Vận tốc của điện tử ở trạng thái dừng thứ n.

Công thức tính vận tốc của electron ở trạng thái dừng thứ n. Vật Lý 12. Hướng dẫn chi tiết và bài tập vận dụng.

Advertisement

Vận tốc của điện tử ở trạng thái dừng thứ n.

Fht=Fđinmvn2rn=ke2r2

vn=ekrnm

 

Phát biểu: Khi electron chuyển động trên quỹ đạo n, lực hút tĩnh điện đóng vai trò là lực hướng tâm.

 

Chú thích:

m=me=9,1.10-31kg

vn: vận tốc của e ở trạng thái dừng n (m/s)

rn: bán kính quỹ đạo dừng (m)

k=9.109Nm2/C2

e=-1,6.10-19 C

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Electron

e

 

Khái niệm: 

- Electron mang điện âm, cùng với hạt nhân (gồm hạt n và p) cấu tạo nên nguyên tử. Số electron trong một nguyên tử bằng với số proton.

- Điện tích electron: qe=-1,6.10-19C =-qp

 

Đơn vị tính: Coulomb (C)

 

Xem chi tiết

Khối lượng nghỉ của điện tử - Vật lý 12

me

 

Khái niệm:

Khối lượng bất biến (khối lượng nghỉ) của electron xấp xỉ bằng 9,109.10-31 kilogram, hay 5,489.10-4 đơn vị khối lượng nguyên tử.

 

Đơn vị tính: kg

 

Xem chi tiết

Bán kính quỹ đạo dừng của nguyên tử - Vật lý 12

rn

 

Khái niệm:

- Trong các trạng thái dừng của nguyên tử, electron chỉ chuyển động quanh hạt nhân trên những quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định gọi là các quỹ đạo dừng.

- Đối với nguyên tử Hydro, bán kính quỹ đạo dừng tăng tỉ lệ với bình phương của các số nguyên liên tiếp.

 

Đơn vị tính: mét (m)

 

 

Xem chi tiết

Vận tốc của điện tử ở trạng thái dừng n - Vật lý 12

vn

Khái niệm:

vn là vận tốc của điện tử ở trạng thái dừng n.

 

Đơn vị tính: m/s

Xem chi tiết

Hằng Số Liên Quan

Khối lượng điện tử

me

Ý nghĩa : Hạt electron lả một trong những hạt cơ bản và có khối lượng nhỏ nhất.

Khối lượng của electron được kết hợp từ hai phép đo:

+ Tỉ lệ khối lượng và điện tích thông qua thí nghiệm lệch tia âm cực của Arthur Shuster vào năm 1890.

+ Thí nghiệm giọt dầu để đo điện tích của Robert A. Millikan vào năm 1909.

Liên quan đến năng lượng nghỉ của electron.

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Cấu tạo nguyên tử

p=e

 

Phát biểu:

- Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh.

- Hạt nhân gồm: hạt notron không mang điện và hạt proton mang điện dương.

- Số proton = số electron ( p=e ) nên nguyên tử trung hòa về điện.

 

Chú ý:

Điện tích electron: qe=-1,6.10-19C và khối lượng electron: me=9,1.10-31kg

Điện tích proton: qp=1,6.10-19C và khối lượng proton: mp=1,67.10-27kg

Điện tích notron: qn=0 và khối lượng notron: mnmp

Xem chi tiết

Thuyết điện tử.

e>p: (-)

e<p: (+)

 

Phát biểu: Thuyết electron

- Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương ( proton ). Nếu số electron ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương.

- Electron có thể rời khỏi nguyên tử và di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

+ Nguyên tử mất electron trở thành ion dương. VD: Nguyên tử Natri mất một electron sẽ trở thành ion Na+.

+ Nguyên tử trung hòa nhận thêm electron sẽ trở thành ion âm. VD: Nguyên tử Clo nhận thêm một electron sẽ trở thành icon Cl-.

 

Vận dụng:

- Có thể dùng thuyết electron để giải thích ba hiện tượng nhiễm điện.

 

+ Nhiễm điện do cọ xát:

Cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô, các electron của mảnh nhựa sẽ dịch chuyển sang mảnh vải khô do đó thước nhựa nhiễm điện âm. Các vụn giấy nhỏ không mang điện nên khi đưa thước nhựa lại gần các vụn giấy, chúng bị hút lên.

 

Bụi bám vào quạt: Cánh quạt quay sẽ cọ xát với không khí, khiến bản thân chúng bị nhiễm điện và hút bụi.

 

+ Nhiễm điện do tiếp xúc: Thanh kim loại trung hòa về điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện thì có sự dịch chuyển điện tích từ quả cầu sang thanh kim loại => thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.

 

+ Nhiễm điện do hưởng ứng: Thanh kim loại trung hòa điện đặt gần quả cầu nhiễm điện thì các electron tự do trong thanh kim loại dịch chuyển. Đầu thanh kim loại xa với quả cầu sẽ nhiễm điện cùng dấu với quả cầu, đầu thanh gần hơn thì nhiễm điện trái dấu với quả cầu.

Xem chi tiết

Công thức Einstein. Năng lượng, công thoát và động năng cực đại trọng lượng tử năng lượng.

ε=A+Wđmax=A+12mv0max2=A+e.U

 

Chú thích: 

ε: năng lượng của 1 photon (J)

A: công thoát (J)

Wđmax: động năng ban đầu cực đại với m=me=9,1.10-31kg

e=1,6.10-19C

U: độ lớn của hiệu điện thế hãm trong tế bào quang điện (V)

Xem chi tiết

Công thức Einstein. Năng lượng, công thoát và động năng cực đại trọng lượng tử năng lượng.

ε=A+Wđmax=A+12mv0max2=A+e.U

 

Chú thích: 

ε: năng lượng của 1 photon (J)

A: công thoát (J)

Wđmax: động năng ban đầu cực đại với m=me=9,1.10-31kg

e=1,6.10-19C

U: độ lớn của hiệu điện thế hãm trong tế bào quang điện (V)

Xem chi tiết

Vận tốc cực đại ban đầu của điện tử.

v0max=2hcm1λ-1λ0

 

Chú thích:

v0max: vận tốc ban đầu cực đại của electron (m/s)

h: hằng số Planck với h=6.625.10-34J.s

λ: bước sóng của ánh sáng đơn sắc (m)

λ0: giới hạn quang điện của kim loại (m)

c=3.108m/s: tốc độ của ánh sáng trong chân không

m=me=9,1.10-31kg

Xem chi tiết