Quãng đường nhỏ nhất trong dao động điều hòa.

Vật Lý 12. Dao động điều hòa. Quãng đường chất điểm đi được. Quãng đường nhỏ nhất trong dao động điều hòa.

Advertisement

Quãng đường nhỏ nhất trong dao động điều hòa.

Smin=2A1-cosφ2

Nguyên tắc: Vật đi được quãng đường ngắn nhất khi li độ điểm đầu và điểm cuối có giá trị bằng nhau.

 

Chú thích:

Smin: Quãng đường nhỏ nhất chất điểm chuyển động trong khoảng thời gian t(cm, m)

A: Biên độ dao động (cm, m)

φ: góc quét của chất điểm trong khoảng thời gian t (rad)

Với: φ=ω.t và t<T2

 

Lưu ý:

 + Nếu khoảng thời gian t'T2 thì tách:t'=n.T2+t    t<T2   S=n.2A+Smin. Với :Smin=2A1-cosφ2.

+ Công thức còn có thể viết : Smin=2A1-cosφ2=2A1-cosω.t2=2A1-cos2πT.t2=2A1-cosπ.tT 

Với: t<T2.

 

Chủ Đề Vật Lý

Bài Giảng Liên Quan

QUÃNG ĐƯỜNG LỚN NHẤT VÀ QUÃNG ĐƯỜNG NHỎ NHẤT VẬT ĐI ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN XÁC ĐỊNH

Nơi bạn sẽ được học về cách tìm quãng đường lớn nhất hoặc nhỏ nhất của một vật dao động điều hòa.

TỔNG HỢP CÔNG DỤNG CỦA VECTO QUAY FRESNEL

Video tổng hợp tất cả các công dụng của vectơ quay Fresnel kèm bài tập áp dụng chi tiết

Biến Số Liên Quan

Thời gian - Vật lý 10

t

 

Khái niệm:

Thời gian t là thời gian vật tham gia chuyển động từ vị trí này đến vị trí khác theo phương chuyển động của vật.

 

Đơn vị tính: giây (s), phút (min), giờ (h).

Xem chi tiết

Chu kì của dao động

T

 

Khái niệm:

T là chu kỳ dao động riêng của mạch LC, là khoảng thời gian vật thực hiện được 1 dao động toàn phần (hay thời gian nhỏ nhất để trạng thái của vật được lặp lại).

 

Đơn vị tính: giây (s)

 

Xem chi tiết

Biên độ của dao động điều hòa

A

Khái niệm:

- Biên độ là li độ cực đại của vật đạt được.

- Biên độ là khoảng cách xa nhất mà vật có thể đạt được, với gốc tọa độ thường được chọn tại vị trí cân bằng.

- Biên độ là một đại lượng vô hướng, không âm đặc trưng cho độ lớn của dao động.

 

Đơn vị tính: cm hoặc m

 

Xem chi tiết

Tần số góc trong dao động điều hòa

ω

Khái niệm:

Tần số góc (hay tốc độ góc) của một chuyển động tròn là đại lượng đo bằng góc mà bán kính quét được trong một đơn vị thời gian. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng không đổi.

 

Đơn vị tính: rad/s

 

Xem chi tiết

Quãng đường vật đi được khi thực hiện dao động điều hòa

S

 

Khái niệm:

- Quãng đường S là tổng độ dịch chuyển mà vật đã thực hiện được. 

- Quãng đường mang tính tích lũy, nó có thể khác với độ dời. Khi vật chuyển động thẳng theo chiều dương của trục tọa độ thì quãng đường chính là độ dời.

 

Đơn vị tính: mét (m)

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Vận tốc trung bình

Vtb=ΔxΔt=ΔdΔt=x2-x1t2-t1 

a/Định nghĩa:

Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời (độ dịch chuyển) vật di chuyển được và thời gian di chuyển hết độ đời đó.

b/Công thức

vtb=xt=dt=x2-x1t2-t1

Chú thích:

Vtb: vận tốc trung bình của vật (m/s).

Δx: độ dời của vật (m).

d: độ dịch chuyển của vật (m)

Δt: thời gian chuyển động của vật (s).

x2, x1: tọa độ của vật ở vị trí 1 và 2 (m)

t2, t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s)

Lưu ý

+ Vận tốc trung bình có thể âm hoặc dương tùy theo cách chọn chiều dương. Khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị dương. Ngược lại, khi chọn chiều dương ngược chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị âm.

+ Vận tốc trung bình qua hai tọa độ có độ lớn giống nhau trong mọi hệ quy chiếu.

+ Một vật đi A đến B rồi từ B về A thì vận tốc trung bình trên cả quá trình bằng không dù đi trên đoạn đường với vận tốc khác nhau. Lúc này vận tốc trung bình  không thể hiện được mức độ nhanh chậm của chuyển động.

vtbABA=x2-x1t=xA-xAt=0

Xem chi tiết

Phương trình tọa độ của vật trong chuyển động thẳng đều.

x=xo+v.t

1.Chuyển động thẳng đều

a/Định nghĩa : Chuyển động thẳng đều là chuyển động của vật có chiều và vận tốc không đổi , quỹ đạo có dạng đường thẳng.

Ví dụ: chuyển động của vật trên băng chuyền, đoàn duyệt binh trong những ngày lễ lớn.

Quân đội Nga duyệt binh kỉ niệm ngày chiến thắng 9/5

 

2.Phương trình chuyển đông thẳng đều

a/Công thức :

                           x=x0+vt-t0

b/Chứng minh :

Chọn chiều dương là chiều chuyển động , gốc thời gian là lúc xuất phát

Vật xuất phát tại vị trí x ,quãng đường đi được sau t: S=vt

Mặc khác độ dời của vật : x=x-x0

Hình ảnh minh họa cho công thức x=xo+v.t

 

Vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương nên 

S=xvt=x-x0x=x0+vt

t tính từ lúc bắt đầu chuyển động

 

 

 

 

 

Chú thích:

x: Tọa độ của vật tại thời điểm t (m).

xo: Tọa độ ban đầu của vật ở thời điểm t=0s.

v: Vận tốc của vật (m/s). 

v>0: Cùng hướng chuyển động.

v<0: Ngược hướng chuyển động.

t: Thời gian chuyển động của vật (s).

 

Xem chi tiết

Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động thẳng

S=x-xo=v.t

S=S1+S2+.....+Sn

Quãng đường

a/Định nghĩa

Quãng đường S là tổng độ dịch chuyển mà vật đã thực hiện được mang giá trị dương. 

Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường mang tính tích lũy, nó có thể khác với độ dời . Ví dụ, khi vật đi theo chiều âm tọa độ của vật giảm dần dẫn tới độ dời mang giá trị âm để tìm quãng đường ta lấy trị tuyệt đối của độ dời.

S=x

Đối với vật chuyển động thẳng theo chiều dương đã chọn thì quãng đường chính là độ dời.

Trong thực tế khi làm bài tập, người ta thường chọn xo=0 (vật xuất phát ngay tại gốc tọa độ). Chiều dương là chiều chuyển động nên thường có S=x (quãng đường đi được bằng đúng tọa độ lúc sau của vật).

b/Công thức:

S=x-x0=vt

Chú thích:

S: là quãng đường (m).

x, xo: là tọa độ của vật ở thời điểm đầu và sau (m).

v: vận tốc của chuyển động (m/s)

t: thời gian chuyển động (s)

c/Lưu ý:

Trong trường hợp xe đi nhiều quãng đường nhỏ với tốc độ khác nhau. Thì quãng đường mà xe đã chuyển động được chính là bằng tổng những quãng đường nhỏ đó cộng lại với nhau.

S=S1 +S2+.....+Sn

Xem chi tiết

Chu kì dao động riêng của mạch dao động LC - vật lý 12

T=2πLC=1fđin t

 

Chú thích: 

T: chu kì của dao động (s)

L: độ tự cảm của cuộn cảm (H)

C: điện dung của tụ điện (F)

Xem chi tiết

Phương trình q và i trong mạch LC - vật lý 12

q=Q0cos(ωt+φ) , i=q'=I0cos(ωt+φ+π2)

với ω=1LC

 

Phát biểu: Điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng i trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian. Trong đó, i sớm pha π2 so với q.

 

Chú thích:

q: điện tích của một bản tụ điện (C)

Q0: điện tích cực đại của bản tụ điện (C)

ω: tần số góc của dao động (rad/s)

φ: pha ban đầu của dao động (rad)

i: cường độ dòng điện trong mạch (A)

I0=ω.Q0: cường độ dòng điện cực đại (A)

 

Chú ý:

- Khi t=0 nếu q đang tăng (tụ điện đang tích điện) thì φq<0; nếu q đang giảm (tụ điện đang phóng điện) thì φq>0.

- Khi t=0 nếu i đang tăng thì φi<0; nếu i đang giảm thì φi>0

Với φi=φq+π2

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Hãy xác định quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong t = 1/6 (s).

Một chất điểm dao động điều hoà dọc trục Ox quanh VTCB O với biên độ A và chu kì T. Theo phương trình  x=10cos(4πt-π6) với x tính bằng cm và t tính bằng s. Hãy xác định quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong t = 1/6 (s)

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Tốc độ trung bình nhỏ nhất của vật thực hiện được trong khoảng thời gian 2T/3 là bao nhiêu?

Một vật dao động điều hoà với chu kỳ T và biên độ A. Tốc độ trung bình nhỏ nhất của vật thực hiện được trong khoảng thời gian  2T3 là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Hãy xác định quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong t = 1/3 (s).

Một chất điểm dao động điều hoà dọc trục Ox quanh VTCB O với biên độ A và chu kì T. Theo phương trình  x=10cos(4πt-π6) với x tính bằng cm và t tính bằng s. Hãy xác định quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong t = 1/3 (s).

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Xác định quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong t = 1/8 (s)

Một chất điểm dao động điều hoà dọc trục Ox quanh VTCB O với biên độ A và chu kì T. Theo phương trình  x=10cos(4πt-π6) với x tính bằng cm và t tính bằng s. Hãy xác định quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong t = 1/8 (s)

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Hãy xác định quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong t =0,625 (s).

Một chất điểm dao động điều hoà dọc trục Ox quanh VTCB O với biên độ A và chu kì T. Theo phương trình  x=10cos(4πt-π6) với x tính bằng cm và t tính bằng s. Hãy xác định quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong t =0,625 (s)

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Hãy xác định quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong t = 0,8125(s).

Một chất điểm dao động điều hoà dọc trục Ox quanh VTCB O với biên độ A và chu kì T. Theo phương trình  x=10cos(4πt-π6) với x tính bằng cm và t tính bằng s. Hãy xác định quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong t = 0,8125(s)

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong 5T/6

Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian t=5T6, quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Quãng đường ngắn nhất đi trong 2/3 chu kỳ

Một vật dao động điều hòa với phương trình x=4cos2πt-π3 cm. Quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong khoảng thời gian 2/3 chu kỳ là (lấy gần đúng)

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Quãng đường ngắn nhất trong 8,75T

Một vật dao động điều hòa với phương x=2cos4πt-π2 cm. Quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong khoảng thời gian t=8,75T

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Quãng đường nhỏ nhất đi được trong 1,5 giây

Một vật dao động điều hòa với phương trình x=5cosπt+π3 cm. Quãng đường nhỏ nhất vật đi được trong khoảng thời gian 1,5 s là (lấy gần đúng)

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Quãng đường ngắn nhất trong 3T/4

Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian t=3T4, quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tốc độ trung bình nhỏ nhất đi được trong 1,5 giây

Một vật dao động điều hòa với phương trình x=5cosπt+π3 cm. Tốc độ trung bình nhỏ nhất vật đi được trong khoảng thời gian 1,5 s là (lấy gần đúng)

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Tốc độ trung bình nhỏ nhất vật đi được trong 5T/6

Một vật dao động điều hòa với biên độ A và chu kỳ T. Trong khoảng thời gian t=5T6, tốc độ trung bình nhỏ nhất mà vật đi được là

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Hãy xác định tốc độ trung bình nhỏ nhất vật đi được trong t=0,8125s

Một chất điểm dao động điều hoà dọc trục Ox quanh VTCB O với biên độ A và chu kì T. Theo phương trình  x=10cos(4πt-π6) với x tính bằng cm và t tính bằng s. Hãy xác định tốc độ trung bình nhỏ nhất vật đi được trong t=0,8125 s.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Biên độ dao động của vật không thể nhận giá trị nào sau đây

Một vật dao động điều hòa trên trục Ox đi từ vị trí P có li độ xP=-2cm đến vị trí Q có li độ xQ=1cm. Vật tiếp tục đi thêm 21 cm nữa thì quay lại P và kết thúc một chu kì. Biên độ dao động của vật không thể nhận giá trị nào sau đây?

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Tốc độ lớn nhất của vật gần bằng bao nhiêu?

Một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 12 cm. Quãng đường nhỏ nhất mà vật đi được trong 0,5 s12 cm. Tốc độ lớn nhất của vật gần bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết