Công thức vật lý 12 chương 6: lượng tử ánh sáng, bài 2: hiện tượng quang điện trong

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 6: lượng tử ánh sáng, bài 2: hiện tượng quang điện trong, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Advertisement

1. Hiện tượng quang dẫn.

R=ρ.lS

 

Chú thích: 

R: điện trở (Ω)

ρ: điện trở suất (Ω.m)

l: chiều dài dây dẫn (m)

S: tiết diện dây dẫn (m2)

 

Khái niệm: Là hiện tượng giảm điện trở suất (giảm điện trở do điện trở tỉ lệ thuận với điện trở suất). Tức là tăng độ dẫn điện của bán dẫn khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

 

Giải thích: Khi bán dẫn được chiếu sáng bằng chùm sáng có bước sóng thích hợp thì trong bán dẫn có thêm electron dẫn và lỗ trống được tạo thành. Do đó, mật độ hạt tải điện tăng, tức là điện trở suất của nó giảm. Cường độ ánh sáng chiếu vào bán dẫn càng mạnh thì điện trở suất của nó càng nhỏ.

 

Ứng dụng: Khi một linh kiện vật liệu quang dẫn được kết nối như một phần của mạch, hoạt động như một "điện trở quang", phụ thuộc vào cường độ ánh sáng hoặc chất quang dẫn.


2. Quang điện trở.- vật lý 12

R gim khi chiếu sáng

 

Khái niệm: Quang điện trở là một điện trở được làm bằng chất quang dẫn. Nó có cấu tạo gồm một sợi dây bằng chất quang dẫn gắn trên một đế cách điện.

Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi từ vài MegaOhm khi không được chiếu sáng xuống vài chục Ohm khi được chiếu ánh sáng thích hợp.

 

 

Ứng dụng: lắp vào các mạch khuếch đại trong các thiết bị điều khiển bằng ánh sáng, trong các máy đo ánh sáng.


3. Hiện tượng quang điện trong- vật lý 12

Điều kiện để có hiện tượng là : λλ0 hay ff0=Ah

 

Phát biểu: Hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết để cho chúng trở thành các electron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống cùng tham gia vào quá trình dẫn điện, gọi là hiện tượng quang điện trong.

Hiện tượng quang điện trong xảy ra đối với một số chất bán dẫn như Ge, Si, PbS, PbSe, PbTe, CdS, CdSe, CdTe,... có tính chất đặc biệt sau đây: Là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi bị chiếu ánh sáng thích hợp. Các chất này còn được gọi là cht quang dn.

 

Năng lượng kích hoạt và giới hạn quang dẫn của một số chất:

 

 

So sánh hiện tượng Quang điện ngoài và hiện tượng Quang điện trong:

- Giống nhau:

+ Đều là hiện tượng electron ở dạng liên kết trở thành electron tự do (giải phóng electron liên kết trở thành electron dẫn) dưới tác dụng của phôtôn ánh sáng, tham gia vào quá trình dẫn điện.

+ Điều kiện để có hiện tượng là λλ0.

- Khác nhau: 

+ Hiện tượng quang điện ngoài:

Các quang electron bị bật ra khỏi kim loại.

Chỉ xảy ra với kim loại.

Giới hạn quang điện λ0 nhỏ thường thuộc vùng tử ngoại trừ kiềm và kiềm thổ (ánh sáng nhìn thấy).

+ Hiện tượng quang điện trong:

Các electron liên kết bị bứt ra vẫn ở trong khối bán dẫn.

Chỉ xảy ra với chất bán dẫn.

Giới hạn quang điện λ0 dài (lớn hơn của kim loại, thường nằm trong vùng hồng ngoại).


4. Pin quang điện và hiệu suất pin quang điện -vật lý 12

Pin quang điện :nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng

H=UIIsáng.S

 

Khái niệm: Pin quang điện (còn gọi là pin Mặt Trời) là một nguồn điện chạy bằng năng lượng ánh sáng. Nó biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng.

Pin hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn (lớp chuyển tiếp).

Hiệu suất của các pin quang điện chỉ vào khoảng trên dưới 10%.

 

Cấu tạo: Tấm bán dẫn , bên trên có phủ một lớp mỏng bán dẫn loại . Mặt trên cùng là lớp kim loại mỏng trong suốt với ánh sáng và dưới cùng là một đế kim loại.

 

Ứng dụng: trong các máy đo ánh sáng, vệ tinh nhân tạo, máy tính bỏ túi,... Ngày nay người ta đã chế tạo thành công oto và máy bay chạy bằng pin quang điện.

 

 

 

 

 


5. Năng lượng kích hoạt - vật lý 12

ε0=hcλ0=hf0

Với ε0 năng lượng kích hoạt

λ0 giới hạn quang dẫn


Chủ Đề Vật Lý

Các Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Tại Ae888 Và Bk8 Chi Tiết

AE888 và BK8 là 2 cái tên hàng đầu trong làng cá cược châu Á. Nếu bạn cũng đang muốn cá cược tại đây thì hãy tìm hiểu ngay các bước đăng ký tài khoản nhé

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Phân biệt các đơn vị đo góc RADIAN, ĐỘ, GRAD

Radian, độ (degree) và grad là các đơn vị dùng trong đo độ lớn của góc. Chúng ta cùng nhau phân biệt chúng nhé.

Ý NGHĨA CỦA BIỂN BÁO NGUY HIỂM SINH HỌC LÀ GÌ?

Biển báo nguy hiểm sinh học là loại biểu tượng rất phổ biến và thường được tìm thấy trên các chất, vật liệu và container có mầm bệnh.

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.