Công thức vật lý 11 chương 7: mắt, các dụng cụ quang, bài 29: thấu kính mỏng

Tổng hợp các công thức vật lý 11 chương 7: mắt, các dụng cụ quang, bài 29: thấu kính mỏng, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Advertisement

1. Công thức xác định vị trí ảnh.

1d+1d'=1f

 

Chú thích:

d: khoảng cách từ vật đến thấu kính (m, cm,...)

d': khoảng cách từ ảnh đến thấu kính (m, cm,...)

f: tiêu cự của thấu kính (m, cm,...)

 

Quy ước:

- Vật thật: d>0; vật ảo d<0.

- Ảnh thật, ngược chiều vật: d'>0; ảnh ảo, cùng chiều vật d'<0.

 


2. Công thức xác định số phóng đại ảnh.

k=-A'B'¯AB¯=-d'd=ff-d=d'-ff

 

Chú thích:

k: số phóng đại ảnh

A'B'¯, AB¯: lần lượt là chiều cao ảnh và chiều cao vật (m, cm,...)

d: khoảng cách từ vật đến thấu kính (m, cm,...)

d': khoảng cách từ ảnh đến thấu kính (m, cm,...)

f: tiêu cự của thấu kính

 

Quy ước: 

- Nếu k>0: vật và ảnh cùng chiều.

- Nếu k<0: vật và ảnh ngược chiều.

 

Ứng dụng:

Thấu kính có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống và trong khoa học. Thấu kính được dùng làm:

- Kính khắc phục tật của mắt (cận, viễn, lão).

 

 

- Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, ống nhòm,...

 

 

- Máy ảnh, máy ghi hình (camera).

- Đèn chiếu.

- Máy quang phổ.


3. Độ tụ của thấu kính theo bán kính cong của các mặt và chiết suất của thấu kính.

D=1f=(nn'-1)1R1+1R2

 

Chú thích:

n: chiết suất của chất làm thấu kính

n': chiết suất của môi trường đặt thấu kính

R1, R2: bán kính hai mặt của thấu kính

 

Quy ước:

R>0: mặt lõm

R<0: mặt lồi

R=: mặt phẳng


4. Công thức liên quan giữa tiêu cự và độ tụ của thấu kính.

D=1f

 

Khái niệm: Thấu kính là một khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa,...) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.

- Thấu kính lồi (thấu kính rìa mỏng) là thấu kính hội tụ.

- Thấu kính lõm (thấu kính rìa dày) là thấu kính phân kì.

 

 

Để thiết lập các công thức về thấu kính, người ta đặt ra hai đại lượng quang học là tiêu cựđộ tụ.

 

Chú thích:

f: tiêu cự của thấu kính (m)

D: độ tụ của thấu kính (dp)

 

Quy ước: 

f,D>0: thấu kính hội tụ.

 

 

f,D<0: thấu kính phân kì.

 

 

 

Các trường hợp ảnh tạo bởi thấu kính:

- Thấu kính hội tụ:

 

d<f: ảnh ảo, cùng chiều vật, lớn hơn vật

d=f: ảnh ở vô cùng

2f>d>f: ảnh thật, ngược chiều vật, lớn hơn vật

d=2f: ảnh thật, ngược chiều vật, bằng vật

d>2f: ảnh thật, ngược chiều vật, nhỏ hơn vật

 

- Thấu kính phân kì: Luôn cho ảnh ảo, cùng chiều vật, nhỏ hơn vật.

 


Chủ Đề Vật Lý

Các Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Tại Ae888 Và Bk8 Chi Tiết

AE888 và BK8 là 2 cái tên hàng đầu trong làng cá cược châu Á. Nếu bạn cũng đang muốn cá cược tại đây thì hãy tìm hiểu ngay các bước đăng ký tài khoản nhé

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Phân biệt các đơn vị đo góc RADIAN, ĐỘ, GRAD

Radian, độ (degree) và grad là các đơn vị dùng trong đo độ lớn của góc. Chúng ta cùng nhau phân biệt chúng nhé.

Ý NGHĨA CỦA BIỂN BÁO NGUY HIỂM SINH HỌC LÀ GÌ?

Biển báo nguy hiểm sinh học là loại biểu tượng rất phổ biến và thường được tìm thấy trên các chất, vật liệu và container có mầm bệnh.

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.