Công thức vật lý 10 chương 2: động lực học chất điểm, bài 13: lực ma sát

Tổng hợp các công thức vật lý 10 chương 2: động lực học chất điểm, bài 13: lực ma sát, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Advertisement

1. Công thức xác định lực ma sát nghỉ.

FmsnFM=μn.N

Tính chất:

+Lực ma sát nghỉ chỉ xuất hiện khi có ngoại lực tác dụng lên vật và ngoại lực này có xu hướng làm cho vật chuyển động nhưng chưa đủ để thắng lực ma sát.

+Giá của lực ma sát nghỉ luôn nằm trong mặt phẳng tiếp xúc giữa hai vật.

+Lực ma sát nghỉ luôn ngược chiều với ngoại lực.

+ Lực ma sát nghỉ có hướng ngược với hướng của lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc, có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng khi vật còn chưa chuyển động.

+ Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó thì vật sẽ trượt. Điều đó chứng tỏ lực ma sát nghỉ có độ lớn cực đại bằng giá trị này.

+ Khi vật trượt thì lực ma sát trượt nhỏ hơn lực ma sát nghỉ cực đại.

 

Chú thích:

μn:hệ số ma sát nghỉ.

N: là áp lực của vật lên mặt phẳng (N).

FM: là lực ma sát nghỉ cực đại (N).

Fmsn: lực ma sát nghỉ (N).

 

 


2. Công thức xác định lực ma sát trượt.

Fmst=μt.N

Định nghĩa + tính chất:

-Lực ma sát trượt là lực ma sát xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt vật kia.

-Lực ma sát trượt luôn cùng phương và ngược chiều với vận tốc tương đối giữa hai vật.

-Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

-Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

 

Chú thích:

μt: là hệ số ma sát trượt.

N: là áp lực của vật lên mặt phẳng (N).

Fmsn: lực ma sát trượt (N).

 

Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật này trượt trên bề mặt vật khác.

 


3. Công thức xác định lực ma sát lăn.

Fmsl=μl.N

Định nghĩa:

- Là lực ma sát xuất hiện khi vật này lăn trên bề mặt của vật khác. 

- Xuất hiện ở chỗ tiếp xúc và cản trở sự lăn đó.

- Lực ma sát lăn là rất nhỏ so với ma sát trượt.

 

Chú thích:

μl: hệ số ma sát lăn.

N: là áp lực của vật lên mặt phẳng (N).

Fmsl: lực ma sát lăn (N).

 

Do lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. Nên những vật cần thường xuyên di chuyển, người ta sẽ gắng bánh xe để chuyển từ ma sát trượt qua ma sát lăn.


Chủ Đề Vật Lý

Các Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Hướng Dẫn Đăng Ký Tài Khoản Tại Ae888 Và Bk8 Chi Tiết

AE888 và BK8 là 2 cái tên hàng đầu trong làng cá cược châu Á. Nếu bạn cũng đang muốn cá cược tại đây thì hãy tìm hiểu ngay các bước đăng ký tài khoản nhé

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Phân biệt các đơn vị đo góc RADIAN, ĐỘ, GRAD

Radian, độ (degree) và grad là các đơn vị dùng trong đo độ lớn của góc. Chúng ta cùng nhau phân biệt chúng nhé.

Ý NGHĨA CỦA BIỂN BÁO NGUY HIỂM SINH HỌC LÀ GÌ?

Biển báo nguy hiểm sinh học là loại biểu tượng rất phổ biến và thường được tìm thấy trên các chất, vật liệu và container có mầm bệnh.

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.