Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số quãng đường - vật lý 10, hằng số điện trở suất của một số vật liệu. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

26 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Quãng đường e đi được ngược chiều điện trường - vật lý 12

s=v0t+Ue2mdt2

s : quãng đường e đi được

U: độ lớn hiệu điện thế dăt vào bản tụ

d: khoảng cách giữa hai bản tụ

Xem chi tiết

Quãng đường e đi được cùng chiều điện trường - vật lý 12

s=v0t-Ue2mdt2

s : quãng đường e đi được

U: độ lớn hiệu điện thế dăt vào bản tụ

d: khoảng cách giữa hai bản tụ

Xem chi tiết

Khoảng cách tối thiểu của e đến bản B - vật lý 12

smax=v22a=v2mdUedmin=d-smax

Gia tốc tác dụng lên e : a=Uemd

Quãng đường cực đại : smax=v22a=v2mdUe

Với U là hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ AB

d : khoảng cách giữa hai bản

 

Xem chi tiết

Thời gian ngắn nhất để thỏa quãng đường s-vật lý 12

S=4nA+2.mA+s2 ; s2<2At=nT+mT2+t

S=4nA+2.mA+s2 ; s2<2At=nT+mT2+t

Tính góc quay  của s2

Xem chi tiết

Quãng đường của dao động điều hòa trong 1 và 1 nửa chu kì - vật lý 12

Trong n chu kì:S=4.n.A    Trong n ca na chu kì :S=2.n.A

Trong 1 chu kì dao động, dù xuất phát ở vị trí nào vật luôn đi được quãng đường 4A.

 

Trong 12chu kì dao động, dù xuất phát ở vị trí nào vật luôn đi được quãng đường 2A.

 

Xem chi tiết

Quãng đường trong khoảng thời gian xác định-vật lý 12

tT=n+a

S=n.4.A+S3

  • Bước 1: Tìm t=t2-t1
  • Bước 2: Lập tỉ số: tT=n+a ; (nN ;0aT<T)
  • Bước 3: Tìm quãng đường. S=n.4.A+S3
  • Bước 4: Tìm S3:

   Để tìm được S3 ta tính như sau:

              - Tại t = t1: x =?

              - Tại t = t2; x =?

   Căn cứ vào vị trí và chiều chuyển động của vật tại t1 và t2 để tìm ra S3 (Dựa vào đường tròn)

  • Bước 5: thay S3 vào S để tìm ra được quãng đường.

* Chú ý: Các trường hợp đặc biệt: 

ST=4AST2=ASnT=n.4ASnT2=2.n.A

Xem chi tiết

Tốc độ trung bình của vật dao động điều hòa.

v¯=St

Khái niệm:

Tốc độ trung bình là thương số giữa quãng đường chất điểm đi được và thời gian để đi hết được quãng đường đó. Đây cũng là khái niệm mà chúng ta đã được học ở chương trình lớp 10. 

 

Chú thích:

v: Tốc độ trung bình của chất điểm (cm/s, m/s)

S: Quãng đường chất điểm đi được (cm, m)

t: Thời gian mà vật chuyển động được quãng đường S (s)

 

Lưu ý:

+ Tốc độ trung bình của chất điểm trong một chu kỳ: v=St=4AT=4A2πω=2πAω=2πvmax.

+Tốc độ trung bình của chất điểm trong nửa chu kỳ: v¯ =St=2AT2=4AT=2πvmax.

Xem chi tiết

Hiện tượng quang dẫn.

R=ρ.lS

 

Chú thích: 

R: điện trở (Ω)

ρ: điện trở suất (Ω.m)

l: chiều dài dây dẫn (m)

S: tiết diện dây dẫn (m2)

 

Khái niệm: Là hiện tượng giảm điện trở suất (giảm điện trở do điện trở tỉ lệ thuận với điện trở suất). Tức là tăng độ dẫn điện của bán dẫn khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

 

Giải thích: Khi bán dẫn được chiếu sáng bằng chùm sáng có bước sóng thích hợp thì trong bán dẫn có thêm electron dẫn và lỗ trống được tạo thành. Do đó, mật độ hạt tải điện tăng, tức là điện trở suất của nó giảm. Cường độ ánh sáng chiếu vào bán dẫn càng mạnh thì điện trở suất của nó càng nhỏ.

 

Ứng dụng: Khi một linh kiện vật liệu quang dẫn được kết nối như một phần của mạch, hoạt động như một "điện trở quang", phụ thuộc vào cường độ ánh sáng hoặc chất quang dẫn.

Xem chi tiết

Điện trở suất của kim loại.

ρ=ρ0[1+α(t-t0)]

 

Phát biểu: Khi nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các ion trong mạng tinh thể tăng, làm cho điện trở của kim loại tăng. Do đó điện trở suất ρ của kim loại cũng tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất.

 

Chú thích: 

ρ: điện trở suất (Ω.m)

ρ0: điện trở suất ở t0oC (Ω.m)

α: hệ số nhiệt điện trở (K-1)

t-t0: độ biến thiên nhiệt độ (K)

Khi đó, điện trở của kim loại: R=R0[1+α(t-t0)]

Chú ý: 

Độ K = Độ C + 273

Độ F = Độ C x 1,8 +32

 

Điện trở suất của một số kim loại:

Xem chi tiết

Định luật Joule - Lenz.

Q=RI2t

 

Phát biểu: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

 

Chú thích:

Q: nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch (J)

R: điện trở của đoạn mạch (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

 

Trong đó điện trở R được tính bằng công thức: R=ρlS.

R: điện trở (Ω)

ρ: điện trở suất (Ωm)

l: chiều dài vật dẫn (m)

S: tiết diện ngang của vật dẫn (m2)

 

Heinrich Lenz (1804 - 1865)

 

James Prescott Joule (1818 - 1889)

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.