Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn song song.

Công thức liên quan đến ghép các nguồn điện thành bộ nguồn song song. Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết và bài tập vận dụng.

Advertisement

Ghép các nguồn điện thành bộ nguồn song song.

Eb=E

rb=rn

 

Phát biểu: Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm n nguồn điện giống nhau được ghép song song với nhau.

- Khi mạch ngoài hở, hiệu điện thế UAB bằng suất điện động của mỗi nguồn và bằng suất điện động của bộ nguồn.

- Điện trở trong của bộ nguồn là điện trở tương đương của n điện trở r mắc song song.

 

Chú thích:

Eb: suất điện động của bộ nguồn (V)

rb: điện trở trong của bộ nguồn (Ω)

E: suất điện động của mỗi nguồn điện thành phần (V)

r: điện trở trong của mỗi nguồn điện thành phần (Ω)

Với n là số nguồn giống nhau được ghép song song trong bộ nguồn.

 

 

Ưu điểm và khuyết điểm của ghép song song:

Ghép song song lợi về nội trở nhưng thiệt về sức điện động.

 

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Suất điện động

E

 

Khái niệm:

Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.

 

Đơn vị tính: Volt (V)

Xem chi tiết

Điện trở trong của nguồn điện - nội trở

r

 

Khái niệm:

Trong mạch điện kín, dòng điện chạy qua mạch ngoài và cả mạch trong. Như vậy, nguồn điện cũng là một vật dẫn và cũng có điện trở. Điện trở này được gọi là điện trở trong của nguồn điện.

 

Đơn vị tính: Ohm (Ω)

 

Xem chi tiết

Suất điện động của bộ nguồn

Eb

 

Khái niệm:

Suất điện động của bộ nguồn là kết quả của việc ghép các nguồn điện thành bộ (bộ nguồn điện) theo một trong các cách như: bộ nguồn nối tiếp, bộ nguồn song song, bộ nguồn hỗn hợp đối xứng.

 

Đơn vị tính: Volt (V)

 

Xem chi tiết

Điện trở trong của bộ nguồn

rb

 

Khái niệm:

rb là điện trở trong của bộ nguồn.

 

Đơn vị tính: Ohm (Ω)

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Suất điện động của nguồn điện.

E=Aq

 

Khái niệm: Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện, được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó.

 

Chú thích:

E: suất điện động (V, J/C)

A: công của lực lạ (J)

q: độ lớn của điện tích (C)

 

Điện trở trong của nguồn điện: Nguồn điện cũng là một vật dẫn và cũng có điện trở. Điện trở này được gọi là điện trở trong của nguồn điện.

Ký hiệu: r (Ω)

 

Xem chi tiết

Công của nguồn điện.

Ang=Eq=EIt

 

Phát biểu: Công của nguồn điện bằng điện năng tiêu thụ trong toàn mạch.

 

Chú thích: 

Ang: công của nguồn điện (J)

E: suất điện động của nguồn điện (V)

q: điện lượng (C)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

Xem chi tiết

Công suất của nguồn điện.

Png=Angt=EI

 

Phát biểu: Công suất Png của nguồn điện đặc trưng cho tốc độ thực hiện công của nguồn điện đó và được xác định bằng công của nguồn điện thực hiện trong một đơn vị thời gian. Công suất này cũng chính bằng công suất tiêu thụ điện năng của toàn mạch.

 

Chú thích:

Png: công suất của nguồn điện (W)

Ang: công của nguồn điện (J)

t: thời gian (s)

E: suất điện động của nguồn (V)

I: cường độ dòng điện (A)

Xem chi tiết

Định luật Ohm đối với toàn mạch.

I=ERN+r

hoặc E=I(RN+r)=IRN+Ir

 

Phát biểu: Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

 

Chú thích:

E: suất điện động của nguồn điện (V)

I: cường độ dòng điện (A)

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

r: điện trở trong của nguồn điện (Ω)

Xem chi tiết

Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín.

I=ERN+r

Phát biểu định luật Ohm đối với toàn mạch: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.

Chú thích: 

I: cường độ dòng điện trong mạch kín (A)

E: suất điện động của nguồn điện (V)

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

r: điện trở trong của nguồn điện (Ω)

 

Cường độ dòng điện đạt giá trị lớn nhất khi điện trở mạch ngoài không đáng kể (RN=0), lúc này Im=Er. Khi đó ta nói rằng, nguồn điện bị đoản mạch.

Tích của cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch và điện trở của nó được gọi là "độ giảm điện thế" trên đoạn mạch đó. Kết quả các thí nghiệm cho thấy, suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong:

E=I.(RN+r)=IRN+Ir

Định luật Ohm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì có được bộ nguồn có suất điện động như thế nào?

Việc ghép song song các nguồn điện giống nhau thì có được bộ nguồn có

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm các nguồn điện nối các cực với nhau như thế nào?

Bộ nguồn song song là bộ nguồn gồm các nguồn điện

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Có n nguồn điện, như nhau có cùng E và cùng r mắc nối tiếp thành bộ rồi nối với R thì I qua R là I1. Nếu mắc thành bộ nguồn song song rồi mắc điện trở R thì I là I2. Nếu R = r thì

Có n nguồn điện, như nhau có cùng suất điện động và cùng điện trở trong r mắc nối tiếp thành bộ rồi nối với điện trở R thì cường độ dòng điện chạy qua R là I1. Nếu mắc thành bộ nguồn song song rồi mắc điện trở R thì cường độ dòng điện là I2. Nếu R = r thì

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Hai nguồn điện có cùng E và r được mắc với R = 11 ôm. Hình a thì cường độ dòng điện qua R là 0,4 A còn Hình b thì cường độ chạy qua R là 0,25 A. Tính E và r.

Hai nguồn điện có cùng suất điện động và cùng điện trở trong được mắc thành bộ nguồn và được mắc với điện trở R = 11Ω như sơ đồ hình vẽ. Trong trường hợp hình a thì dòng điện chạy qua R có cường độ 0,4 A; còn trong trường hợp Hình b thì dòng điện chạy qua R có cường độ 0,25 A. Suất điện động và điện trở trong lần lượt là

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Hai nguồn điện có E1 = 4 V, r1 = 2 ôm và E2 = 3 V, r2 = 3 ôm được mắc với R thành mạch điện kín. Tính R để không có dòng điện chạy nguồn E2.

Hai nguồn điện có suất điện động và điện trở trong tương ứng là E1 = 4 V, r1 = 2 Ω và E2 = 3 V, r2 = 3 Ω được mắc với biến trở R thành mạch điện kín theo sơ đồ như hình vẽ. Để không có dòng điện chạy qua nguồn E2 thì giá trị của biến trở là?

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một nguồn điện với E và r mắc với điện trở ngoài R = r. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệ mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là.

Một nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với một điện trở ngoài R = r thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Ba nguồn điện giống nhau R1 = 3 ôm, R2 = 6 ôm, bình điện phân chứa dung dịch CuSO4. Tính điện trở của mỗi nguồn điện.

Cho mạch điện như hình vẽ. Ba nguồn điện giống nhau R1 = 3 Ω, R2 = 6 Ω, bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 với cực dương bằng đồng và có điện trở RP = 0,5 Ω. Đương lượng gam của đồng là 32. Sau một thời gian điện phân 386 giây người ta thấy khối lượng của bản cực làm catot tăng lên 0,64g. Dùng một vôn có điện trở rất lớn mắc vào 2 đầu A và C của bộ nguồn. Nếu bỏ mạch ngoài đi thì vôn kế chỉ 20V. Điện trở của mỗi nguồn điện là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Bộ nguồn gồm 6 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có E = 2,25V, r = 0,5 ôm. Bình điện phân có điện trở RP chứa dung dịch CuSO4. Chọn phương án đúng.

Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn gồm 6 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động 2,25V, điện trở trong 0,5Ω. Bình điện phân có điện trở RP chứa dung dịch CuSO4, anot làm bằng đồng. Đương lượng gam của đồng là 32. Tụ điện có điện dung C = 6 μF. Đèn Đ loại 4V – 2W, các điện trở có giá trị R1 = 0,5R2 = R3 = 1Ω. Biết đèn Đ sáng bình thường. Chọn phương án đúng.

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết