Thư Viện Công Thức Vật Lý

Tìm kiếm công thức vật lý có biến số độ biến thiên thời gian - vật lý 10, biến số khối lượng riêng của chất. Đầy đủ các công thức vật lý trung học phổ thông và đại học

Advertisement

32 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Công thức tính thời gian chuyển động của con lắc lò xo - vật lý 12

t=αω

Công thức:

        t=αω

Với t : Khoảng thời gian s.

       α: Góc quay rad

       ω: Tốc độ góc của con lắc lò xo rad/s.

t max giữa lần liên tiếp khi hai vị trí đối nhau qua biên.

t min giữa lần liên tiếp khi hai vị trí đối nhau qua VTCB

Khi ở bài tập liên quan đến các loại năng lượng ta nên chuyển về li độ và tìm.

Xem chi tiết

Vận tốc trung bình

vtb=xt

Khái niệm:

Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời của chất điểm và độ biến thiên thời gian.

 

Chú thích:

vtb: Vận tốc trung bình của chất điểm (cm/s, m/s)

x: Độ dời của chất điểm (cm, m) x=x2-x1

t: Thời gian để vật thực hiện độ dời x (s) t=t2-t1

 

Xem chi tiết

Suất điện động tự cảm

etc=-LIt

Khi có hiện tượng tự cảm xảy ra trong mạch điện thì suất điện động cảm ứng xuất hiện được gọi là suất điện động tự cảm.

e=|-ϕt|=|-L.it|=L.|-it|

Chú thích

etc: suất điện động tự cảm (V)

L: độ tự cảm (H)

I: độ biến thiên cường độ dòng điện (A)

t: độ biến thiên thời gian (s)

it: tốc độc biên thiên cường độ dòng điện (A/s)

Dấu "-" biểu diễn định luật Lenz.

Ứng dụng

Hiện tượng tự cảm có nhiều ứng dụng trong mạch điện xoay chiều. Cuộn cảm là một phần tử quan trọng trong các mạch điện xoay chiều có mạch dao động và các máy biến áp.

 

Mở rộng

Năng lượng từ trường của ống dây dẫn có độ tự cảm L và có dòng điện i chạy qua:

W=12L.i2=18π.107.B2.V (J)

Mật độ năng lượng từ trường

W=WV=18π.107.B2 (J/m3)

Xem chi tiết

Độ lớn của suất điện động cảm ứng.

ec=Φt

 

Phát biểu: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích: 

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

Xem chi tiết

Suất điện động cảm ứng trong mạch kín

ec=-Φt

 

Phát biểu: Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

 

Chú thích:

ec: suất điện động cảm ứng trong mạch kín (V)

Φ: độ biến thiên từ thông qua mạch (Wb)

t: khoảng thời gian (s)

 

Lưu ý:

- Nếu Φ tăng thì ec<0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược với chiều của mạch.

- Nếu Φ giảm thì ec>0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) là chiều của mạch.

Xem chi tiết

Độ ẩm tỉ đối của không khí.

f=aA.100%

fρpbh..100%

 

Khái niệm: Độ ẩm tỉ đối của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ.

 

Chú thích:

f: độ ẩm tỉ đối

a: độ ẩm tuyệt đối (g/m3)

A: độ ẩm cực đại (g/m3)

 

pbh: áp suất hơi nước bão hòa (mmHg)

ρ: khối lượng riêng của nó (g/m3)

 

Áp suất hơi nước bão hòa pbh và khối lượng riêng ρ của nó:

 

 

Vận dụng:

Không khí càng ẩm, độ ẩm tỉ đối càng lớn. Ở nước ta, độ ẩm tỉ đối có thể tăng từ 95% đến 98% trong những ngày ẩm ướt và giảm xuống dưới 70% trong những ngày khô ráo.

Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh. 

- Ở 30oC, con người vẫn cảm thấy dễ chịu khi độ ẩm tỉ đối bằng khoảng 25% và cảm thấy nóng bức khi vượt quá 80%.

- Ở 18oC, con người cảm thấy lạnh khi độ ẩm tỉ đối là 25% và cảm thấy mát mẻ khi độ ẩm tỉ đối vượt quá 60%.

 

Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy và dụng cụ quang học, điện tử, cơ khí, khí tài quân sự, lương thực, thực phẩm trong các khó chứa.

 

 

Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện phát như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió, bôi dầu mỡ lên các chi tiết máy bằng kim loại, phủ lớp chất dẻo lên các bản mạch điện tử.

 

Dùng chất hút ẩm cũng là một trong những biện pháp chống ẩm mốc hiệu quả (dùng cho thực phẩm)

Xem chi tiết

Cường độ dòng điện.

I=qt

 

Khái niệm: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số giữa điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn và khoảng thời gian t đó.

 

Chú thích:

I: cường độ dòng điện trung bình trong khoảng thời gian t (A)

q: điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn (C)

t: thời gian (s)

 

Cách mắc Ampere kế (dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch): mắc nối tiếp sao cho chốt dương nối với cực dương, chốt âm nối với cực âm.

 

Xem chi tiết

Dạng khác của định luật II Newton

F=pt

 

Chú thích:

F: lực tác dụng lên vật (N).

p: độ biến thiên động lượng (kg.m/s).

t: độ biến thiên thời gian (s).

pt: tốc độ biến thiên động lượng.

 

Cách phát biểu khác của định luật II Newton:

Nếu động lượng của một vật thay đổi, tức là nếu vật có gia tốc, thì phải có lực tổng hợp tác dụng lên nó. Thông thường khối lượng của vật không đổi và do đó tỉ lệ với gia tốc của vật. Đơn giản hơn, ta có thể nói: xung lượng của lực bằng độ biến thiên động lượng của vật.  

 

Chứng minh công thức:

F=pt=p2-p1t=m.v2-m.v1t=m(v2-v1)t=m.a

 

Xem chi tiết

Độ biến thiên động lượng của vật.

p=p1-p0=F.t

hay F=ΔpΔt

Khái niệm:

Độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

Độ biến thiên động lượng còn là hiệu số giữa động lượng lúc sau so với động lượng lúc đầu.

 

Chú thích:

p: độ biến thiên động lượng của vật (kg.m/s).

p1: động lượng lúc sau của vật (kg.m/s).

p0động lượng lúc đầu của vật (kg.m/s).

F.t: xung lượng của lực F tác dụng lên vật trong thời gian Δt (N.s)

F: lực tác dụng (N).

Δt: độ biến thiên thời gian - thời gian tương tác (s).

Xem chi tiết

Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều.

a=ΔvΔt=v-vot

a/Định nghĩa

Gia tốc được tính bằng tỉ số giữa độ biến thiên vận tốc của vật và thời gian diễn ra. Nó là một đại lượng vectơ. Một vật có gia tốc chỉ khi tốc độ của nó thay đổi (chạy nhanh dần hay chậm dần) hoặc hướng chuyển động của nó bị thay đổi (thường gặp trong chuyển động tròn). 

+Ý nghĩa  : Đặc trưng cho sự biến đổi vận tốc nhiều hay ít của chuyển động.

b/Công thức

a=v -v0t

Chú thích:

v: vận tốc lúc sau của vật (m/s)

vo: vận tốc lúc đầu của vật (m/s)

t: thời gian chuyển động của vật (s)

a: gia tốc của vật (m/s2)

Đặc điểm

Nếu vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ thì.

+ Chuyển động nhanh dần a>0.

+ Chuyển động chậm dần a<0.  

Và ngược lại,nếu chuyển đông theo chiều âm của trục tọa độ.

+ Chuyển động nhanh dần a<0.

+ Chuyển động chậm dần a>0.  

 

Nói cách khác:

Nếu gia tốc cùng chiều vận tốc (av) thì vật chuyển động nhanh dần đều.

Nếu gia tốc ngược chiều vận tốc (avthì vật chuyển động chậm dần đều.

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.