Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số tần số góc trong dao động điều hòa, biến số cảm ứng từ. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

62 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Lực từ tổng hợp tác dụng lên khung dây dẫn.

F = F1 + F2 + F3 + F4

- Theo quy tắc bàn tay trái hướng của lực từ tác dụng lên các cạnh giống như hình vẽ.

- Vì các cạnh vuông góc với từ trường nên α = 90°, độ lớn lực từ tính theo:

F1 = F3 =B.I.AB.sin(90) = B.I.ABF2 = F4 =B.I.BC.sin(90) = B.I.BC

Lực tổng hợp tác dụng lên khung dây:

F = F1 + F2 + F3 + F4

Xem chi tiết

Quy tắc nắm tay phải

Quy tắc bàn tay phải

Quy tắc bàn tay phải:

Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ.

Quy ước:

có phương vuông góc với mặt phẳng biểu diễn, chiều đi vào.

có phương vuông góc với mặt phẳng biểu diễn, chiều đi ra.

Ví dụ: 

 

Xem chi tiết

Từ trường của nam châm và Trái Đất

Hướng của từ trường nam châm :vào nam ra bắc

TỪ TRƯỜNG CỦA NAM CHÂM

1/Nam châm:

- Nam châm có hai cực cực bắc và cực nam. Hai nam châm cùng cực sẽ đẩy nhau, khác cực sẽ hút nhau.

- Nam châm vĩnh cửu là một vật thể được làm từ một vật liệu được từ hóa và tạo ra từ trường ổn định của chính nó.

Ví dụ: nam châm thẳng, nam châm chữ U.

2/ Từ tính của dây dẫn có dòng điện

- Dây dẫn có dòng điện (gọi tắt là dòng điện) cũng có từ tính như nam châm:

+ Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm.

+ Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện.

+ Hai dòng điện có thể tác dụng lực lên nhau.

- Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song nhau:

+ Khi hai dòng điện song song cùng chiều thì đẩy nhau

Từ trường là gì ? Khái niệm đường sức từ và từ tính của dây dẫn có dòng điện cực chi tiết 13

+ Khi hai dòng điện song song ngược chiều thì hút nhau

Từ trường là gì ? Khái niệm đường sức từ và từ tính của dây dẫn có dòng điện cực chi tiết 14

3/Lực từ: Lực từ là lực tương tác giữa nam châm với nam châm, dòng điện với dòng điện hoặc giữa nam châm với dòng điện.

4/Khái niệm từ trường: Từ trường là môi trường vật chất xung quanh nam châm hoặc dòng điện và tác dụng lên nam châm hoặc dòng điện đặt trong nó.

ĐƯỜNG SỨC TỪ

1/Từ phổ : Từ phổ là hình dạng mạt sắt khi phủ lên tâm kính bên dưới là nam châm.

2/Đường sức từ : Đường sức từ là những đường vẽ dựa trên từ phổ trong không gian sao cho tiếp tuyến tại mổi điểm có phương trùng với phương từ trường tại điểm đó.

Ví dụ từ trường của nam châm thẳng

3/Đặc điểm:

+ Qua mỗi điểm trong không gian ta chỉ vẽ được mỗi đường sức từ,

+ Đường sức từ là những đường cong kín ở hai đầu hoặc vô hạn ở hai đầu.

+ Đường sức từ có chiều theo quy tác nắm tay phải , vào nam ra bắc.

TỪ TRƯỜNG CỦA TRÁI ĐẤT

1/Đinh nghĩa: Từ trưởng của Trái Đất là từ trường tạo bởi hai cực từ của Trái Đất gây nên.

2/Đặc điểm:

+ Có chiều vào nam ra bắc.

+ Trục giữa hai cực lệch 11,3° so với trục quay.

+ Từ trường hình thành do chuyển động của phần lõi Trái Đất.

3/Ứng dụng:

Dựa vào tác dụng của từ trường Trái đất lên nam châm người ta chế tạo la bàn để định hướng.

Từ quyển có tác dụng ngăn bão từ đến từ Mặt Trời.

 

 

Xem chi tiết

Hiện tượng cảm ứng điện từ

ϕ: BcBϕ:BcB

HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

1/Khái niệm dòng điện cảm ứng 

a/Thí nghiệm: cho nam châm lại gần vòng dây kín nối với ampe kế.

Sơ đồ thí nghiệm

Kết quả: kim điện kế lệch khi nam châm đưa lại nên kết luận xuất hiện trong mạch dòng điện.

b/Định nghĩa: Dòng điện cảm ứng là dòng diện xuất hiện khi từ thông trong mạch kín biến thiên.

2/Hiện tượng cảm ứng điện từ

a/Suy luận : Khi đưa nam châm lại gần khung dây từ thông qua khung thay đổi con trong mạch thì có dòng điện khi nam châm đứng yên thì không có dòng điện  suy ra dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện khi từ thông biến thiên.

b/Định nghĩa : Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tường xuất hiện dòng điện cảm ứng khi từ thông trong mạch kín và chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.

ĐỊNH LUẬT LENZ VỀ CHIỀU DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

1/Thí nghiệm:

Dùng một nguồn điện để chọn chiều dương trong mạch thông qua chiều kim điện kế (chiều từ trường ban đầu giống với nam châm).

+ Khi đưa nam châm SN lại gần vòng dây ( từ thông tăng) : dòng điện cảm ứng có chiều ngược chiều dương.

+ Khi đưa nam châm SN ra xa vòng dây (từ thông giảm); dòng điện cảm ứng có chiều cùng chiều dương

Kết luận: Khi từ thông giảm , từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ban đầu và ngược lại.

2/Phát biểu định luật

    Dòng điện cảm ứng trong mạch có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch kín.

3/Từ thông qua mạch kín C do chuyển động

    Khi từ thông qua mạch kín C biến thiên do kết quả của chuyển động thì từ trường cảm ứng có chiều chống lại chuyển động.

4/Ứng dụng : dòng điện Fu cô. máy biến áp , động cơ điện

Xem chi tiết

Chuyển động của điện tích lệch góc với cảm ứng từ trong từ trường đều

R=mvxqB ,T=2πmqBh=vy.T

Phân tích vận tốc v theo hai phương vuông góc và song song với cãm ứng từ.

vx=vcosαvy=vsinα

Với α là góc nhọn hợp bởi phương cảm ứng từ và vecto vận tốc.

Vật thực hiện cùng lúc hai chuyển động : chuyển động tròn đều với vận tốc vx và đi lên thẳng đều với vận tốc vy.

Điện tích chuyển động có quỹ đạo là hình đinh ốc.

Khi đó chu kì chuyển động của điện tích: 

T=2πmqB

Bán kính quỹ đạo:

R=mvxqB

Bước ốc là khoảng cách khi điện tích đi được sau  một chu kì.

h=vyT

 

Xem chi tiết

Chu kì chuyển động của điện tích trong từ trường đều

T=2πRv=2πmqB

Với Ts chu kì cảu chuyển động.

mkg khối lượng hạt.

q C điện tích của hạt.

B T cảm ứng từ.

Xem chi tiết

Suất điện động xuất hiện trên thanh khi chuyển động thẳng đều

ec=Blv

Khi thanh di chuyển về bên phải làm tăng từ thông qua mạch vì vậy theo quy tăc nắm phải từ trường cảm ứng sẽ ngược chiều B ban dầu , dòng điện cảm ứng sẽ đi từ M đến N.

Độ biến thiên từ thông

ϕ=NBvt.l

Suất điện động cảm ứng

ec=ϕt=Bvl

Muốn dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại ta di chuyển thanh về bên trải hay đổi chiều cảm ứng từ

Xem chi tiết

Suất điện động qua thanh khi quay đều trong từ trường đều

ec=12Bωl2

Độ biến thiên từ thông khi thanh quay hết 1 chu kì

ϕ=n.t.B.πl2

Số vòng quay trong thời gian t

n'=nt=ωt2π

Suất điện động trong thanh

ec=ϕt=12Bl2ω

Xem chi tiết

Suất điện động cảm ứng sinh ra khi quay đều khung

ec=BScosα2-cosα1t

Với α2=n';B^ góc lệch với cảm ứng từ lúc sau.

      α1=n;B^ góc lệch với cảm ứng từ lúc đầu

 t thời gian quay khung.

Xem chi tiết

Bài toán tìm vị trí tổng hợp cảm ứng từ bằng không

B=B1+B2=0B1=B2B1 B2

Xét trường hợp hai dây dẫn dài vô hạn

Khi hai dây có cùng chiều I:

Để hai véc tơ  cảm ứng từ ngược chiều vị trí tổng hợp nằm trong I1I2 và B1=B2

I1r1=I2r2r1d-r1=I2I1

Khi hai dây dẫn ngược chiều

Để hai véc tơ cảm ứng từ ngược chiều vị trì tổng hợp nằm ngoài I1I2=d gần với vị trí có cường độ dòng điện lớn hơn và B1=B2

I1r1=I2r2r1r1-d=I2I1

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.