Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số độ biến thiên thời gian - vật lý 10, biến số lực - vật lý 10. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

53 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Điều kiện cân bằng của chất điểm

F1+F2+F3=0F3F12F3=F12

Khi chất điểm chịu tác bởi hai lực đồng qui: 

F1+F2=0F1=F2F1F2

Nhận xét : Để chất điểm cân bằng hai lực này cùng độ lớn, cùng phương nhưng ngược chiều nhau.

Khi chất điểm chịu tác dụng của ba lực đồng qui:

F1+F2+F3=0

F3=F12F3F12

Với F12 là hợp lực của F1 ,F2

Nhận xét : Để chất điểm cân bằng khi chịu tác dụng của ba lực đồng qui , hợp lực của hai lực bất kì cân bằng với lực còn lại.

Có thể vận dụng công thức toán học để tìm mối liên hệ.

F2sinα=F1sinβ=F3sin180°-α-β (Định lý sin)

Đối với chất điểm có N (N>3) lực tác dụng : ta tổng hợp N-1 lực sau đó cân bằng với lực cuối.

Xem chi tiết

Lực tác dụng của thanh lên vật cản cố định do sự nở vì nhiệt

F=k.l=E.S.αl0t2-t1l0=S.α.E.t2-t1

F lực tác dụng của thanh

k N.m độ cứng của thanh

Sm2 tiết diện ngang của thanh

EPa ứng suất

t=t2-t1 độ biến thiên nhiệt độ

Xem chi tiết

Lực đàn hồi trong hệ lò xo

Mắc song song : F=Fdh1+Fdh2 , l=l1=l2

Mắc nối tiếp : F=Fdh1=Fdh2  ,l=l1+l2

Ta giả thiết bỏ qua khối lượng lò xo

Đối với hệ lò xo mắc song song

Định luật II Newton cho vật :

Fdh1+Fdh2+F=0k1l1+k2l2=F

Mặc khác : độ biến dạng của từng lò xo :l=l1=l2  ,F=Fdhhe=k1+k2.l

khe=k1+k2

Đối với hệ lò xo mắc nối tiếp:

Định luật II Newton cho vật:

Fdh1+F=0Fdh1=F

Tại điểm nối lò xo : Fdh1=-Fdh2Fdh1=Fdh2=F

Mặc khác : độ biến dạng của từng lò xo : l=l1+l2,

Fkhe=Fk1+Fk21khe=1k1+1k2

Xem chi tiết

Định luật I Newton.

F =0[v=constv=0

Phát biểu: Một vật không chịu tác dụng của một lực nào hoặc các lực tác dụng vào vật có hợp lực bằng không thì vật đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên , chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Ý nghĩa : Lực không phải nguyên nhân gây ra chuyển động. Mà lực là nguyên nhân thay đổi trạng thái chuyển động.

Xem chi tiết

Áp suất

p=FS

Với p (N/m2) là áp suất của khối khí lên thành bình hoặc của một vật tác dụng một lực F lên một diện tích S

F là lực tác dụng trung bình của khối khí lên thành bình .Còn với vật rắn lực này là lực tác dụng của vật.

1 atm= 1,03 at1 atm =760 mmHg1 atm =105 N/m21 Pa =1 N/m2

Xem chi tiết

Công của lực ma sát trên mặt nghiêng hoặc lực tác dụng lệch góc

Mặt nghiêng α

AFms=-Fms.s=-μmgscosα=-μP.h2-h1.cosα.sinα

Lực tác dụng lệch β

AFms=-Fms.s=-μP±Fsinβ.s

TH1 Khi vật chuyển động trên mặt nghiêng :

N=Py=PcosαAFms=-Fms.s=-μ.P.s.cosα

TH2 Khi vật chịu lực F tác dụng và lệch góc β hướng lên so với phương chuyển động

N=P-Fsinβ

AFms=-μ.P-Fsinβ.s

TH3 Khi vật chịu lực F tác dụng và lệch góc β hướng xuống so với phương chuyển động

N=P+FsinβAFms=-μP+Fsinβ

Đối với bài toán vừa trên mặt nghiêng và lực lệch góc 

N=Pcosα±Fsinβ

AFms=-μN

Xem chi tiết

Gia tốc của vật trong thang máy đi xuống

a=a0-g:    (a0 >0)a=a0+g:    (a0<0)

Khi thang máy đi xuống với gia tốc a0:

Khi đi nhanh dần đều:

P-Fqt=-maa=a0-g

Khi đi chậm dần đều

-P-Fqt=-maa=a0+g

Xem chi tiết

Gia tốc của vật trong thang máy đi lên

a=-a0-g : a0>0a=a0-g:a0<0

Khi thang máy đi lên nhanh dần với gia tốc a0:

Chiếu lên phương CĐ:-P-Fqt=maa=-a0-g

Khi vật đi lên chậm dần với gia tốc a0:

Tương tự :-P+Fqt=maa=a0-g

 

 

Xem chi tiết

Ngẫu lực

M=F.d

Định nghĩa:

Ngẫu lực là hai lực tác dụng lên vật song song ngược chiều cùng độ lớn cách nhau d.

Công thức :

                                  M=F.d

Với :

M N.m:momen ngẫu lực.

F N : lực tác dụng.

d m : khoảng cách giữa hai lực.

Ý nghĩa: Hợp lực tác dụng vào vật bằng không. Nhưng momen lực không cân bằng gây nên gây ra tác dụng quay. Với trục quay vuông góc với hai lực tại trung điểm của khoảng cách hai lực.

 

Xem chi tiết

Gốc thời gian, tọa độ và hệ quy chiếu

t=t2-t1

1.Thời gian, thời điểm, gốc thời gian:

a/Gốc thời gian : Thời điểm người ta bắt đầu xét có giá trị bằng không.

Ví dụ : Gốc thời gian có thể chọn là lúc bắt đầu chuyển động ; trước và sau chuyển động một khoảng thời gian.

Gốc thời gian có thể chọn theo thời gian thực (thời gian hằng ngày):

Ví dụ : Tàu khởi hành lúc 19h00 : thời gian điểm khởi hành là 19h00 gốc thời gian lúc này là 0h00 .Gỉa sử bạn ở nơi tàu lúc này và đang 18h00 thì thời điểm khởi hành là 1h00 gốc thời gian lúc này là 18h00.

b/ Thời điểm: Giá trị thời gian so với gốc thời gian

                                     thời điểm = khoảng thời gian ± gốc thời gian

Ví dụ : Xét khoảng thời gian từ 0h đến 5h : ta chọn gốc thời gian là 0 h thì trên đồng hồ chỉ thời điểm 5-0=5 h. Còn khi ta chọn gốc thời gian là 2 h thì trên đồng hồ chỉ thời điểm 5-2=3 h.Đối với chọn gốc thời gian trước 0h00 ví dụ như 21h00 trước đó , thì thời điểm 5h lúc này trở thành thời điểm 3+5=8h theo gốc thời gian mới.

c/ Khoảng thời gian t là hiệu của hai thời điểm.Có giá trị lớn hơn không và không phụ thuộc vào việc chọn gốc thời gian.

Lưu ý : cần phân biệt rõ hai khái niệm thời điểm và khoảng thời gian.

2. Gốc tọa độ, tọa độ:

a/Gốc tọa độ : Vị trí có tọa độ bằng không.

b/Tọa độ của vật : giá trị của hình chiếu của vật lên các trục tọa độ.

Trong hệ tọa độ một chiều

+ Vật nằm về phía chiều dương mang giá trị dương.

+ Vật nằm về phía chiều âm mang giá trị âm.

3.Hệ quy chiếu là thuật ngữ để chỉ vật mốc và hệ tọa độ gắn với vật mốc dùng để xác định vị trí của vật chuyển động cùng với gốc thời gian và đồng hồ để đo thời gian.

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.