Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số độ biến thiên thời gian - vật lý 10, biến số thể tích khí - vật lý 10. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

35 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Vận tốc trung bình

vtb=xt

Khái niệm:

Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời của chất điểm và độ biến thiên thời gian.

 

Chú thích:

vtb: Vận tốc trung bình của chất điểm (cm/s, m/s)

x: Độ dời của chất điểm (cm, m) x=x2-x1

t: Thời gian để vật thực hiện độ dời x (s) t=t2-t1

 

Xem chi tiết

Suất điện động tự cảm

etc=-LIt

Khi có hiện tượng tự cảm xảy ra trong mạch điện thì suất điện động cảm ứng xuất hiện được gọi là suất điện động tự cảm.

e=|-ϕt|=|-L.it|=L.|-it|

Chú thích

etc: suất điện động tự cảm (V)

L: độ tự cảm (H)

I: độ biến thiên cường độ dòng điện (A)

t: độ biến thiên thời gian (s)

it: tốc độc biên thiên cường độ dòng điện (A/s)

Dấu "-" biểu diễn định luật Lenz.

Ứng dụng

Hiện tượng tự cảm có nhiều ứng dụng trong mạch điện xoay chiều. Cuộn cảm là một phần tử quan trọng trong các mạch điện xoay chiều có mạch dao động và các máy biến áp.

 

Mở rộng

Năng lượng từ trường của ống dây dẫn có độ tự cảm L và có dòng điện i chạy qua:

W=12L.i2=18π.107.B2.V (J)

Mật độ năng lượng từ trường

W=WV=18π.107.B2 (J/m3)

Xem chi tiết

Độ lớn của suất điện động cảm ứng.

ec=Φt

 

Phát biểu: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích: 

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

Xem chi tiết

Suất điện động cảm ứng trong mạch kín

ec=-Φt

 

Phát biểu: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích:

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

 

Lưu ý:

- Nếu Φ tăng thì ec<0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược với chiều của mạch.

- Nếu Φ giảm thì ec>0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) là chiều của mạch.

Xem chi tiết

Định luật Gay Lussac

VT=constV1T1=V2T2

 

Định nghĩa quá trình đẳng áp:

Là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng áp suất được giữ nguyên không đổi.

 

Phát biểu:

Quá trình đẳng áp quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng áp suất được giữ nguyên không đổi.

Trong quá trình đẳng áp thì thể tích và nhiệt độ tuyệt đối là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

 

Chú thích:

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3,v....v....).

T: nhiệt độ tuyệt đối của chất khí (Ko).

 

Lưu ý:

Nếu đề bài cho đơn vị là Co ta phải chuyển sang độ Ko

T (Ko)=t (Co)+273

 

Đồ thị quá trình đẳng áp

 

 

Joseph Louis Gay-Lussac (1778-1850)

 

 

 

 

 

 

Xem chi tiết

Phương trình trạng thái khí lí tưởng.

p.VT=constp1.V1T1=p2.V2T2

 

Chú thích:

p: áp suất chất khí (atm, Pa, bar, at v....v....)

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3v....v....)

T: nhiệt độ tuyệt đối của chất khí (Ko).

 

Lưu ý:

Nếu đề bài cho đơn vị là Co ta phải chuyển sang độ Ko

T (Ko)=t (Co)+273

Xem chi tiết

Cường độ dòng điện.

I=qt

 

Khái niệm: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số giữa điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn và khoảng thời gian t đó.

 

Chú thích:

I: cường độ dòng điện trung bình trong khoảng thời gian t (A)

q: điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn (C)

t: thời gian (s)

 

Cách mắc Ampere kế (dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch): mắc nối tiếp sao cho chốt dương nối với cực dương, chốt âm nối với cực âm.

 

Xem chi tiết

Định luật Boyle Mariotte

p.V=constp1.V1=p2.V2

 

Định nghĩa quá trình đẳng nhiệt:

Là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng nhiệt độ được giữ nguyên không đổi.

Phát biểu:

Quá trình đẳng nhiệt là quá trình thay đổi trạng thái chất khí, nhưng nhiệt độ được giữ nguyên không đổi.

Trong quá trình đẳng nhiệt thì thể tích và áp suất tỉ lệ nghịch với nhau.

Chú thích:

p: áp suất chất khí (atm, Pa, bar, at v....v....)

V: thể tích chất khí (lít, m3, dm3, ml, cm3v....v....)

 

Nhiệt độ được giữ nguyên, khi thể tích giảm thì áp suất tăng.

Đồ thị của quá trình đẳng nhiệt.

 

Xem chi tiết

Công thức tìm số mol tổng quát với các chất khí.

n=p.VR.T

 

Chú thích:

n: số mol chất (mol).

V: thế tích khí (l).

R: hằng số các khí 8,31 (J/mol.K).

p: áp suất của chất khí (Pa)

T: nhiệt độ (Ko).

Xem chi tiết

Công thức xác định số mol của chất.

n=mM=Vdktc22,4

 

Chú thích:

n: số mol chất (mol).

m: khối lượng chất (g).

M: khối lượng 1 mol chất (g).

V: thế tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn (l)

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.