Công thức vật lý 11 chương 2: dòng điện không đổi, bài 10: ghép các nguồn điện thành bộ

Tổng hợp các công thức vật lý 11 chương 2: dòng điện không đổi, bài 10: ghép các nguồn điện thành bộ, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Advertisement

1. Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn song song.

Eb=E

rb=rn

 

Phát biểu: Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau.

- Khi mạch ngoài hở, hiệu điện thế UAB bằng suất điện động của mỗi nguồn và bằng suất điện động của bộ nguồn.

- Điện trở trong của bộ nguồn là điện trở tương đương của n điện trở r mắc song song.

 

Chú thích:

Eb: suất điện động của bộ nguồn (V)

rb: điện trở trong của bộ nguồn (Ω)

E: suất điện động của mỗi nguồn điện thành phần (V)

r: điện trở trong của mỗi nguồn điện thành phần (Ω)

Với n là số nguồn giống nhau được ghép song song trong bộ nguồn.

 

 

Ưu điểm và khuyết điểm của ghép song song:

Ghép song song lợi về nội trở nhưng thiệt về sức điện động.

 


2. Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp.

Eb=E1+E2+...+En

rb=r1+r2+...+rn

 

 

Phát biểu:

- Suất điện động Eb của bộ nguồn ghép nối tiếp bằng tổng các suất điện động của các nguồn có trong bộ.

- Điện trở trong rb của bộ nguồn điện ghép nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn có trong bộ.

 

Chú thích:

E: suất điện động của nguồn điện (V)

r: điện trở trong của nguồn điện (Ω)

Với n là số nguồn được ghép nối tiếp trong bộ nguồn.

 

 

Ưu điểm và khuyết điểm của ghép nối tiếp:

Ghép nối tiếp lợi về sức điện động nhưng thiệt về nội trở. 

 

Lưu ý thêm:

Trong trường hợp tất cả các pin đang ghép là cùng 1 loại duy nhất. Ta có:

Eb=n.E và rb=n.r

 

Bên trong viên pin 9V bản chất là 6 viên pin 1,5V được ghép nối tiếp lại với nhau.


3. Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng.

Eb=mE

rb=mrn

 

Phát biểu: Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng là bộ nguồn gồm n dãy ghép song song với nhau, mỗi dãy gồm m nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp.

 

Chú thích: 

Eb: suất điện động của bộ nguồn (V)

rb: điện trở trong của bộ nguồn (Ω)

E: suất điện động của mỗi nguồn điện thành phần (V)

r: điện trở trong của mỗi nguồn điện thành phần (Ω)

Với n là số dãy ghép song song và m là số nguồn điện giống nhau ghép nối tiếp trên mỗi dãy.

 

 

Ưu điểm và khuyết điểm của ghép các bộ nguồn thành hỗn hợp đối xứng:

Ghép hỗn hợp đối xứng lợi về nội trở lẫn suất điện động nhưng thiệt về chi phí.

 

Cách ghép hỗn hợp đối xứng trong thực tế. 

 

Cách ghép hỗn hợp đối xứng trong thực tế. Ảnh chụp tại hải đăng Nam Du.


Chủ Đề Vật Lý

Các Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Tại Ae888 Và Bk8 Chi Tiết

AE888 và BK8 là 2 cái tên hàng đầu trong làng cá cược châu Á. Nếu bạn cũng đang muốn cá cược tại đây thì hãy tìm hiểu ngay các bước đăng ký tài khoản nhé

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Phân biệt các đơn vị đo góc RADIAN, ĐỘ, GRAD

Radian, độ (degree) và grad là các đơn vị dùng trong đo độ lớn của góc. Chúng ta cùng nhau phân biệt chúng nhé.

Ý NGHĨA CỦA BIỂN BÁO NGUY HIỂM SINH HỌC LÀ GÌ?

Biển báo nguy hiểm sinh học là loại biểu tượng rất phổ biến và thường được tìm thấy trên các chất, vật liệu và container có mầm bệnh.

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.