Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số li độ của chất điểm trong dao động điều hòa, biến số nhiệt lượng - vật lý 11. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

36 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Phương trình li độ của dao động điều hòa - vật lý 12

x=Acos(ωt+φ)

 

Định nghĩa: Hình chiếu của một vật chuyển động tròn đều lên đường kính của nó là một dao động đều hòa.

 

Chú thích:

x: Li độ của chất điểm tại thời điểm t.

t: Thời gian (s).

A: Biên độ dao động ( li độ cực đại) của chất điểm (cm, m).

ω: Tần số góc (tốc độ góc) (rad/s).

(ωt+φ): Pha dao động tại thời điểm t (rad).

φ: Pha ban đầu của dao động tại thời điểm t=0 (-πφπ)(rad).

 

Đồ thị:

Đồ thị của tọa độ theo thời gian là đường hình sin.

Xem chi tiết

Nguyên lý I nhiệt động lực học.

U=A+Q

 

Phát biểu: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.

 

Quy ước về dấu:

Q>0: Hệ nhận nhiệt lượng.

Q<0: Hệ truyền nhiệt lượng.

A>0: Hệ nhận công.

A<0: Hệ thực hiện công.

 

Quy ước dấu.

Xem chi tiết

Công thức xác định nhiệt lượng của vật.

Q=c.m.t

 

Chú thích:

Q: là nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra (J).

m: là khối lượng (kg).

t: là độ biến thiên nhiệt độ (Co hoc Ko)

Xem chi tiết

Độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt.

U=Q

 

Khái niệm: Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.

 

Chú thích:

U: là độ biến thiên nội năng (J).

Q: là nhiệt lượng vật nhận được từ vật khác hay tỏa ra cho vật khác (J).

Xem chi tiết

Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.

P=Qt=RI2

 

Phát biểu: Công suất tỏa nhiệt P ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

 

Chú thích:

P: công suất tỏa nhiệt (W)

Q: nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn (J)

t: thời gian (s)

R: điện trở của vật dẫn (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

Xem chi tiết

Định luật Joule - Lenz.

Q=RI2t

 

Phát biểu: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

 

Chú thích:

Q: nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch (J)

R: điện trở của đoạn mạch (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

 

Trong đó điện trở R được tính bằng công thức: R=ρlS.

R: điện trở (Ω)

ρ: điện trở suất (Ωm)

l: chiều dài vật dẫn (m)

S: tiết diện ngang của vật dẫn (m2)

 

Heinrich Lenz (1804 - 1865)

 

James Prescott Joule (1818 - 1889)

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.