Độ biến thiên động lượng của vật.

Vật lý 10. Độ biến thiên động lượng của vật. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Độ biến thiên động lượng của vật.

p=p1-p0=F.t

hay F=ΔpΔt

Khái niệm:

Độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

Độ biến thiên động lượng còn là hiệu số giữa động lượng lúc sau so với động lượng lúc đầu.

 

Chú thích:

p: độ biến thiên động lượng của vật (kg.m/s).

p1: động lượng lúc sau của vật (kg.m/s).

p0động lượng lúc đầu của vật (kg.m/s).

F.t: xung lượng của lực F tác dụng lên vật trong thời gian Δt (N.s)

F: lực tác dụng (N).

Δt: độ biến thiên thời gian - thời gian tương tác (s).

Chủ Đề Vật Lý

Bài Giảng Liên Quan

Động lượng - Độ biến thiên động lượng - Dạng khác của định luật II Newton

Vật lý 10. Các định luật bảo toàn. Định luật bảo toàn động lượng. Độ biến thiên động lượng. Dạng khác của định luật II Nweton. Xác định lực tương tác của vật lhi biết thời gian tác dụng.

Biến Số Liên Quan

Độ biến thiên thời gian - Vật lý 10

Δt

 

Khái niệm: 

Độ biến thiên thời gian là hiệu số giữa hai thời điểm t1t2.

 

Đơn vị tính: giây (s), phút (min), giờ (h).

 

Xem chi tiết

Lực - Vật lý 10

F

Khái niệm:

Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

 

Đơn vị tính: Newton (N)

 

Xem chi tiết

Động lượng - Vật lý 10

p

 

Khái niệm:

Động lượng của vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bằng tích số giữa khối lượng và vận tốc của chúng.

Động lượng của vật luôn cùng chiều với vận tốc.

 

Đơn vị tính: kg.m/s

 

Xem chi tiết

Xung lượng của lực - Vật lý 10

F.Δt

 

Khái niệm:

Khi một lực F tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian ∆t thì tích F.Δt được định nghĩa là xung lượng của lực F trong khoảng thời gian ∆t ấy.

 

Đơn vị tính: N.s

 

Xem chi tiết

Độ biến thiên động lượng - Vật lý 10

Δp

 

Khái niệm: 

Độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

 

Đơn vị tính: kg.m/s

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Vận tốc trung bình

Vtb=ΔxΔt=ΔdΔt=x2-x1t2-t1 

a/Định nghĩa:

Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời (độ dịch chuyển) vật di chuyển được và thời gian di chuyển hết độ đời đó.

b/Công thức

vtb=xt=dt=x2-x1t2-t1

Chú thích:

Vtb: vận tốc trung bình của vật (m/s).

Δx: độ dời của vật (m).

d: độ dịch chuyển của vật (m)

Δt: thời gian chuyển động của vật (s).

x2, x1: tọa độ của vật ở vị trí 1 và 2 (m)

t2, t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s)

Lưu ý

+ Vận tốc trung bình có thể âm hoặc dương tùy theo cách chọn chiều dương. Khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị dương. Ngược lại, khi chọn chiều dương ngược chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị âm.

+ Vận tốc trung bình qua hai tọa độ có độ lớn giống nhau trong mọi hệ quy chiếu.

+ Một vật đi A đến B rồi từ B về A thì vận tốc trung bình trên cả quá trình bằng không dù đi trên đoạn đường với vận tốc khác nhau. Lúc này vận tốc trung bình  không thể hiện được mức độ nhanh chậm của chuyển động.

vtbABA=x2-x1t=xA-xAt=0

Xem chi tiết

Tốc độ trung bình

v=SΔt=St2-t1

Tốc độ trung bình

a/Định nghĩa:

Tốc độ trung bình là thương số giữa quãng đường vật đi được và thời gian đi hết quãng đường đó.

b/Ý nghĩa : đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

c/Công thức

v=St

Chú thích:

v: tốc độ trung bình của vật (m/s).

S: quãng đường vật di chuyển (m).

Δt: thời gian di chuyển (s).

t2, t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s).

Ứng dụng : đo chuyển động của xe (tốc kế)

Lưu ý : Tốc độ trung bình luôn dương và bằng với độ lớn vận tốc trung bình trong bài toán chuyển động một chiều.

Vận động viên người Na Uy đạt kỉ lục thế giới với bộ môn chạy vượt rào trên quãng đường 400 m trong 43.03 giây (v=8.7 m/s) tại Olympic Tokyo 2020.

Xem chi tiết

Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều.

a=ΔvΔt=v-vot

a/Định nghĩa

Gia tốc được tính bằng tỉ số giữa độ biến thiên vận tốc của vật và thời gian diễn ra. Nó là một đại lượng vectơ. Một vật có gia tốc chỉ khi tốc độ của nó thay đổi (chạy nhanh dần hay chậm dần) hoặc hướng chuyển động của nó bị thay đổi (thường gặp trong chuyển động tròn). 

+Ý nghĩa  : Đặc trưng cho sự biến đổi vận tốc nhiều hay ít của chuyển động.

b/Công thức

a=v -v0t

Chú thích:

v: vận tốc lúc sau của vật (m/s)

vo: vận tốc lúc đầu của vật (m/s)

t: thời gian chuyển động của vật (s)

a: gia tốc của vật (m/s2)

Đặc điểm

Nếu vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ thì.

+ Chuyển động nhanh dần a>0.

+ Chuyển động chậm dần a<0.  

Và ngược lại,nếu chuyển đông theo chiều âm của trục tọa độ.

+ Chuyển động nhanh dần a<0.

+ Chuyển động chậm dần a>0.  

 

Nói cách khác:

Nếu gia tốc cùng chiều vận tốc (av) thì vật chuyển động nhanh dần đều.

Nếu gia tốc ngược chiều vận tốc (avthì vật chuyển động chậm dần đều.

 

Xem chi tiết

Công thức xác định tổng hợp lực.

Ft=F1+F2+...+Fn

Định nghĩa:

Tổng hợp lực: là thay thế hai lực bằng một lực có tác dụng tương tự. Lưu ý rằng sau khi tổng hợp lực xong chỉ có duy nhất một kết quả tổng hợp.

Trong trường hợp chỉ có hai lực đồng quy: Ft=F1+F2

Điều kiện lực tổng hợp: F1-F2  F  F1+F2

1) Trường hợp hai vector cùng phương cùng chiều

Ft=F1+F2Ft=F1+F2

2) Trường hợp hai vector cùng phương ngược chiều

Ft=F1+F2Ft=F1-F2

3) Trường hợp hai vector vuông góc với nhau

Ft=F1+F2Ft2=F12+F22

4) Với góc alpha bất kì

Ft=F1+F2Ft2=F12+F22+2F1F2.cos(α)

Chú thích:

F: độ lớn của lực tác dụng (N).

α: góc tạo bới hai lực (deg) hoặc (rad).

5) Hai vector giống nhau và hợp góc alpha bằng 60 độ

6) Hai vector giống nhau và hợp góc alpha bằng 120 độ

BẢNG TỔNG HỢP CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH ĐỘ LỚN CỦA HỢP LỰC

Xem chi tiết

Định luật II Newton.

a=Fm=> F=m.a

Phát biểu:

Gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng. Độ lớn tỉ lệ thuận với lực tác dụng và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

 

Chú thích:

a: gia tốc của vật (m/s2).

F: lực tác động (N).

m: khối lượng của vật (kg).

 

Qua hình ảnh minh họa ta thấy khối lượng và gia tốc của vật là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau. Khối lượng càng nhỏ thì gia tốc lớn và ngược lại.

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Đơn vị của động lượng.

Động lượng được tính bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Độ biến thiên động lượng khi vật rơi tự do.

Một vật có khối lượng 1,5 kg được thả rơi tự do xuống đất trong thời gian 0,5 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định độ biến thiên động lượng khi vật rơi.

Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó. Cho g=9,8 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định độ biến thiên động lượng khi vật bật lại.

Hòn bi thép có khối lượng 200 g rơi tự do từ độ cao h =20 cm xuống mặt phẳng nằm ngang. Sau va chạm hòn bi bật ngược trở lại với vận tốc có độ lớn như cũ. Tính độ biển thiên động lượng của hòn bi. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định độ biến thiên động lượng của vật khi vật rơi.

Hòn bi thép có khối lượng 200 g rơi tự do từ độ cao h=80 cm xuống mặt phẳng nằm ngang. Sau va chạm giữa hòn bi và mặt phẳng, hòn bi nằm yên trên mặt phẳng. Tính độ biến thiên động lượng của hòn bi. Lấy g=10 m/s2 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định xung lượng của phân tử tác dụng lên thành bình.

Cho một bình chứa không khí, một phân tử khí có khối lượng 4,65.10-26 kg  đang bay với vận tốc 600 m/s va chạm vuông góc với thành bình và bật trở lại với vận tốc cũ. Tính xung lượng của lực tác dụng vào thành bình.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định lực hãm để vật dừng lại sau 10s.

Một đoàn tàu có khối lượng 10 tn đang chuyển động trên đường ray nằm ngang với vận tốc 54 km/h, người lái tàu nhìn từ xa thấy một chướng ngại vật, liền hãm phanh. Tính độ lớn lực hãm để tàu dừng lại sau 10 giây.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định lực cản của tường.

Một xạ thủ bắn tia từ xa với viên đạn có khối lượng  20 g, khi viên đạn bay gần chạm tường thì có vận tốc 600 m/s, sau khi xuyên thủng bức tường vận tốc của viên đạn chỉ còn 200 m/s. Tính độ biến thiên động lượng của viên đạn và lực cản trung bình mà tường tác dụng lên viên đạn biết thời gian đạn xuyên qua tường 10-3 s.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định lực cản của nước tác dụng lên người.

Một người khối lượng 60kg thả mình rơi tự do từ 1 cầu nhảy ở độ cao 4,5 mxuống nước và sau khi chạm mặt nước được 0,5 s thì dừng chuyển động.Tìm lực cản mà nước tác dụng lên người. Lấy g=10 m/s2

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định độ biến thiên động lượng của quả bóng.

Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với vận tốc v thì đập vào 1 bức tường và bật trớ lại cùng với vận tốc ban đầu. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là. Biết chiều dương từ tường hướng ra

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định độ biến động lượng của quả bóng.

Một học sinh của THPT Đào Duy Từ đá một quả bóng có khối lượng 400 g bay với vận tốc 8 m/s đập vuông góc với tường thì quả bóng bật trở lại với vận tốc tương tự.

a. Xác định độ biến thiên động lượng và lực tác dụng của tường lên quả bóng biết thời gian va chạm là 0,1 s.

b. Nếu học sinh đó đá quả bóng theo phương hợp với tường một góc 60° thì quả bóng bật ra với góc tương tự thì lực tác dụng thay đổi thế nào?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Đại lượng nào không phải vecto?

Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng véc tơ?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Động lượng liên hệ chặt chẽ nhất với đại lượng nào?

Động lượng liên hệ chặt chẽ nhất với

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Đặc điểm của động lượng

Chọn kết luận sai:

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết