Công thức liên quan VẬT LÝ 11

Tất cả các công thức liên quan tới VẬT LÝ 11

Advertisement

144 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Dòng điện trong chất khí

Dòng chuyển dời của ion dương và electron tự do

Phân loại: dẫn điện tự lực (hồ quang điện, tia lửa điện) và không tự lực

DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ

1.Chất khí là môi trường không dẫn điện

Các phân tử khí không dẫn điện vì các phân tử khi đều ở trạng thái trung hòa điện, nên không tải điện ở điều kiện thường.

2.Dòng điện trong chất khí

Nhờ có các tác nhân các làm các phân tử khí bị ion hóa thành ion dương và electron tự do.Các hạt này đóng vai trò hạt tải điện

Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dởi có hướng của các ion dương cùng chiều điện trường và các eelctron tự do ngược chiều điện trường.

3. Quá trình dẫn điện không tự lực

- Quá trình dẫn điện của chất khí mà ta vừa mô tả gọi là quá trình dẫn điện (phóng điện) không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi ta đưa hạt tải điện vào khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng đưa hạt tải điện vào.

- Thay đổi hiệu điện thế U giữa hai bản cực và ghi lại dòng điện I chạy qua chất khí, ta thấy quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.

- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I qua chất khí khi phóng điện không tự lực, theo hiệu điện thế U giữa hai điện cực, được vẽ trên hình 15.1.

Nó có 3 đoạn rõ rệt:

+ Đoạn Oa: U nhỏ, dòng điện tăng theo U.

+ Đoạn ab: U đủ lớn dòng điện I đạt giá trị bão hoà. I không đổi khi U tăng.

+ Đoạn bc: U quá lớn, I tăng nhanh khi U tăng, chứng tỏ rằng khi hiệu điện thế đã quá lớn, sự tăng hiệu điện thế làm cho điện trở của chất khí giảm, mật độ hạt tải điện tăng.

4. Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và điều kiện để tạo ra quá trình dẫn điện tự lực

- Quá trình dẫn điện của chất khí có thể duy trì, không cần ta liên tục đưa hạt tải điện vào, gọi là quá trình dẫn điện (phóng điện) tự lực.

- Có bốn cách chính để dòng điện có thể tạo ra hạt tải điện mới trong chất khí:

1. Dòng điện chạy qua chất khí làm nhiệt độ khí tăng rất cao, khiến phân tử khí bị ion hoá.

2. Điện trường trong chất khí rất lớn, khiến phân tử khí bị ion hoá ngay khi nhiệt độ thấp.

3. Catôt bị dòng điện nung nóng đỏ, làm cho nó có khả năng phát ra êlectron. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phát xạ nhiệt điện tử.

4. Catôt không nóng đỏ nhưng bị các ion dương có năng lượng lớn đập vào, làm bật êlectron ra khỏi catôt và trở thành hạt tải điện.

Tuỳ cơ chế sinh hạt tải điện mới trong chất khí mà ta có các kiểu phóng điện tự lực khác nhau.

Hai kiểu phóng điện tự lực thường gặp nhất là tia lửa điện và hồ quang điện

 

TIA LỬA ĐIỆN VÀ HỒ QUANG ĐIỆN

1.Qúa trình dẫn điện tự lực

a/Định nghĩa :Qúa trình dẫn điện tự lực là quá trình xuất hiện dòng điện trong chất khí có thể tự duy trì không cần tạo ra các hạt tải điện.

b/Điều kiện: 

+ Dòng điện chạy qua làm tăng nhiệt độ , các phân tử khí bị ion hóa.

+ Cường độ điện trường trong không khí rất lớn làm phân tử khí bị ion hóa.

+Các điện cực bi nung nóng đỏ có thể phát ra electron.

+ Các ion dương có năng lượng lớn đập vào điện cực có thể phát ra 

2.Tia lửa điện

a/Định nghĩa: Tia lửa điện là quá trình dẫn điện tự lực khi điện trường đủ mạnh làm ion hóa chất khí thành ion dương và electron.

b/Điều kiện: Tia lửa điện có thể hình thành ở điều kiện thường khi điện trường tới ngưỡng 3.106 V/m. Hiệu điện thế đủ để phát phát sinh tia lửa điện trong không khí giữa hai điện cực dạng khác nhau.

c/Ứng dụng: Bộ phận đánh lửa sét ,từ đám mây giông.

3.Hồ quang điện

a/Định nghĩa: Hồ quang điện là quá trình dẫn điện tự lực của chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp , đặt vào hai điện thế không lớn có kèm nhiệt và phát sáng.

b/Điều kiện:

+ Làm cho hai đầu nóng đỏ, cung cấp điện trường đủ mạnh

+ Có dạng vòng cung và phát sáng giữa hai điện cực xung quanh có nhiệt độ cao nên dẫn điện tốt.

c/Ứng dụng : Hàn , đun chảy vật liệu, làm đèn phát sáng.

 

Xem chi tiết

Dòng điện trong chân không

Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các elctron

CÁCH TẠO DÒNG ĐIỆN TRONG CHÂN KHÔNG

1/Khái niệm chân không: chân không là môi trường đã lấy đi tất cả các phần tử khí. Không chứa các hạt tải điện.

2/Dòng điện trong chân không

  Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng chân không đó.

3/Cách tạo ra dòng điện trong chân không

   Xét một ống chân không có hai cực và môi trường là chân không.Đặt vào anot và catot một hiệu điện thế UAK>0 ,dẫn đến catot bi nung nóng đỏ các electron bức ra do chuyển động nhiệt dưới tác điện trường các electron này bay đến anot tạo thành dòng điện.Khi UAK càng lớn, thì dòng điện bão hòa càng lớn (do số electron đến được điện cực nhiều hơn).

4/ Đồ thị sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chân không vào hiệu điện thế 

TIA CATOT (TIA ÂM CỰC)

1/Hoạt động của tia catot

Đặt một hiệu điện thế lớn vào hai cực, sau đó dùng bơm để hút hết không khí ra ngoài để môi trường là chân không.

2/Tính chất

+ Tia catot tích điện âm cho vật cản.

+ Tia catot có năng lượng lớn, làm đen kính ảnh.

+ Tia catot bị lệch trong điện trường, từ trường.

3/ Ứng dụng

Làm đèn hình, ống phòng điện tử.

 

Xem chi tiết

Từ trường của nam châm và Trái Đất

Hướng của từ trường nam châm :vào nam ra bắc

TỪ TRƯỜNG CỦA NAM CHÂM

1/Nam châm:

- Nam châm có hai cực cực bắc và cực nam. Hai nam châm cùng cực sẽ đẩy nhau, khác cực sẽ hút nhau.

- Nam châm vĩnh cửu là một vật thể được làm từ một vật liệu được từ hóa và tạo ra từ trường ổn định của chính nó.

Ví dụ: nam châm thẳng, nam châm chữ U.

2/ Từ tính của dây dẫn có dòng điện

- Dây dẫn có dòng điện (gọi tắt là dòng điện) cũng có từ tính như nam châm:

+ Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm.

+ Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện.

+ Hai dòng điện có thể tác dụng lực lên nhau.

- Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song nhau:

+ Khi hai dòng điện song song cùng chiều thì đẩy nhau

Từ trường là gì ? Khái niệm đường sức từ và từ tính của dây dẫn có dòng điện cực chi tiết 13

+ Khi hai dòng điện song song ngược chiều thì hút nhau

Từ trường là gì ? Khái niệm đường sức từ và từ tính của dây dẫn có dòng điện cực chi tiết 14

3/Lực từ: Lực từ là lực tương tác giữa nam châm với nam châm, dòng điện với dòng điện hoặc giữa nam châm với dòng điện.

4/Khái niệm từ trường: Từ trường là môi trường vật chất xung quanh nam châm hoặc dòng điện và tác dụng lên nam châm hoặc dòng điện đặt trong nó.

ĐƯỜNG SỨC TỪ

1/Từ phổ : Từ phổ là hình dạng mạt sắt khi phủ lên tâm kính bên dưới là nam châm.

2/Đường sức từ : Đường sức từ là những đường vẽ dựa trên từ phổ trong không gian sao cho tiếp tuyến tại mổi điểm có phương trùng với phương từ trường tại điểm đó.

Ví dụ từ trường của nam châm thẳng

3/Đặc điểm:

+ Qua mỗi điểm trong không gian ta chỉ vẽ được mỗi đường sức từ,

+ Đường sức từ là những đường cong kín ở hai đầu hoặc vô hạn ở hai đầu.

+ Đường sức từ có chiều theo quy tác nắm tay phải , vào nam ra bắc.

TỪ TRƯỜNG CỦA TRÁI ĐẤT

1/Đinh nghĩa: Từ trưởng của Trái Đất là từ trường tạo bởi hai cực từ của Trái Đất gây nên.

2/Đặc điểm:

+ Có chiều vào nam ra bắc.

+ Trục giữa hai cực lệch 11,3° so với trục quay.

+ Từ trường hình thành do chuyển động của phần lõi Trái Đất.

3/Ứng dụng:

Dựa vào tác dụng của từ trường Trái đất lên nam châm người ta chế tạo la bàn để định hướng.

Từ quyển có tác dụng ngăn bão từ đến từ Mặt Trời.

 

 

Xem chi tiết

Quy tắc nắm tay phải

Quy tắc bàn tay phải

Quy tắc bàn tay phải:

Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ.

Quy ước:

có phương vuông góc với mặt phẳng biểu diễn, chiều đi vào.

có phương vuông góc với mặt phẳng biểu diễn, chiều đi ra.

Ví dụ: 

 

Xem chi tiết

Độ tự cảm trong lòng ống dây.

L=4π.10-7N2lS

I. Hiện tượng tự cảm

1/Định nghĩa

Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

2/Một số ví dụ về hiện tượng tự cảm

- Đối với mạch điện một chiều: hiện tượng tự cảm xảy ra khi đóng và ngắt mạch điện.

- Đối với mạch điện xoay chiều: hiện tượng tự cảm luôn xảy ra.

- Hiện tượng tự cảm cũng tuân theo các định luật của hiện tượng cảm ứng điện từ.

II. Độ tự cảm của ống dây

1/Ống dây

a/Cấu tạo : Dây điện có chiều dài lm, tiết diện S m2 được quấn thành N vòng có độ tự cảm L đáng kể. ( l khá với với dường kính d)

b/Ví dụ:

cuộn cảm thực tế.

c/Kí hiệu : trong mạch điện cuộn cảm kí hiệu :

Không có lõi sắt :   Có lõi sắt :

2/Độ tự cảm

a/Bài toán

Một ống dây điện chiều dài l, tiết diện S, gồm tất cả N vòng dây, trong đó có dòng điện cường độ I chạy qua gây ra từ trường đều trong lòng ống dây đó. Cảm ứng từ trong lòng ống dây B=4π.10-7.NlI

Φ=Li=N,4π.10-7.Nli.S

Dễ dàng tính được từ thông riêng của ống dây đó và suy ra độ tự cảm L.chỉ phụ thuộc vào cấu tạo cuộn dây.

b/Định nghĩa độ tự cảm : Độ tự cảm của cuộn dây là đại lượng đặc trưng cho khả năng tự cảm của ống dây phụ thuộc vào bản chất vật liệu và cấu tạo ống dây.

c/Công thức: L=μ0n2V=4π10-7.N2lS

n=Nl số vòng trên mỗi mét chiều dài.

Chú thích:

L: độ tự cảm (H)

N: số vòng dây (vòng)

l: chiều dài ống dây (m)

I: cường độ dòng điện qua lòng ống dây (A)

d/Ống dây có lõi sắt

L=μμ0n2V

Với μ là hệ số từ thẩm đặc trưng cho từ tính của lõi sắt.

Xem chi tiết

Cường độ dòng điện cảm ứng trong khung dây

ic=ecR 

Trong đó:

ic: cường độ dòng điện cảm ứng (A).

ec: suất điện động cảm ứng của khung dây (V).

R: điện trở của khung dây (Ω).

Xem chi tiết

Suất điện động xuất hiện trên thanh khi chuyển động thẳng đều

ec=Blv

Khi thanh di chuyển về bên phải làm tăng từ thông qua mạch vì vậy theo quy tăc nắm phải từ trường cảm ứng sẽ ngược chiều B ban dầu , dòng điện cảm ứng sẽ đi từ M đến N.

Độ biến thiên từ thông

ϕ=NBvt.l

Suất điện động cảm ứng

ec=ϕt=Bvl

Muốn dòng điện cảm ứng có chiều ngược lại ta di chuyển thanh về bên trải hay đổi chiều cảm ứng từ

Xem chi tiết

Độ biến thiên từ thông

Φ=Φ2-Φ1

Trong đó: 

Φ: độ biến thiên từ thông 

Φ2: từ thông của mạch kín sau một khoảng thời gian (Wb)

Φ1: từ thông của mạch kín lúc ban đầu (Wb)

Xem chi tiết

Hiện tượng cảm ứng điện từ

ϕ: BcBϕ:BcB

HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ

1/Khái niệm dòng điện cảm ứng 

a/Thí nghiệm: cho nam châm lại gần vòng dây kín nối với ampe kế.

Sơ đồ thí nghiệm

Kết quả: kim điện kế lệch khi nam châm đưa lại nên kết luận xuất hiện trong mạch dòng điện.

b/Định nghĩa: Dòng điện cảm ứng là dòng diện xuất hiện khi từ thông trong mạch kín biến thiên.

2/Hiện tượng cảm ứng điện từ

a/Suy luận : Khi đưa nam châm lại gần khung dây từ thông qua khung thay đổi con trong mạch thì có dòng điện khi nam châm đứng yên thì không có dòng điện  suy ra dòng điện cảm ứng chỉ xuất hiện khi từ thông biến thiên.

b/Định nghĩa : Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tường xuất hiện dòng điện cảm ứng khi từ thông trong mạch kín và chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.

ĐỊNH LUẬT LENZ VỀ CHIỀU DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG

1/Thí nghiệm:

Dùng một nguồn điện để chọn chiều dương trong mạch thông qua chiều kim điện kế (chiều từ trường ban đầu giống với nam châm).

+ Khi đưa nam châm SN lại gần vòng dây ( từ thông tăng) : dòng điện cảm ứng có chiều ngược chiều dương.

+ Khi đưa nam châm SN ra xa vòng dây (từ thông giảm); dòng điện cảm ứng có chiều cùng chiều dương

Kết luận: Khi từ thông giảm , từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ban đầu và ngược lại.

2/Phát biểu định luật

    Dòng điện cảm ứng trong mạch có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch kín.

3/Từ thông qua mạch kín C do chuyển động

    Khi từ thông qua mạch kín C biến thiên do kết quả của chuyển động thì từ trường cảm ứng có chiều chống lại chuyển động.

4/Ứng dụng : dòng điện Fu cô. máy biến áp , động cơ điện

Xem chi tiết

Lực từ.

Ft=BIlsinα

 

Phát biểu: Lực từ F tác dụng lên phần tử dòng điện Il đặt trong từ trường đều, tại đó cảm ứng từ là B.

- Có điểm đặt tại trung điểm của l (M1M2).

- Có phương vuông góc với l và B.

- Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái.

 

Chú thích:

F: lực từ tác dụng (N)

B: cảm ứng từ (T)

I: cường độ dòng điện (A)

l: độ dài của phần tử dòng điện (m)

Trong đó α là góc tạo bởi B và l.

 

 

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.