Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số độ biến thiên thời gian - vật lý 10, hằng số vận tốc ánh sáng trong chân không. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

46 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Vận tốc trung bình

vtb=xt

Khái niệm:

Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời của chất điểm và độ biến thiên thời gian.

 

Chú thích:

vtb: Vận tốc trung bình của chất điểm (cm/s, m/s)

x: Độ dời của chất điểm (cm, m) x=x2-x1

t: Thời gian để vật thực hiện độ dời x (s) t=t2-t1

 

Xem chi tiết

Bước sóng điện từ thu và phát - vật lý 12

λ=cT=cf=2πcLC

 

Chú thích:

λ: bước sóng điện từ (m)

c=3.108m/s

T: chu kì của dao động điện từ (s)

f: tần số của dao động điện từ (Hz)

L: độ tự cảm (H)

C: điện dung của tụ điện (F)

Xem chi tiết

Sóng điện từ - Thông tin liên lạc bằng vô tuyến - vật lý 12

c3.108m/s

 

Khái niệm: Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

 

Đặc điểm:

- Sóng điện từ lan truyền được trong chân không với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng (c3.108m/s).

- Sóng điện từ cũng lan truyền được trong các điện môi với tố độ nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi ε.

- Sóng điện từ là sóng ngang.

- Trong quá trình lan truyền, E và B luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

- Tại mỗi điểm dao động, điện trường và từ trường luôn cùng pha với nhau.

- Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó cũng bị phản xạ và khúc xạ như ánh sáng. Ngoài ra cũng có hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ,... sóng điện từ.

- Sóng điện từ mang năng lượng. Khi sóng điện từ truyền đến một anten sẽ làm cho các electron tự do trong anten dao động.

 

Nguồn phát sóng điện từ:

 

Tia lửa điện

 

Cầu dao đóng, ngắt mạch điện

 

Trời sấm sét

 

 

Xem chi tiết

Năng lượng liên kết của hạt nhân. - Vật lý 12

Wlk=[Zmp+(A-Z)mn-mX].c2 J ; kg;m/sWlk=Zmp+A-Zmn-mX.931,5 MeV;u

Wlk=mc2

 

Phát biểu: Năng lượng liên kết của một hạt nhân được tính bằng tích của độ hụt khối của hạt nhân với thừa số c2.

Năng lượng liên kết là năng lượng tỏa ra khi kết hợp các nucleon thành hạt nhân, còn gọi là năng lượng tối thiểu để phá vỡ hạt nhân.

 

Chú thích: 

Wlk: năng lượng liên kết của hạt nhân (MeV)

m: độ hụt khối của hạt nhân (u)1uc2=931,5 MeV

c2: hệ số tỉ lệ, với c là tốc độ ánh sáng trong chân không.

 

Xem chi tiết

Khối lượng động của hạt. Công thức liên hệ giữa khối lượng và khối lượng nghỉ của hạt nhân.- Vật lý 12

m=m01-v2c2

 

Phát biểu: Một vật có khối lượng m0 khi ở trạng thái nghỉ thì khi chuyển động với tốc độ v, khối lượng sẽ tăng lên thành m.

 

Chú thích:

m0: khối lượng nghỉ của hạt (kg, u)

m: khối lượng động của hạt (kg, u)

v: vận tốc của hạt (m/s)

c=3.108 m/s: tốc độ ánh sáng trong chân không

Xem chi tiết

Liên hệ khối lượng và năng lượng của hạt nhân. Hệ thức Einstein.-Vật Lý 12.

E=mc2  J;kg;m/s2E=931,5.m MeV;u

 

Trong đó:

E: năng lượng của hạt nhân (J, MeV) (năng lượng nguyên tử)

m: khối lượng tương ứng của hạt nhân (kg, u)

c=3.108m/s: tốc độ ánh sáng trong chân không.

 

Đổi: 1 MeV=106.1,6.10-19 J= 1,6.10-13 J

 

Quy ước: 1u  931,5 MeV/c2

 

Xem chi tiết

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường.

n21=n2n1=cv

 

Phát biểu: Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.

 

Chú thích:

n21: chiết suất tuyệt đối

n2: chiết suất tuyệt đối của môi trường (2) (chứa tia khúc xạ)

n1: chiết suất tuyệt đối của môi trường (1) (chứa tia tới)

 

Bảng chiết suất của một số môi trường

 

Xem chi tiết

Suất điện động tự cảm

etc=-LIt

Khi có hiện tượng tự cảm xảy ra trong mạch điện thì suất điện động cảm ứng xuất hiện được gọi là suất điện động tự cảm.

e=|-ϕt|=|-L.it|=L.|-it|

Chú thích

etc: suất điện động tự cảm (V)

L: độ tự cảm (H)

I: độ biến thiên cường độ dòng điện (A)

t: độ biến thiên thời gian (s)

it: tốc độc biên thiên cường độ dòng điện (A/s)

Dấu "-" biểu diễn định luật Lenz.

Ứng dụng

Hiện tượng tự cảm có nhiều ứng dụng trong mạch điện xoay chiều. Cuộn cảm là một phần tử quan trọng trong các mạch điện xoay chiều có mạch dao động và các máy biến áp.

 

Mở rộng

Năng lượng từ trường của ống dây dẫn có độ tự cảm L và có dòng điện i chạy qua:

W=12L.i2=18π.107.B2.V (J)

Mật độ năng lượng từ trường

W=WV=18π.107.B2 (J/m3)

Xem chi tiết

Độ lớn của suất điện động cảm ứng.

ec=Φt

 

Phát biểu: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích: 

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

Xem chi tiết

Suất điện động cảm ứng trong mạch kín

ec=-Φt

 

Phát biểu: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích:

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

 

Lưu ý:

- Nếu Φ tăng thì ec<0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược với chiều của mạch.

- Nếu Φ giảm thì ec>0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) là chiều của mạch.

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.