Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch.

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch là gì? Công thức tính điện năng tiêu thụ. Vật Lý 11. Bài tập áp dụng và hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch.

A=Uq=UIt

 

Phát biểu: Lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.

 

Chú thích: 

A: điện năng tiêu thụ của đoạn mạch (J)

U: hiệu điện thế (V)

q: độ lớn của điện tích (C)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

 

Vận dụng: Điện năng tiêu thụ thông thường được đo bằng đồng hồ điện, hay còn gọi là công tơ điện.

Đơn vị đo: 1 kWh = 3600000 Ws = 3600000 J 

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Thời gian - Vật lý 10

t

 

Khái niệm:

Thời gian t là thời gian vật tham gia chuyển động từ vị trí này đến vị trí khác theo phương chuyển động của vật.

 

Đơn vị tính: giây (s), phút (min), giờ (h).

Xem chi tiết

Điện tích

q

 

Khái niệm: 

q là lượng điện mà vật đang tích được do nhận thêm hay mất đi electron.

 

Đơn vị tính: Coulomb (C)

 

 

Xem chi tiết

Công của lực điện

A

 

Khái niệm:

Công của lực điện là năng lượng của điện trường dùng để dịch chuyển điện tích từ điểm này đến điểm khác trong điện trường.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

 

Xem chi tiết

Hiệu điện thế

U

 

Khái niệm:

- Hiệu điện thế (hay điện áp) là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực.

- Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường tĩnh là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa hai điểm đó. 

 

Đơn vị tính: Volt (V)

 

Xem chi tiết

Cường độ dòng điện

I

 

Khái niệm:

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện.

 

Đơn vị tính: Ampe (A)

 

Xem chi tiết

Điện năng tiêu thụ

A

Khái niệm:

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch chính là năng lượng điện được chuyển hóa thành công để có thể dịch chuyển các điện tích ở trong mạch.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Vận tốc trung bình

Vtb=ΔxΔt=ΔdΔt=x2-x1t2-t1 

a/Định nghĩa:

Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời (độ dịch chuyển) vật di chuyển được và thời gian di chuyển hết độ đời đó.

b/Công thức

vtb=xt=dt=x2-x1t2-t1

Chú thích:

Vtb: vận tốc trung bình của vật (m/s).

Δx: độ dời của vật (m).

d: độ dịch chuyển của vật (m)

Δt: thời gian chuyển động của vật (s).

x2, x1: tọa độ của vật ở vị trí 1 và 2 (m)

t2, t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s)

Lưu ý

+ Vận tốc trung bình có thể âm hoặc dương tùy theo cách chọn chiều dương. Khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị dương. Ngược lại, khi chọn chiều dương ngược chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị âm.

+ Vận tốc trung bình qua hai tọa độ có độ lớn giống nhau trong mọi hệ quy chiếu.

+ Một vật đi A đến B rồi từ B về A thì vận tốc trung bình trên cả quá trình bằng không dù đi trên đoạn đường với vận tốc khác nhau. Lúc này vận tốc trung bình  không thể hiện được mức độ nhanh chậm của chuyển động.

vtbABA=x2-x1t=xA-xAt=0

Xem chi tiết

Phương trình tọa độ của vật trong chuyển động thẳng đều.

x=xo+v.t

1.Chuyển động thẳng đều

a/Định nghĩa : Chuyển động thẳng đều là chuyển động của vật có chiều và vận tốc không đổi , quỹ đạo có dạng đường thẳng.

Ví dụ: chuyển động của vật trên băng chuyền, đoàn duyệt binh trong những ngày lễ lớn.

Quân đội Nga duyệt binh kỉ niệm ngày chiến thắng 9/5

 

2.Phương trình chuyển đông thẳng đều

a/Công thức :

                           x=x0+vt-t0

b/Chứng minh :

Chọn chiều dương là chiều chuyển động , gốc thời gian là lúc xuất phát

Vật xuất phát tại vị trí x ,quãng đường đi được sau t: S=vt

Mặc khác độ dời của vật : x=x-x0

Hình ảnh minh họa cho công thức x=xo+v.t

 

Vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương nên 

S=xvt=x-x0x=x0+vt

t tính từ lúc bắt đầu chuyển động

 

 

 

 

 

Chú thích:

x: Tọa độ của vật tại thời điểm t (m).

xo: Tọa độ ban đầu của vật ở thời điểm t=0s.

v: Vận tốc của vật (m/s). 

v>0: Cùng hướng chuyển động.

v<0: Ngược hướng chuyển động.

t: Thời gian chuyển động của vật (s).

 

Xem chi tiết

Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động thẳng

S=x-xo=v.t

S=S1+S2+.....+Sn

Quãng đường

a/Định nghĩa

Quãng đường S là tổng độ dịch chuyển mà vật đã thực hiện được mang giá trị dương. 

Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường mang tính tích lũy, nó có thể khác với độ dời . Ví dụ, khi vật đi theo chiều âm tọa độ của vật giảm dần dẫn tới độ dời mang giá trị âm để tìm quãng đường ta lấy trị tuyệt đối của độ dời.

S=x

Đối với vật chuyển động thẳng theo chiều dương đã chọn thì quãng đường chính là độ dời.

Trong thực tế khi làm bài tập, người ta thường chọn xo=0 (vật xuất phát ngay tại gốc tọa độ). Chiều dương là chiều chuyển động nên thường có S=x (quãng đường đi được bằng đúng tọa độ lúc sau của vật).

b/Công thức:

S=x-x0=vt

Chú thích:

S: là quãng đường (m).

x, xo: là tọa độ của vật ở thời điểm đầu và sau (m).

v: vận tốc của chuyển động (m/s)

t: thời gian chuyển động (s)

c/Lưu ý:

Trong trường hợp xe đi nhiều quãng đường nhỏ với tốc độ khác nhau. Thì quãng đường mà xe đã chuyển động được chính là bằng tổng những quãng đường nhỏ đó cộng lại với nhau.

S=S1 +S2+.....+Sn

Xem chi tiết

Định luật Coulomb.

F=kq1.q2r2

 

Phát biểu: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong các môi trường có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Trong chân không, ε=1.

 

Chú thích:

k: hệ số tỉ lệ 9.109 N.m2C2

q1, q2: điện tích của hai điện tích điểm (C: Coulomb)

r: khoảng cách giữa hai điện tích điểm (m)

q1.q2>0: hai điện tích cùng dấu đẩy nhau, giá trị F>0.

 

q1.q2<0: hai điện tích trái dấu hút nhau, giá trị F<0.

 

Hình vẽ:

 

 

 

Xem chi tiết

Cường độ điện trường

E=Fq

 

Khái niệm:

- Cường độ điện trường E tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.

 

Chú thích:

E: cường độ điện trường (V/m, N/C)

F: độ lớn lực điện (N)

q: độ lớn của điện tích thử (C)

Các đặc điểm của đường sức điện:

- Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ có một đường sức điện;

- Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vector cường độ điện trường tại điểm đó.

- Đường sức điện của điện trường là đường cong không kép kín. Nó đi ra từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

- Nếu chỉ có một điện tích thì các đường sức đi từ điện tích dương ra vô cực hoặc đi từ vô cực đến điện tích âm.

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Cho mạch R,L,C mắc nối tiếp, điện áp hai đầu cuộn dây sớm phase hơn điện áp hai đầu mạch pi/2. Nếu ta tăng điện trở thì.

Cho mạch R, L, C mắc nối tiếp. Với các giá trị đã cho thì uL sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc π2. Nếu ta tăng điện trở R thì:

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Điện năng được đo bằng gì?

Điện năng được đo bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây?

Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động?

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Khi một động cơ điện hoạt động bình thường thì điện năng được biến đổi thành

Khi một động cơ điện đang hoạt động bình thường thì điện năng được biến đổi thành

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 1 A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ.

Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 1 A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là 6 V.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Bàn là được sử dụng với hiệu điện thế 220 V. Tính điện năng tiêu thụ của bàn là trong 0,5 h.

Một bàn là điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ là 5A. Điện năng bàn là tiêu thụ trong 0,5 h là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là trong 30 ngày, mỗi ngày 20 phút.

Một bàn là điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ là 5 A. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày 20 phút, cho rằng giá tiền điện là 1500 đ /(kWh).

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 5 giờ thì trong 30 ngày sẽ giảm được bao nhiều tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc?

Một đèn ống loại 40 W được chế tạo để có công suất chiếu sáng bằng đèn dây tóc loại 100 W. Hỏi nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 5 giờ thì trong 30 ngày sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc nói trên? Cho rằng giá tiền điện là 1500 đ/(kWh).

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Quạ điện được sử dụng dưới hiệu điện thế 220 V. Tính nhiệt lượng ma quạt tỏa ra trong 30 phút theo đơn vị Jun.

Một quạt điện được sử dụng dưới hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua quạt có cường độ là 5 A. Tính nhiệt lượng mà quạt tỏa ra trong 30 phút theo đơn vị Jun.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết điều gì?

Số đếm của công tơ điện gia đình cho biết điều gì?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Điện phân Al2O3 nóng chảy, cho dòng điện cường độ 20 kA chạy qua dung dịch với U = 5,0 V. Tính thời gian điện phân và lượng điện năng tiêu thụ.

Khi điện phân dung dịch nhôm ôxit Al2O3 nóng chảy, người ta cho dòng điện cường độ 20 kA chạy qua dung dịch này tương ứng với hiệu điện thế giữa các điện cực là 5,0 V. Nhôm có khối lượng mol là A = 27 g/mol và hóa trị n = 3. Để thu được 1 tấn nhôm thời gian điện phân và lượng điện năng đã tiêu thụ lần lượt là 

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết