12

N',t

- Số dao động thực hiện được: :

N'=Ax0=kA4FC

Nếu là lực ma sát : N'=kA4μtN

Thời gian đến lúc dừng: t=N'T ,với T là chu kì dao động s

Xem chi tiết

Công thức tính độ giảm biên độ của dao động tắt dần - vật lý 12

A

- Độ giảm biên độ sau một dao động:  

A=4FCmω2=4FCk

với FC là lực cản

Nếu FC là lực ma sát thì A=4μtNk

Nếu vật chuyển động theo phương ngang: A=4x0=4μtmgk

 

 

Xem chi tiết

Vận tốc trung bình

vtb=xt

Khái niệm:

Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời của chất điểm và độ biến thiên thời gian.

 

Chú thích:

vtb: Vận tốc trung bình của chất điểm (cm/s, m/s)

x: Độ dời của chất điểm (cm, m) x=x2-x1

t: Thời gian để vật thực hiện độ dời x (s) t=t2-t1

 

Xem chi tiết

Công thức xác định lực ma sát lăn

Fmsl=μl.N

Định nghĩa:

- Là lực ma sát xuất hiện khi vật này lăn trên bề mặt của vật khác. 

- Xuất hiện ở chỗ tiếp xúc và cản trở sự lăn đó.

- Lực ma sát lăn là rất nhỏ so với ma sát trượt.

 

Chú thích:

μl: hệ số ma sát lăn

N: là áp lực của vật lên mặt phẳng (N)

Fmsl: lực ma sát lăn (N)

 

Do lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. Nên những vật cần thường xuyên di chuyển,

người ta sẽ gắng bánh xe để chuyển từ ma sát trượt qua ma sát lăn.

 

Xem chi tiết

Công thức xác định lực ma sát trượt.

Fmst=μt.N

Định nghĩa và tính chất:

- Lực ma sát trượt là lực ma sát xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt vật kia.

- Lực ma sát trượt luôn cùng phương và ngược chiều với vận tốc tương đối giữa hai vật.

- Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

- Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

 

Chú thích:

μt: là hệ số ma sát trượt.

N: là áp lực của vật lên mặt phẳng (N).

Fmsn: lực ma sát trượt (N).

 

Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt vật khác.

Tượng phật tại chùa Tràng An Bái Đính bị mòn do quá nhiều người mê tín sờ vào

 

Không chỉ sờ, nhiều còn ngồi mân mê xoa đầu rùa; hậu quả là đa phần đầu rùa bị mòn

Xem chi tiết

Công thức xác định lực ma sát nghỉ.

FmsnFM=μn.N

Tính chất:

+Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật và ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.

+Giá của lực ma sát nghỉ luôn nằm trong mặt phẳng tiếp xúc giữa hai vật.

+Lực ma sát nghỉ luôn ngược chiều với ngoại lực.

+ Lực ma sát nghỉ có hướng ngược với hướng của lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc, có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng khi vật còn chưa chuyển động.

+ Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó thì vật sẽ trượt. Điều đó chứng tỏ lực ma sát nghỉ có độ lớn cực đại bằng giá trị này.

+ Khi vật trượt thì lực ma sát trượt nhỏ hơn lực ma sát nghỉ cực đại.

 

Chú thích:

μn:hệ số ma sát nghỉ.

N: là áp lực của vật lên mặt phẳng (N).

FM: là lực ma sát nghỉ cực đại (N).

Fmsn: lực ma sát nghỉ (N).

Lực ma sát nghỉ làm cản trở chuyển động của vật.

 

Xe tải bị lật khi ôm cua do lực quán tính ly tâm lớn hơn lực ma sát nghỉ.

Trời mưa cùng làm giảm hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường.

Xem chi tiết

Vận tốc trung bình

Vtb=ΔxΔt=ΔdΔt=x2-x1t2-t1 

a/Định nghĩa:

Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời (độ dịch chuyển) vật di chuyển được và thời gian di chuyển hết độ đời đó.

b/Công thức

vtb=xt=dt=x2-x1t2-t1

Chú thích:

Vtb: vận tốc trung bình của vật (m/s).

Δx: độ dời của vật (m).

d: độ dịch chuyển của vật (m)

Δt: thời gian chuyển động của vật (s).

x2, x1: tọa độ của vật ở vị trí 1 và 2 (m)

t2, t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s)

Lưu ý

+ Vận tốc trung bình có thể âm hoặc dương tùy theo cách chọn chiều dương. Khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị dương. Ngược lại, khi chọn chiều dương ngược chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị âm.

+ Vận tốc trung bình qua hai tọa độ có độ lớn giống nhau trong mọi hệ quy chiếu.

+ Một vật đi A đến B rồi từ B về A thì vận tốc trung bình trên cả quá trình bằng không dù đi trên đoạn đường với vận tốc khác nhau. Lúc này vận tốc trung bình  không thể hiện được mức độ nhanh chậm của chuyển động.

vtbABA=x2-x1t=xA-xAt=0

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.