Khoảng cách tối thiểu của e đến bản B - vật lý 12

Vật lý 12.Khoảng cách tối đa của e đến bản B . Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Khoảng cách tối thiểu của e đến bản B - vật lý 12

smax=v22a=v2mdUedmin=d-smax

Gia tốc tác dụng lên e : a=Uemd

Quãng đường cực đại : smax=v22a=v2mdUe

Với U là hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ AB

d : khoảng cách giữa hai bản

 

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Quãng đường - Vật lý 10

S

 

Khái niệm:

Quãng đường S là tổng độ dịch chuyển mà vật đã thực hiện được. 

Quãng đường mang tính tích lũy, nó có thể khác với độ dời. Khi vật chuyển động thẳng theo chiều dương của trục tọa độ thì quãng đường chính là độ dời.

 

Đơn vị tính: mét (m).

Xem chi tiết

Gia tốc - Vật lý 10

a

 

Khái niệm:

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự thay đổi của vận tốc theo thời gian.

Gia tốc được tính bằng thương số giữa độ biến thiên vận tốc ∆v và khoảng thời gian vận tốc biến thiên ∆t.   

 

Đơn vị tính: m/s2

 

Xem chi tiết

Điện tích

q

 

Khái niệm: 

q là lượng điện mà vật đang tích được do nhận thêm hay mất đi electron.

 

Đơn vị tính: Coulomb (C)

 

 

Xem chi tiết

Hiệu điện thế

U

 

Khái niệm:

- Hiệu điện thế (hay điện áp) là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực.

- Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường tĩnh là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa hai điểm đó. 

 

Đơn vị tính: Volt (V)

 

Xem chi tiết

Khối lượng nghỉ của điện tử - Vật lý 12

me

 

Khái niệm:

Khối lượng bất biến (khối lượng nghỉ) của electron xấp xỉ bằng 9,109.10-31 kilogram, hay 5,489.10-4 đơn vị khối lượng nguyên tử.

 

Đơn vị tính: kg

 

Xem chi tiết

Vận tốc của quang điện tử - Vật lý 12

v

 

Khái niệm:

Vận tốc của electron quang điện là vận tốc mà electron có được khi bị bức ra khỏi tấm kim loại do hiện tượng quang điện. Vận tốc này có thể thay đổi bởi hiệu điện thế của môi trường.

 

Đơn vị tính: m/s

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Tốc độ trung bình

v=SΔt=St2-t1

Tốc độ trung bình

a/Định nghĩa:

Tốc độ trung bình là thương số giữa quãng đường vật đi được và thời gian đi hết quãng đường đó.

b/Ý nghĩa : đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

c/Công thức

v=St

Chú thích:

v: tốc độ trung bình của vật (m/s).

S: quãng đường vật di chuyển (m).

Δt: thời gian di chuyển (s).

t2, t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s).

Ứng dụng : đo chuyển động của xe (tốc kế)

Lưu ý : Tốc độ trung bình luôn dương và bằng với độ lớn vận tốc trung bình trong bài toán chuyển động một chiều.

Vận động viên người Na Uy đạt kỉ lục thế giới với bộ môn chạy vượt rào trên quãng đường 400 m trong 43.03 giây (v=8.7 m/s) tại Olympic Tokyo 2020.

Xem chi tiết

Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động thẳng

S=x-xo=v.t

S=S1+S2+.....+Sn

Quãng đường

a/Định nghĩa

Quãng đường S là tổng độ dịch chuyển mà vật đã thực hiện được mang giá trị dương. 

Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường mang tính tích lũy, nó có thể khác với độ dời . Ví dụ, khi vật đi theo chiều âm tọa độ của vật giảm dần dẫn tới độ dời mang giá trị âm để tìm quãng đường ta lấy trị tuyệt đối của độ dời.

S=x

Đối với vật chuyển động thẳng theo chiều dương đã chọn thì quãng đường chính là độ dời.

Trong thực tế khi làm bài tập, người ta thường chọn xo=0 (vật xuất phát ngay tại gốc tọa độ). Chiều dương là chiều chuyển động nên thường có S=x (quãng đường đi được bằng đúng tọa độ lúc sau của vật).

b/Công thức:

S=x-x0=vt

Chú thích:

S: là quãng đường (m).

x, xo: là tọa độ của vật ở thời điểm đầu và sau (m).

v: vận tốc của chuyển động (m/s)

t: thời gian chuyển động (s)

c/Lưu ý:

Trong trường hợp xe đi nhiều quãng đường nhỏ với tốc độ khác nhau. Thì quãng đường mà xe đã chuyển động được chính là bằng tổng những quãng đường nhỏ đó cộng lại với nhau.

S=S1 +S2+.....+Sn

Xem chi tiết

Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động thẳng biến đổi đều.

S0t=vo.t+12a.t2

hay S12=v0t2-t1+12at22-t12

Chú thích:

S: quãng đường (m).

vo: vận tốc lúc đầu của vật (m/s).

tthời gian chuyển động của vật (s).

agia tốc của vật (m/s2)

 

Xem chi tiết

Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều.

a=ΔvΔt=v-vot

a/Định nghĩa

Gia tốc được tính bằng tỉ số giữa độ biến thiên vận tốc của vật và thời gian diễn ra. Nó là một đại lượng vectơ. Một vật có gia tốc chỉ khi tốc độ của nó thay đổi (chạy nhanh dần hay chậm dần) hoặc hướng chuyển động của nó bị thay đổi (thường gặp trong chuyển động tròn). 

+Ý nghĩa  : Đặc trưng cho sự biến đổi vận tốc nhiều hay ít của chuyển động.

b/Công thức

a=v -v0t

Chú thích:

v: vận tốc lúc sau của vật (m/s)

vo: vận tốc lúc đầu của vật (m/s)

t: thời gian chuyển động của vật (s)

a: gia tốc của vật (m/s2)

Đặc điểm

Nếu vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ thì.

+ Chuyển động nhanh dần a>0.

+ Chuyển động chậm dần a<0.  

Và ngược lại,nếu chuyển đông theo chiều âm của trục tọa độ.

+ Chuyển động nhanh dần a<0.

+ Chuyển động chậm dần a>0.  

 

Nói cách khác:

Nếu gia tốc cùng chiều vận tốc (av) thì vật chuyển động nhanh dần đều.

Nếu gia tốc ngược chiều vận tốc (avthì vật chuyển động chậm dần đều.

 

Xem chi tiết

Phương chuyển động của vật trong chuyển động thẳng biến đổi đều

x=xo+vo.t+12at2

Chú thích:

xo: tọa độ lúc đầu của vật - tại thời điểm xuất phát (m).

xtọa độ lúc sau của vật - tại thời điểm t đang xét (m).

vo: vận tốc của vật ở thời điểm to(m/s).

a: gia tốc của vật (m/s2).

t: thời gian chuyển động của vật (s).

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Các electron quang điện có thề tới cách bán B một đoạn gần nhất là bao nhiêu?

Hai bản cực A, B của một tụ điện phẳng rất rộng làm bằng kim loại đặt song song và đổi diện nhau. Khoảng cách giữa hai bản là 4 cm. Chiếu vào tấm O của bản A một bức xạ đơn sắc thì tốc độ ban đầu cực đại của các electron quang điện là 0,76.106 m/s. Khối lượng và điện tích của electron là  9,1.10-31 kg-1,6.10-19 C. Đặt giữa hai bản A và B một hiệu điện thế UAB=4,55 V. Các electron quang điện có thề tới cách bán B một đoạn gần nhất là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Electron quang điện có thể tới tấm B một đoạn gần nhất là b. Để tăng b thì 

Hai tấm    kim loại A và B rất rộng hình tròn đặt song song đối diện nhau và cách nhau một khoảng D. Thiết lập giữa hai bản A và B một hiệu điện thế UAB= U>0. Chiếu vào tấm O của tấm A một bức xạ đơn sắc có bước sóng λ thích hợp thì các electron quang điện có thể tới tấm B một đoạn gần nhất là b. Để tăng b thì 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Các electron quang điện có thề tới cách bán B một đoạn gần nhất là bao nhiêu?

Hai bản cực A, B của một tụ điện phẳng rất rộng làm bằng kim loại đặt song song và đổi diện nhau. Khoảng cách giữa hai bản là 8 cm. Chiếu vào tấm O của bản A một bức xạ đơn sắc thì tốc độ ban đầu cực đại của các electron quang điện là 0,76.106 (m/s)  . Khối lượng và điện tích của electron là 9,1.10-31 kg  và -1,6.10-19 C . Đặt giữa hai bản A và B một hiệu điện thế UAB=4,55 V. Các electron quang điện có thề tới cách bán B một đoạn gần nhất là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Electron quang điện có thể tới tấm B một đoạn gần nhất là B. Để giảm b thì:

Hai tấm kim loại A và B rất rộng hình tròn đặt song song đối diện nhau và cách nhau một khoảng D. Thiết lập giữa hai bản A và B một hiệu điện thế UAB  = U > 0. Chiếu vào tấm O của tấm A một bức xạ đơn sắc có bước sóng λ thích hợp thì các electron quang điện có thể tới tấm B một đoạn gần nhất là B. Để giảm b thì:

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết