Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số tần số góc trong dao động điều hòa, biến số điện thế. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

40 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Vận tốc cực đại của chất điểm trong dao động điều hòa - vật lý 12

vmax=ω.A

Chú thích: 

vmax: Tốc độ cực đại của chất điểm (cm/s, m/s)

ω: Tần số góc ( tốc độ góc) (rad/s)

A: Biên độ dao động (cm, m)

 

Lưu ý:

Vận tốc đạt giá trị cực đại khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương. (vmax=ωA)

Vận tốc đạt giá trị cực tiểu khi vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm.(vmin=-ωA)

Tốc độ lớn nhất ( xét độ lớn) khi vật ở vị trí cân bằng.vmax=ωA

Tốc độ nhỏ nhất (xét độ lớn) khi vật ở hai biên.vmin=0

Xem chi tiết

Tần số của dao động điều hòa - vật lý 12

f=1T=ω2π=Nt

Khái niệm:

Tần số của dao động điều hòa là số dao động chất điểm thực hiện được trong một giây.

 

Chú thích:

f: Tần số dao động (1/s) (Hz).

ω: Tần số góc (tốc độ góc) (rad/s).

T: Chu kỳ dao động của vật (s).

N: Số dao động mà chất điểm thực hiện được trong khoảng thời gian t.

t: Thời gian thực hiện hết số dao động (s).

Xem chi tiết

Chu kì dao động điều hòa - vật lý 12

T=2πω=tN=1f

Khái niệm:

Chu kỳ của dao động điều hòa là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần. 

 

Chú thích:

T: Chu kỳ dao động (s).

ω: Tần số góc (tốc độ góc) (rad/s).

N: Số dao động mà chất điểm thực hiện được trong khoảng thời gian t.

t: Thời gian thực hiện hết số dao động (s).

Lưu ý:

Thời gian vật đi được tại các vị trí đặc biệt:

Xem chi tiết

Phương trình gia tốc trong dao động điều hòa - vật lý 12

a=ω2Acos(ωt+φ+π)

Gia tốc là đạo hàm của vận tốc theo thời gian.

a=v'=-ωAsin(ωt+φ)'=-ω2Acos(ωt+φ)=ω2Acos(ωt+φ+π).

 

Chú thích:

a: Gia tốc của chất điểm tại thời điểm t (cm/s2, m/s2)

A: Biên độ dao động (li độ cực đại) của chất điểm (cm, m)

ω: Tần số góc (tốc độ góc) (rad/s)

(ωt+φ): Pha dao động tại thời điểm t (rad)

φ: Pha ban đầu của chất điểm tại thời điểm t=0

t:Thời gian (s)

 

Liên hệ pha:

Gia tốc sớm pha π2 so với vận tốc Vận tốc chậm (trễ) pha π2 so với gia tốc.

Gia tốc sớm pha π so với li độ ( a ngược pha x).

 

Đồ thị:

Đồ thị gia tốc theo thời gian là đường hình sin.

Đồ thị gia tốc theo li độ là một đường thẳng.

Đồ thị gia tốc theo vận tốc là một elip.

Xem chi tiết

Phương trình vận tốc trong dao động điều hòa - vật lý 12

v=x'(t)=ωAcosωt+φ+π2

Khái niệm:

Vận tốc là đạo hàm của li độ theo thời gian:

v=x'=Acos(ωt+φ)'=-ωAsin(ωt+φ)=ωAcosωt+φ+π2

Chú thích: 

v: Vận tốc của chất điểm tại thời điểm t (cm/s, m/s)

A: Biên độ dao động (li độ cực đại) của chất điểm (cm,m)

ω: Tần số góc ( tốc độ góc) (rad/s)

(ωt+φ): Pha dao động tại thời điểm t (rad)

φ: Pha ban đầu của chất điểm tại thời điểm t=0 (rad)

t: Thời gian (s)

 

Đồ thị:

Đồ thị vận tốc theo thời gian là đường hình sin.

Đồ thị vận tốc theo li độ là hình elip.

 

Liên hệ pha:

Vận tốc sớm pha π2 so với li độ x  Li độ x chậm (trễ) pha π2 so với vận tốc.

Gia tốc sớm pha π2 so với vận tốc  Vận tốc chậm (trễ) pha π2 so với gia tốc.

 

Xem chi tiết

Phương trình li độ của dao động điều hòa - vật lý 12

x=Acos(ωt+φ)

 

Định nghĩa: Hình chiếu của một vật chuyển động tròn đều lên đường kính của nó là một dao động đều hòa.

 

Chú thích:

x: Li độ của chất điểm tại thời điểm t.

t: Thời gian (s).

A: Biên độ dao động ( li độ cực đại) của chất điểm (cm, m).

ω: Tần số góc (tốc độ góc) (rad/s).

(ωt+φ): Pha dao động tại thời điểm t (rad).

φ: Pha ban đầu của dao động tại thời điểm t=0 (-πφπ)(rad).

 

Đồ thị:

Đồ thị của tọa độ theo thời gian là đường hình sin.

Xem chi tiết

Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường.

UMN=VM-VN=AMNq

 

Phát biểu: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển từ M đến N và độ lớn của q.

 

Chú thích:

UMN: hiệu điện thế giữa hai điểm M và N (V)

VM,VN: điện thế của điện tích tại M và N (V)

AMN: công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển từ M đến N (J)

q: độ lớn của điện tích (C)

Xem chi tiết

Điện thế tại một điểm trong điện trường.

VM=WMq=AMq

 

Phát biểu: Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q.

 

Chú thích:

VM: điện thế của điện tích q tại điểm M (V)

AM: công dịch chuyển điện tích q từ điểm M ra vô cực (J)

q: độ lớn của điện tích (C)

 

Đơn vị tính: Volt (V).

 

Xem chi tiết

Độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.

AMN=WM-WN

 

Phát biểu: Độ biến thiên thế năng của điện tích chuyển động dọc theo các đường sức trong điện trường bằng công của lực điện tác dụng lên điện tích đó.

 

Chú thích:

AMN: công của lực điện dịch chuyển điện tích q từ M đến N (J)

WM, WN: thế năng của điện tích q tại M và N (J)

 

Lưu ý: 

Nếu W>0  => WM>WN (biến thiên thế năng điện tích giảm) =>AMN>0.

Nếu W<0 => WM<WN (biến thiên thế năng điện tích tăng) => AMN<0.

Xem chi tiết

Thế năng của một điện tích trong điện trường.

AM=WM=VMq

 

Phát biểu: Vì độ lớn của lực điện luôn tỉ lệ thuận với điện tích thử q nên thế năng của điện tích tại M cũng tỉ lệ thuận với q.

 

Chú thích:

AM: công của lực điện khi di chuyển q từ M ra vô cực (J)

WM: thế năng của điện tích q tại M (J)

VM: điện thế tại điểm M (V)

q: độ lớn của điện tích (C)

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.