Hiệu điện thế của mạch ngoài.

Công thức tính hiệu điện thế của mạch ngoài. Vật Lý 11. Bài tập vận dụng và hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Hiệu điện thế của mạch ngoài.

UN=I.RN=E-I.r

 

Chú thích:

UN: hiệu điện thế của mạch ngoài (V)

I: cường độ dòng điện (A)

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

r: điện trở trong của nguồn (Ω)

E: suất điện động của nguồn (V)

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Cường độ dòng điện

I

 

Khái niệm:

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện.

 

Đơn vị tính: Ampe (A)

 

Xem chi tiết

Suất điện động

E

 

Khái niệm:

Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

 

Đơn vị tính: Volt (V)

Xem chi tiết

Điện trở trong của nguồn điện - nội trở

r

 

Khái niệm:

Trong mạch điện kín, dòng điện chạy qua mạch ngoài và cả mạch trong. Như vậy, nguồn điện cũng là một vật dẫn và cũng có điện trở. Điện trở này được gọi là điện trở trong của nguồn điện.

 

Đơn vị tính: Ohm (Ω)

 

Xem chi tiết

Điện trở tương đương của mạch ngoài

RN

 

Khái niệm:

Điện trở tương đương là điện trở của toàn mạch. Có thể thay điện trở này bằng các điện trở thành phần để cường độ dòng điện không đổi với cùng định mức điện áp. 

 

Đơn vị tính: Ohm (Ω)

 

Xem chi tiết

Hiệu điện thế của mạch ngoài

UN

Khái niệm: 

UN là hiệu điện thế mạch ngoài của mạch điện hoặc gọi là hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện.

 

Đơn vị tính: Volt (V)

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Cường độ dòng điện.

I=qt

 

Khái niệm: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số giữa điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn và khoảng thời gian t đó.

 

Chú thích:

I: cường độ dòng điện trung bình trong khoảng thời gian t (A)

q: điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn (C)

t: thời gian (s)

 

Cách mắc Ampere kế (dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch): mắc nối tiếp sao cho chốt dương nối với cực dương, chốt âm nối với cực âm.

 

Xem chi tiết

Dòng điện không đổi

I=qt

 

Khái niệm: Dòng điện không đổi (dòng điện một chiều) là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. 

Viết tắt: 1C hay DC.

 

Chú thích:

I: cường độ dòng điện (A)

q: điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn (C)

t: thời gian (s)

 

Ứng dụng:

Khi cúp điện chúng ta thường dùng đèn pin dạng sạc hoặc đèn pin sử dụng pin tiểu để chiếu sáng. Đây cũng chính là nguồn sử dụng pin 1 chiều phổ biến nhất.

 

Điện thoại di động chúng ta thường dùng hàng ngày cũng chính là một thiết bị dùng điện một chiều bởi vì nó được cắm sạc trực tiếp từ nguồn điện xoay chiều. Đầu cắm sạc chính là đầu chuyển nguồn AC (xoay chiều) thành DC (một chiều) trước khi vào điện thoại.

 

Một ứng dụng đang được sử dụng rộng rãi và càng ngày càng nhân rộng chính là tấm Pin thu năng lượng mặt trời để biến thành điện năng sử dụng. Quá trình nãy cũng cần phải có thiết bị biến tần để biến điện năng một chiều thành điện xoay chiều 220VAC để sử dụng.

 

Ngoài ra acquy và pin cũng là những nguồn điện cho ra dòng điện một chiều.

Xem chi tiết

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch.

A=Uq=UIt

 

Phát biểu: Lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.

 

Chú thích: 

A: điện năng tiêu thụ của đoạn mạch (J)

U: hiệu điện thế (V)

q: độ lớn của điện tích (C)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

 

Vận dụng: Điện năng tiêu thụ thông thường được đo bằng đồng hồ điện, hay còn gọi là công tơ điện.

Đơn vị đo: 1 kWh = 3600000 Ws = 3600000 J 

Xem chi tiết

Suất điện động của nguồn điện.

E=Aq

 

Khái niệm: Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện, được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó.

 

Chú thích:

E: suất điện động (V, J/C)

A: công của lực lạ (J)

q: độ lớn của điện tích (C)

 

Điện trở trong của nguồn điện: Nguồn điện cũng là một vật dẫn và cũng có điện trở. Điện trở này được gọi là điện trở trong của nguồn điện.

Ký hiệu: r (Ω)

 

Xem chi tiết

Công của nguồn điện.

Ang=Eq=EIt

 

Phát biểu: Công của nguồn điện bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch.

 

Chú thích: 

Ang: công của nguồn điện (J)

E: suất điện động của nguồn điện (V)

q: điện lượng (C)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

Xem chi tiết