Công thức vật lý 11 chương 6: khúc xạ ánh sáng, bài 26: khúc xạ ánh sáng

Tổng hợp các công thức vật lý 11 chương 6: khúc xạ ánh sáng, bài 26: khúc xạ ánh sáng, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Advertisement

1. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường.

sinisinr=n21

 

Khái niệm: Tỉ số không đổi sinisinr trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường (2) (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường (1) (chứa tia tới).

 

Chú thích:

n21: chiết suất tỉ đối

i: góc tới; r: góc khúc xạ

 

Lưu ý:

- Nếu n21>1 thì r<i: Tia khúc xạ bị lệch lại gần pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).

- Nếu n21<1 thì r>i: Tia khúc xạ bị lệch xa pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).

 


2. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường.

n21=n2n1

 

Phát biểu: Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.

 

Chú thích:

n21: chiết suất tuyệt đối

n2: chiết suất tuyệt đối của môi trường (2) (chứa tia khúc xạ)

n1: chiết suất tuyệt đối của môi trường (1) (chứa tia tới)

 

Bảng chiết suất của một số môi trường

 


3. Công thức của định luật khúc xạ ánh sáng viết dưới dạng đối xứng.

n1sini=n2sinr

 

Chú thích:

n1: chiết suất của môi trường (1) chứa tia tới

i: góc tới

n2: chiết suất của môi trường (2) chứa tia khúc xạ

r: góc khúc xạ


4. Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.

n12=1n21

 

Phát biểu: Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó. Đây là tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng. Tính thuận nghịch này cũng biểu hiện ở sự truyền thẳng và phản xạ.


5. Định luật khúc xạ ánh sáng.

sinisinr=const

Cầu vòng là sản phẩm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Phát biểu: Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.

Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi.

 

Chú thích:

SI: tia tới; I: điểm tới.

N'IN: pháp tuyến với mặt phân cách tại I.

IR: tia khúc xạ.

i: góc tới; r: góc khúc xạ.

 


Chủ Đề Vật Lý

Các Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Tại Ae888 Và Bk8 Chi Tiết

AE888 và BK8 là 2 cái tên hàng đầu trong làng cá cược châu Á. Nếu bạn cũng đang muốn cá cược tại đây thì hãy tìm hiểu ngay các bước đăng ký tài khoản nhé

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Phân biệt các đơn vị đo góc RADIAN, ĐỘ, GRAD

Radian, độ (degree) và grad là các đơn vị dùng trong đo độ lớn của góc. Chúng ta cùng nhau phân biệt chúng nhé.

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Ý NGHĨA CỦA BIỂN BÁO NGUY HIỂM SINH HỌC LÀ GÌ?

Biển báo nguy hiểm sinh học là loại biểu tượng rất phổ biến và thường được tìm thấy trên các chất, vật liệu và container có mầm bệnh.

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.