Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số thời gian - vật lý 10, biến số tần số dao động của sóng cơ - vật lý 12. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

93 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Gốc thời gian, tọa độ và hệ quy chiếu

t=t2-t1

1.Thời gian, thời điểm, gốc thời gian:

a/Gốc thời gian : Thời điểm người ta bắt đầu xét có giá trị bằng không.

Ví dụ : Gốc thời gian có thể chọn là lúc bắt đầu chuyển động ; trước và sau chuyển động một khoảng thời gian.

Gốc thời gian có thể chọn theo thời gian thực (thời gian hằng ngày):

Ví dụ : Tàu khởi hành lúc 19h00 : thời gian điểm khởi hành là 19h00 gốc thời gian lúc này là 0h00 .Gỉa sử bạn ở nơi tàu lúc này và đang 18h00 thì thời điểm khởi hành là 1h00 gốc thời gian lúc này là 18h00.

b/ Thời điểm: Giá trị thời gian so với gốc thời gian

                                     thời điểm = khoảng thời gian ± gốc thời gian

Ví dụ : Xét khoảng thời gian từ 0h đến 5h : ta chọn gốc thời gian là 0 h thì trên đồng hồ chỉ thời điểm 5-0=5 h. Còn khi ta chọn gốc thời gian là 2 h thì trên đồng hồ chỉ thời điểm 5-2=3 h.Đối với chọn gốc thời gian trước 0h00 ví dụ như 21h00 trước đó , thì thời điểm 5h lúc này trở thành thời điểm 3+5=8h theo gốc thời gian mới.

c/ Khoảng thời gian t là hiệu của hai thời điểm.Có giá trị lớn hơn không và không phụ thuộc vào việc chọn gốc thời gian.

Lưu ý : cần phân biệt rõ hai khái niệm thời điểm và khoảng thời gian.

2. Gốc tọa độ, tọa độ:

a/Gốc tọa độ : Vị trí có tọa độ bằng không.

b/Tọa độ của vật : giá trị của hình chiếu của vật lên các trục tọa độ.

Trong hệ tọa độ một chiều

+ Vật nằm về phía chiều dương mang giá trị dương.

+ Vật nằm về phía chiều âm mang giá trị âm.

3.Hệ quy chiếu là thuật ngữ để chỉ vật mốc và hệ tọa độ gắn với vật mốc dùng để xác định vị trí của vật chuyển động cùng với gốc thời gian và đồng hồ để đo thời gian.

 

Xem chi tiết

Tốc độ trung bình khi mỗi quãng đường nhỏ vật có vận tốc khác nhau

v¯=ΣSΣt=S1+S2+S3t1+t2+t3=SS1v1+S2v2+S3v3

Với S là quãng đường từ A đến B.

t1,t2,t3 thời gian trên từng quãng đường.

Xem chi tiết

Đồ thị chuyển động thẳng đều

Đồ thị chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ (xOt) là đường thẳng.

Trục tung Ox : thể hiện vị trí của vật.

Vị trí ban đầu x0 : Vị trí của điểm đầu tiên trên đồ thị của đường thẳng của chuyển động hạ vuông góc với Ox,

Trục hoành Ot: thể hiện thời gian.

Thời điểm bắt đầu xét t0 : Thời điểm này có được bằng cách lấy điểm đầu tiên trên đồ thị của chuyển động hệ vuông góc với Ot.

(1) Vật đang đứng yên

(2) Vật chuyển động thẳng đều ngược chiều dương đã chọn.

(3) Vật chuyển động thẳng đều cùng chiều dương đã chọn.

x0 tọa độ tại thời điểm đầu.

t0 thời điểm bắt đầu xét chuyển động.

Lấy một điểm trên đồ thị đoạn thẳng hạ vuông góc lên các trục ta tìm được tọa độ và thời điểm tương ứng.

Xem chi tiết

Tỉ số của hải tần số trên dây có sóng dừng - Vật lý 12

Hai đầu cố định : fk1fk2=fk1fk1+f=k1k2

Một đầu tự do: fk1fk2=fk1fk1+f=2k1+12k2+1

fk1+f=fk2

Với f độ lệch của hai tần số ứng với k1 và k2

Xem chi tiết

Tần số trên dây khi có sóng dừng - Vật lý 12

Hai đầu cố định:

fk=kv2l=k.f0 f0

Một đầu tự do:

fk=2k+1ν4l=(2k+1).f0 f0

Hai đầu tự do :fk=kv2l=kf0 Min=f0

Tần số của sóng dừng trên dây hai đầu cố định bằng số nguyên lần tần số cơ bản .

Tần số của sóng dừng trên dây một đầu cố định bằng số lẻ nguyên lần tần số cơ bản .

Xem chi tiết

Thời gian N lần duỗi thẳng của dây - Vật lý 12

t=Nt=Nλ2v=NT2=N2f

N là số lần dây duỗi thẳng

t thời gian giữa 2 lần dây duỗi thẳng

Xem chi tiết

Hộp cộng hưởng âm - Vật lý 12

Hộp cộng hưởng có tác dụng làm tăng cường độ âm

Hộp cộng hưởng âm : có tác dụng làm tăng mức cường độ âm.Tùy theo vật liệu cộng hưởng âm sinh ra khác nhau và tạo ra nét đồ thi dao động âm riêng.

Ví dụ hộp đàn: guitar , piano

Xem chi tiết

Thời gian sóng tới và âm phản xạ - Vật lý 12

Thời gian sóng tới và phản xạ

t1=vS=λ .fSt=t1+t1'=2Sv 

Thời gian giữa 2 sóng

t=t1-t2=Sv1-Sv2

giả sử sóng truyền qua môi trường n1 từ A đến B sau đó phản xạ về A:

t1=Sv1   Thời gian của sóng 1

t1'=Sv1t2=Sv2 Thời gian của sóng phản xạ t'1 ,thời gian của sóng truyền qua chất liệu khác t2

t=t1+t1'=2Sv=2Sλf

t=t1-t2=Sv1-Sv2

Xem chi tiết

Định nghĩa sóng cơ - Vật lý 12

Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất.

Có hai loại sóng: sóng ngang và sóng dọc.

vrắn > vlỏng > vkhí , f không đổi

1. Định nghĩa

Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong môi trường vật chất.

2. Phân loại

Sóng cơ gồm 2 loại chính: sóng ngang và sóng dọc.

+ Sóng ngang là loại sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Sóng ngang chỉ truyền được trên mặt nước và trong chất rắn.

+ Sóng dọc là loại sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc sẽ truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

Sóng cơ (cả sóng dọc và sóng ngang) không truyền được trong chân không.

3. Một số đại lượng đặc trưng cho sóng cơ

a. Chu kỳ và tần số

+ Chu kì T của sóng là chu kì dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua. 

+ Tần số f là đai lượng đặc trưng cho sóng.

T=1f=λv

b. Tốc độ truyền sóng

v=λT=λf

Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động của môi trường. Đối với mỗi môi trường, tốc độ truyền sóng v có một giá trị nhất định và không đổi. 

+ Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác tốc độ truyền sóng thay đổi, bước sóng thay đổi còn tần số (chu kì, tần số góc) của sóng thì không thay đổi.

+ Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí

c. Bước sóng

+ Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì.

+ Bước sóng là quãng đường ngắn nhất giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha.

λ=v.T=vf

d. Năng lượng sóng

Năng lượng sóng là năng lượng dao động của các phần tử của môi trường có sóng truyền qua.

4. Lưu ý:

+ Trong sự truyền sóng, pha dao động truyền đi còn các phần tử của môi trường không truyền đi mà chỉ dao động quanh vị trí cân bằng.

+ Tốc độ truyền sóng khác với tốc độ dao động của phần tử.

 

 

Xem chi tiết

Khoảng thời gian đặc biệt với sóng dừng - Vật lý 12

Thời gian 2 lần dây duỗi thẳng : T2

Thời gian n lần dây duỗi thẳng : nT2

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.