Độ hụt khối của hạt nhân. - Vật lý 12

Vật lý 12.Độ hụt khối của hạt nhân là gì? Công thức và bài tập vận dụng. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Độ hụt khối của hạt nhân. - Vật lý 12

m=Zmp+ (A-Z)mn-mXmn=1,0087 ump=1,0072 ume=5,486.10-4 u

 

Phát biểu: Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nucleon tạo thành hạt nhân đó. Độ chênh giữa hai khối lượng đó được gọi là độ hụt khối của hạt nhân.

 

Chú thích:

m: độ hụt khối của hạt nhân (u)

Z: số proton

A-Z: số neutron

mp, mn: khối lượng của proton và neutron (u)

mX: khối lượng của hạt nhân (u)

Trong đó:

mn1,0087u

mp1,0072u

mn>mp>1 u>me

 

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Khối lượng của vật - Vật lý 10

m

 

Khái niệm:

Khối lượng vừa là một đặc tính của cơ thể vật lý vừa là thước đo khả năng chống lại gia tốc của nó (sự thay đổi trạng thái chuyển động của nó) khi một lực ròng được áp dụng. Khối lượng của một vật thể cũng xác định sức mạnh của lực hấp dẫn của nó đối với các vật thể khác. Đơn vị khối lượng SI cơ bản là kilogram.

 

Trong một số bài toán đặc biệt của Vật Lý, khi mà đối tượng của bài toán có kích thước rất nhỏ (như tính lượng kim loại giải phóng ở bình điện phân, xác định số mol của một chất v....v...). Người ta sẽ linh động sử dụng "thước đo" phù hợp hơn cho khối lượng làm gam.

 

Đơn vị tính: 

Kilogram - viết tắt (kg)

Gram - viết tắt (g)

 

 

 

Xem chi tiết

Proton

p

 

Khái niệm:

- Proton mang điện dương, cùng với notron (n) cấu tạo thành hạt nhân của nguyên tử.

- Số proton trong một nguyên tử bằng với số electron.

- Điện tích proton: qp=1,6.10-19C =-qe

 

Đơn vị tính: Coulomb (C)

 

Nguyên tử – Wikipedia tiếng Việt

Xem chi tiết

Số khối - Vật lý 12

A

 

Khái niệm:

- Số khối hay số hạt, ký hiệu A, chỉ tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử. Với Z là số proton, N là số neutron thì A=Z+N.

- Số khối thường được ghi cao bên trái ký hiệu của nguyên tố XZA.

 

Đơn vị tính: nuclôn

 

Nguyên tử khối (A) | Khái niệm hoá học

Xem chi tiết

Độ hụt khối của hạt nhân - Vật lý 12

m

 

Khái niệm:

Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nucleon tạo thành hạt nhân đó. Độ chênh giữa hai khối lượng đó được gọi là độ hụt khối của hạt nhân.

 

Đơn vị tính: u

 

Xem chi tiết

Nguyên tử khối

ma

 

Khái niệm:

- Nguyên tử khối (ma) là khối lượng của một nguyên tử.

- Quy ước là 1 đơn vị carbon thì bằng 112 khối lượng một nguyên tử carbon-12, ở trạng thái nghỉ.

 

Đơn vị tính: u hoặc đvC

 

Bảng tra cứu khối lượng nguyên tử tương đối gần đúng

Xem chi tiết

Hằng Số Liên Quan

Khối lượng proton

mp

mp=1,00728 u

Khối lượng của proton lớn hơn 80 -100 lần tổng khối lượng ba hạt quark hóa trị của nó

Xem chi tiết

Khối lượng nơtron

mn

Ý nghĩa : Hạt cơ bản không mang điện tích, nằm bên trong hạt nhân.

Neutron được phát hiện bởi James Chadwick vào năm 1932 và được trao giải Nobel cho phát hiện này ở năm 1935.

Neutron được dùng để tạo ra nhiều các đồng vị hạt nhân.

Người ta phát hiện neutron thông qua hai cách"

+ Phát hiện neutron thông qua hiện tương bắt neutron chuyển tín hiệu điện thành năng lượng.

+ Phát hiện thông qua tán xạ đàn hồi và máy dò

mn=1,00866 u>mp>>me

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Định luật II Newton.

a=Fm=> F=m.a

Phát biểu:

Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng. Độ lớn tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

 

Chú thích:

a: gia tốc của vật (m/s2).

F: lực tác động (N).

m: khối lượng của vật (kg).

 

Qua hình ảnh minh họa ta thấy khối lượng và gia tốc của vật là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Khối lượng càng nhỏ thì gia tốc lớn và ngược lại.

Xem chi tiết

Công thức xác định lực hấp dẫn.

Fhd=G.m1.m2r2

Phát biểu:

Lực hấp dẫn giữa hai vật( coi như hai chất điểm) có độ lớn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

 

Chú thích:

m1;m2: khối lượng của hai vật 1 và 2 (kg).

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

r: khoảng cách giữa hai vật (m).

Fhd: lực hấp dẫn (N).

 

Xem chi tiết

Công thức trọng lực.

P=Fhd=G.M.m(Rtrái đt+h)2=m.g

Giải thích:

Trọng lục là một trường hợp đặc biệt của lực hấp dẫn. Khi mà một trong hai vật là Trái Đất.

Nói cách khác, trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên một vật đặt cạnh nó.

 

Chú thích:

G: hằng số hấp dẫn 6,67.10-11(N.m2kg2).

Mkhối lượng trái đất 6.1024(kg).

m: khối lượng vật đang xét (kg).

Rtrái đt: bán kính trái đất 6400(km).

h: khoảng cách từ mặt đất đến điểm đang xét (m).

Fhd: lực hấp dẫn (N). 

P: trọng lực (N). 

g: gia tốc trọng trường m/s2.

Xem chi tiết

Cấu tạo nguyên tử

p=e

 

Phát biểu:

- Nguyên tử có cấu tạo gồm một hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện âm chuyển động xung quanh.

- Hạt nhân gồm: hạt notron không mang điện và hạt proton mang điện dương.

- Số proton = số electron ( p=e ) nên nguyên tử trung hòa về điện.

 

Chú ý:

Điện tích electron: qe=-1,6.10-19C và khối lượng electron: me=9,1.10-31kg

Điện tích proton: qp=1,6.10-19C và khối lượng proton: mp=1,67.10-27kg

Điện tích notron: qn=0 và khối lượng notron: mnmp

Xem chi tiết

Thuyết điện tử.

e>p: (-)

e<p: (+)

 

Phát biểu: Thuyết electron

- Một vật nhiễm điện âm khi số electron mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương ( proton ). Nếu số electron ít hơn số proton thì vật nhiễm điện dương.

- Electron có thể rời khỏi nguyên tử và di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

+ Nguyên tử mất electron trở thành ion dương. VD: Nguyên tử Natri mất một electron sẽ trở thành ion Na+.

+ Nguyên tử trung hòa nhận thêm electron sẽ trở thành ion âm. VD: Nguyên tử Clo nhận thêm một electron sẽ trở thành icon Cl-.

 

Vận dụng:

- Có thể dùng thuyết electron để giải thích ba hiện tượng nhiễm điện.

 

+ Nhiễm điện do cọ xát:

Cọ xát thước nhựa với mảnh vải khô, các electron của mảnh nhựa sẽ dịch chuyển sang mảnh vải khô do đó thước nhựa nhiễm điện âm. Các vụn giấy nhỏ không mang điện nên khi đưa thước nhựa lại gần các vụn giấy, chúng bị hút lên.

 

Bụi bám vào quạt: Cánh quạt quay sẽ cọ xát với không khí, khiến bản thân chúng bị nhiễm điện và hút bụi.

 

+ Nhiễm điện do tiếp xúc: Thanh kim loại trung hòa về điện tiếp xúc với quả cầu nhiễm điện thì có sự dịch chuyển điện tích từ quả cầu sang thanh kim loại => thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với quả cầu.

 

+ Nhiễm điện do hưởng ứng: Thanh kim loại trung hòa điện đặt gần quả cầu nhiễm điện thì các electron tự do trong thanh kim loại dịch chuyển. Đầu thanh kim loại xa với quả cầu sẽ nhiễm điện cùng dấu với quả cầu, đầu thanh gần hơn thì nhiễm điện trái dấu với quả cầu.

Xem chi tiết