Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực. Vật Lý 11. Bài tập vận dụng. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực.

G=f1f2

 

Kính thiên văn là dụng cụ quang để quan sát các thiên thể. Nó gồm hai bộ phận chính:

- Vật kính: Thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (có thể đến hàng chục met).

- Thị kính: Kính lúp có tiêu cự nhỏ (vài centimetre).

 

Chú thích:

G: số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực

f1, f2: lần lượt là tiêu cự của vật kính và thấu kính (m)

 

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Tiêu cự của thấu kính

f

 

Khái niệm:

Tiêu cự của một thấu kính là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm của thấu kính. 

 

Đơn vị tính: mét (m)

 

 

 

Xem chi tiết

Số bội giác

G

 

Khái niệm:

- Số bội giác của kính lúp cho biết, ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.

- Mỗi kính lúp có một số bội giác (kí hiệu là G) được ghi bằng các con số như 2X, 3X, 5X … ngay trên vành đỡ kính.

 

Đơn vị tính: không có

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Công thức liên quan giữa tiêu cự và độ tụ của thấu kính.

D=1f

 

Khái niệm: Thấu kính là một khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa,...) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng.

- Thấu kính lồi (thấu kính rìa mỏng) là thấu kính hội tụ.

- Thấu kính lõm (thấu kính rìa dày) là thấu kính phân kì.

 

 

Để thiết lập các công thức về thấu kính, người ta đặt ra hai đại lượng quang học là tiêu cựđộ tụ.

 

Chú thích:

f: tiêu cự của thấu kính (m)

D: độ tụ của thấu kính (dp)

 

Quy ước: 

f,D>0: thấu kính hội tụ.

 

 

f,D<0: thấu kính phân kì.

 

 

 

Các trường hợp ảnh tạo bởi thấu kính:

- Thấu kính hội tụ:

 

d<f: ảnh ảo, cùng chiều vật, lớn hơn vật

d=f: ảnh ở vô cùng

2f>d>f: ảnh thật, ngược chiều vật, lớn hơn vật

d=2f: ảnh thật, ngược chiều vật, bằng vật

d>2f: ảnh thật, ngược chiều vật, nhỏ hơn vật

 

- Thấu kính phân kì: Luôn cho ảnh ảo, cùng chiều vật, nhỏ hơn vật.

 

Xem chi tiết

Công thức xác định vị trí ảnh.

1d+1d'=1f

 

Chú thích:

d: khoảng cách từ vật đến thấu kính (m, cm,...)

d': khoảng cách từ ảnh đến thấu kính (m, cm,...)

f: tiêu cự của thấu kính (m, cm,...)

 

Quy ước:

- Vật thật: d>0; vật ảo d<0.

- Ảnh thật, ngược chiều vật: d'>0; ảnh ảo, cùng chiều vật d'<0.

 

Xem chi tiết

Công thức xác định số phóng đại ảnh.

k=-A'B'¯AB¯=-d'd=ff-d=d'-ff

 

Chú thích:

k: số phóng đại ảnh

A'B'¯, AB¯: lần lượt là chiều cao ảnh và chiều cao vật (m, cm,...)

d: khoảng cách từ vật đến thấu kính (m, cm,...)

d': khoảng cách từ ảnh đến thấu kính (m, cm,...)

f: tiêu cự của thấu kính

 

Quy ước: 

- Nếu k>0: vật và ảnh cùng chiều.

- Nếu k<0: vật và ảnh ngược chiều.

 

Ứng dụng:

Thấu kính có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống và trong khoa học. Thấu kính được dùng làm:

- Kính khắc phục tật của mắt (cận, viễn, lão).

 

 

- Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn, ống nhòm,...

 

 

- Máy ảnh, máy ghi hình (camera).

- Đèn chiếu.

- Máy quang phổ.

Xem chi tiết

Số bội giác của kính lúp.

G=αα0tanαtanα0

 

Phát biểu: Các dụng cụ quang đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng này là số bội giác.

 

Chú thích:

α: góc trông ảnh qua kính

α0: góc trông vật có giá trị lớn nhất được xác định trong từng trường hợp

 

Lưu ý:

Người ta thường lấy khoảng cực cận là OCC=25cm. Khi sản xuất kính lúp, người ta ghi giá trị của G ứng với khoảng cực cận này trên kính.

- Ví dụ: Các kính có kí hiệu 3x5x, 8x,... sẽ có tiêu cự tương ứng là 253cm, 255cm, 258cm,... Chúng có khả năng làm cho góc trông ảnh qua kính lớn hơn ba lần, năm lần, tám lần,... góc trông trực tiếp vật.

Xem chi tiết

Số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cực.

G=OCCf

 

Chú thích: 

G: số bội giác của kính lúp

OCC: khoảng cực cận (m)

f: tiêu cự của kính (m)

 

Xem chi tiết