Công thức liên quan CHƯƠNG IV: Dao động và sóng điện từ.

Tất cả các công thức liên quan tới CHƯƠNG IV: Dao động và sóng điện từ.

Advertisement

38 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Công thức ghép tụ điện nối tiếp - vật lý 12

1Cnt=1C1+1C2+...+1Cn

 

Chú thích:

Cnt: điện dung toàn mạch của mạch nối tiếp (F)

Cn: điện dung của các tụ điện thành phần (F)

 

Chú ý:

(Cnt < C1, C2...,Cn)

Xem chi tiết

Sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản - vật lý 12

Gồm 5 bộ phận: anten thu - khuếch đại cao tần- tách sóng- khuếch đại âm tần - loa

 

Máy thu thanh vô tuyến đơn giản:

 

 

1. Anten thu: Có thể thu được tất cả sóng điện từ truyền tới nó.

2. Mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần: Làm cho sóng điện từ cao tần thu được có năng lượng (biên độ) lớn hơn.

3. Mạch tách sóng: Tách sóng âm tần ra khỏi sóng mang.

4. Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần: Làm cho dao động âm tần vừa tách ra có năng lượng (biên độ) lớn hơn.

5. Loa: Biến dao động điện âm tần thành âm thanh (tái tạo âm thanh).

Xem chi tiết

Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. Các loại sóng vô tuyến - vật lý 12

sóng cực ngắn :1- 10m

sóng ngắn: 10-100m

sóng trung:100-1000m

sóng dài trên 1000m

 

Khái niệm:

 

- Sóng vô tuyến là các sóng điện từ dùng trong vô tuyến, có bước sóng từ vài m đến vài km.

- Tầng điện li là lớp khí quyển bị ion hóa mạnh bởi ánh sáng Mặt Trời và nằm trong khoảng độ cao từ 80km đến 800km, có ảnh hưởng rất lớn đến sự truyền sóng vô tuyến điện.

- Các phân tử không khí trong khí quyển hấp thụ rất mạnh các sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn nhưng ít hấp thụ các vùng sóng ngắn. Các sóng ngắn phản xạ tốt trên tầng điện li và mặt đất.

 

Các loại sóng vô tuyến:

 

- Sóng cực ngắn: Có bước sóng từ 1-10m, có năng lượng rất lớn, không bị tầng điện li hấp thụ và phản xạ, xuyên qua tầng điện li vào vũ trụ. Được ứng dụng trong thông tin vũ trụ.

- Sóng ngắn: Có bước sóng từ 10-100m, có năng lượng lớn, bị phản xạ mạnh nhiều lần giữa tầng điện li và mặt đất, vì vậy có thể truyền tới mọi nơi trên mặt đất. Được ứng dụng trong thông tin liên lạc trên mặt đất

- Sóng trung: Có bước sóng từ 100-1000m, ban ngày bị tầng điện li hấp thụ mạnh nên không truyền đi xa được. Tuy nhiên ban đêm bị tầng điện li phản xạ mạnh nên truyền đi xa được. Được ứng dụng trong thông tin liên lạc vào ban đêm.

- Sóng dài: Có bước sóng lớn hơn 1000m, có năng lượng thấp, bị các vật trên mặt đất hấp thụ mạnh nhưng ít bị nước hấp thụ. Được ứng dụng trong thông tin liên lạc dưới nước.

Xem chi tiết

Sóng điện từ - Thông tin liên lạc bằng vô tuyến - vật lý 12

c3.108m/s

 

Khái niệm: Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.

 

Đặc điểm:

- Sóng điện từ lan truyền được trong chân không với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng (c3.108m/s).

- Sóng điện từ cũng lan truyền được trong các điện môi với tố độ nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi ε.

- Sóng điện từ là sóng ngang.

- Trong quá trình lan truyền, E và B luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

- Tại mỗi điểm dao động, điện trường và từ trường luôn cùng pha với nhau.

- Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó cũng bị phản xạ và khúc xạ như ánh sáng. Ngoài ra cũng có hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ,... sóng điện từ.

- Sóng điện từ mang năng lượng. Khi sóng điện từ truyền đến một anten sẽ làm cho các electron tự do trong anten dao động.

 

Nguồn phát sóng điện từ:

 

Tia lửa điện

 

Cầu dao đóng, ngắt mạch điện

 

Trời sấm sét

 

 

Xem chi tiết

Điện trường biến thiên và từ trường của mạch dao động LC - vật lý 12

Điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường của một dòng điện dịch

 

Phát biểu:

- Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ của khép kín.

- Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.

Xem chi tiết

Sự tương quan giữa dao động điện từ và dao động cơ - vật lý 12

xq ; vi ;k1C;mLμcnR ; Fu

 

Sự tương quan giữa các đại lượng:

 

 

Sự tương quan giữa các công thức:

 

Xem chi tiết

Năng lượng điện từ trong mạch dao động LC - vật lý 12

W=WC+WL=WCmax=WLmax

W=CU022=LI022=Q022C

 

Khái niệm: Là tổng năng lượng điện trường (trong tụ điện) và năng lượng từ trường (trong cuộn cảm) của mạch dao động.

 

Chú thích:

WL, WLmax: năng lượng từ trường và năng lượng từ trường cực đại của tụ điện (J)

WC, WCmax: năng lượng điện trường và năng lượng điện trường cực đại của tụ điện (J)

W: năng lượng điện từ của mạch dao động (J)

Xem chi tiết

Các dạng dao động điện từ đặc biệt - vật lý 12

P=RI2=RCLU2Wcc=W=Pt

 

Dao động điện từ tắt dần:

Trong các mạch dao động thực tế luôn có tiêu hao năng lượng, ví dụ do điện trở thuần R của dây dẫn, vì vậy dao động sẽ dừng lại sau khi năng lượng bị tiêu hao hết. Quan sát dao động kí điện tử sẽ thấy biên độ giao động giảm dần đến 0

R càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh, R rất lớn thì không có dao động.

 

Dao động điện từ duy trì:

Hệ tự dao động: Muốn duy trì dao động, ta phải bổ sung đủ và đúng phần năng lượng bị tiêu hao trong mỗi chu kì. Ta có thể dùng transistor để điều khiển việc bù năng lượng từ pin cho khung dao động LC ăn nhịp với từng chu kì dao động của mạch.

 

Dao động điện từ cưỡng bức:

Dòng điện trong mạch LC buộc phải biến thiên theo tần số góc ω của nguồn điện ngoài chứ không thể dao động theo tần số góc riêng ω0 được nữa.

Khi thay đổi ω của nguồn điện ngoài thì biên độ của dao động điện trong khung thay đổi theo. Khi ω=ω0 thì biên độ dao động điện trong khung đạt giá trị cực đại (cộng hưởng).

Xem chi tiết

Năng lượng từ trường của tụ điện - vật lý 12

WL=Li22=12C(U02-u2)

WLmax=LI022

 

Phát biểu: Dòng điện qua cuộn cảm thuần L sinh ra từ thông biến thiên, từ đó sinh ra từ trường. Do đó trong cuộn cảm thuần có năng lượng từ trường.

 

Chú thích:

WL, WLmax: năng lượng từ trường và năng lượng từ trường cực đại qua cuộn cảm (J)

i,I0: cường độ dòng điện tức thời và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm (C)

L: độ tự cảm của cuộn cảm (H)

u, U0: điện áp tức thời và điện áp cực đại của tụ điện (V)

C: điện dung của tụ điện (F)

Xem chi tiết

Hệ thức độc lập của điện tích trong mạch dao động LC - vật lý 12

Q02=q2+iω2

i=±ωQ02-q2=±CLU02-u2

 

Chú thích: 

i: cường độ dòng điện tức thời trong mạch (A)

q: điện tích tức thời của tụ điện (C)

Q0: điện tích cực đại của tụ điện (C)

ω: tần số góc của dao động (rad/s)

Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.