Cường độ dòng điện.

Cường độ dòng điện là gì? Công thức tính cường độ dòng điện. Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết và bài tập áp dụng.

Advertisement

Cường độ dòng điện.

I=qt

 

Khái niệm: Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số giữa điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn và khoảng thời gian t đó.

 

Chú thích:

I: cường độ dòng điện trung bình trong khoảng thời gian t (A)

q: điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn (C)

t: thời gian (s)

 

Cách mắc Ampere kế (dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch): mắc nối tiếp sao cho chốt dương nối với cực dương, chốt âm nối với cực âm.

 

Chủ Đề Vật Lý

Lý Thuyết Liên Quan

Dòng điện

Vật lý 11. Dòng điện không đổi. Chiều dòng điện. Cường độ dòng điện. Hướng dẫn chi tiết.
Xem chi tiết

Biến Số Liên Quan

Độ biến thiên thời gian - Vật lý 10

Δt

 

Khái niệm: 

Độ biến thiên thời gian là hiệu số giữa hai thời điểm t1t2.

 

Đơn vị tính: giây (s), phút (min), giờ (h).

 

Xem chi tiết

Độ biến thiên điện lượng

q

 

Khái niệm:

Độ biến thiên điện lượng là hiệu số điện lượng giữa hai thời điểm.

 

Đơn vị tính: Coulomb (C)

Xem chi tiết

Cường độ dòng điện

I

 

Khái niệm:

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện.

 

Đơn vị tính: Ampe (A)

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Vận tốc trung bình

Vtb=ΔxΔt=ΔdΔt=x2-x1t2-t1 

a/Định nghĩa:

Vận tốc trung bình là thương số giữa độ dời (độ dịch chuyển) vật di chuyển được và thời gian di chuyển hết độ đời đó.

b/Công thức

vtb=xt=dt=x2-x1t2-t1

Chú thích:

Vtb: vận tốc trung bình của vật (m/s).

Δx: độ dời của vật (m).

d: độ dịch chuyển của vật (m)

Δt: thời gian chuyển động của vật (s).

x2, x1: tọa độ của vật ở vị trí 1 và 2 (m)

t2, t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s)

Lưu ý

+ Vận tốc trung bình có thể âm hoặc dương tùy theo cách chọn chiều dương. Khi chọn chiều dương cùng chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị dương. Ngược lại, khi chọn chiều dương ngược chiều chuyển động vận tốc trung bình mang giá trị âm.

+ Vận tốc trung bình qua hai tọa độ có độ lớn giống nhau trong mọi hệ quy chiếu.

+ Một vật đi A đến B rồi từ B về A thì vận tốc trung bình trên cả quá trình bằng không dù đi trên đoạn đường với vận tốc khác nhau. Lúc này vận tốc trung bình  không thể hiện được mức độ nhanh chậm của chuyển động.

vtbABA=x2-x1t=xA-xAt=0

Xem chi tiết

Tốc độ trung bình

v=SΔt=St2-t1

Tốc độ trung bình

a/Định nghĩa:

Tốc độ trung bình là thương số giữa quãng đường vật đi được và thời gian đi hết quãng đường đó.

b/Ý nghĩa : đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

c/Công thức

v=St

Chú thích:

v: tốc độ trung bình của vật (m/s).

S: quãng đường vật di chuyển (m).

Δt: thời gian di chuyển (s).

t2, t1: thời điểm 1 và 2 trong chuyển động của vật (s).

Ứng dụng : đo chuyển động của xe (tốc kế)

Lưu ý : Tốc độ trung bình luôn dương và bằng với độ lớn vận tốc trung bình trong bài toán chuyển động một chiều.

Vận động viên người Na Uy đạt kỉ lục thế giới với bộ môn chạy vượt rào trên quãng đường 400 m trong 43.03 giây (v=8.7 m/s) tại Olympic Tokyo 2020.

Xem chi tiết

Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều.

a=ΔvΔt=v-vot

a/Định nghĩa

Gia tốc được tính bằng tỉ số giữa độ biến thiên vận tốc của vật và thời gian diễn ra. Nó là một đại lượng vectơ. Một vật có gia tốc chỉ khi tốc độ của nó thay đổi (chạy nhanh dần hay chậm dần) hoặc hướng chuyển động của nó bị thay đổi (thường gặp trong chuyển động tròn). 

+Ý nghĩa  : Đặc trưng cho sự biến đổi vận tốc nhiều hay ít của chuyển động.

b/Công thức

a=v -v0t

Chú thích:

v: vận tốc lúc sau của vật (m/s)

vo: vận tốc lúc đầu của vật (m/s)

t: thời gian chuyển động của vật (s)

a: gia tốc của vật (m/s2)

Đặc điểm

Nếu vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ thì.

+ Chuyển động nhanh dần a>0.

+ Chuyển động chậm dần a<0.  

Và ngược lại,nếu chuyển đông theo chiều âm của trục tọa độ.

+ Chuyển động nhanh dần a<0.

+ Chuyển động chậm dần a>0.  

 

Nói cách khác:

Nếu gia tốc cùng chiều vận tốc (av) thì vật chuyển động nhanh dần đều.

Nếu gia tốc ngược chiều vận tốc (avthì vật chuyển động chậm dần đều.

 

Xem chi tiết

Dòng điện không đổi

I=qt

 

Khái niệm: Dòng điện không đổi (dòng điện một chiều) là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. 

Viết tắt: 1C hay DC.

 

Chú thích:

I: cường độ dòng điện (A)

q: điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn (C)

t: thời gian (s)

 

Ứng dụng:

Khi cúp điện chúng ta thường dùng đèn pin dạng sạc hoặc đèn pin sử dụng pin tiểu để chiếu sáng. Đây cũng chính là nguồn sử dụng pin 1 chiều phổ biến nhất.

 

Điện thoại di động chúng ta thường dùng hàng ngày cũng chính là một thiết bị dùng điện một chiều bởi vì nó được cắm sạc trực tiếp từ nguồn điện xoay chiều. Đầu cắm sạc chính là đầu chuyển nguồn AC (xoay chiều) thành DC (một chiều) trước khi vào điện thoại.

 

Một ứng dụng đang được sử dụng rộng rãi và càng ngày càng nhân rộng chính là tấm Pin thu năng lượng mặt trời để biến thành điện năng sử dụng. Quá trình nãy cũng cần phải có thiết bị biến tần để biến điện năng một chiều thành điện xoay chiều 220VAC để sử dụng.

 

Ngoài ra acquy và pin cũng là những nguồn điện cho ra dòng điện một chiều.

Xem chi tiết

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch.

A=Uq=UIt

 

Phát biểu: Lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.

 

Chú thích: 

A: điện năng tiêu thụ của đoạn mạch (J)

U: hiệu điện thế (V)

q: độ lớn của điện tích (C)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

 

Vận dụng: Điện năng tiêu thụ thông thường được đo bằng đồng hồ điện, hay còn gọi là công tơ điện.

Đơn vị đo: 1 kWh = 3600000 Ws = 3600000 J 

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Một ống Rơnghen, cường độ dòng điện qua ống I=0,01A, tính số phô tôn Rơn ghen phát ra trong một giây.

Một ống Rơnghen, cường độ dòng điện qua ống I= 0,01 (A) , tính số phôtôn Rơn ghen phát ra trong một giây. Biết rằng chỉ có 0,8 % electron đập vào đối catot là làm bức xạ ra phô tôn Rơnghen

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính số phôtôn Rơnghen phát ra trong một phút.

Cường độ dòng điện trong ống Rơnghen là 0,64 mA. Biết rằng chỉ có 0,8% electron đập vào đối catot là làm bức xạ ra phô tôn Rơnghen. Tính số phôtôn Rơnghen phát ra trong một phút.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tông động năng electron đập vào đôi catôt trong 1s là 200 (J). Cường độ dòng điện qua ống là?

Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống Rơnghen là 20 kV. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catot. Tông động năng electron đập vào đôi catôt trong 1 slà 200 (J). Cường độ dòng điện qua ống là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nhiệt lượng đối catốt nhận được trong 1 s là ?

  Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của ống Rơnghen là 18 kV, dòng tia âm cực có cường độ 8 mA. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catot. Giả sử 99% động năng của electron đập vào đối catốt chuyển thành nhiệt năng đốt nóng đối catốt và bỏ qua bức xạ nhiệt. Nhiệt lượng đối catốt nhận được trong 1 slà 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nhiệt lượng tỏa ra trên đối catốt trong 1 phút là ?

Một ống Rơnghen phát tia X có bước sóng ngắn nhất 5.10-10 m . Bỏ qua vận tốc ban đầu của các electron khi bứt ra khỏi catôt. Giả sử 100% động năng của các electron biến thành nhiệt làm nóng đối catốt và cường độ dòng điện chạy qua ống là I = 2 mABiết độ lớn điện tích êlectrôn (êlectron), tốc độ ánh sáng trong chân không và hằng số Plăng lần lượt là 1,6 .10-19 C3.108 m/s và  6,625.10-34 J.s . Nhiệt lượng tỏa ra trên đối catốt trong 1  phút là 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 6 cm, B = 4 mT, R = 0,01 ôm. Tính điện lượng di chuyển trong khung.

Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 6 cm được đặt trong từ trường đều B = 4mT, đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Cầm hai cạnh đối diện hình vuông kéo về hai phía khác nhau để được một hình chữ nhật có cạnh này dài gấp hai lần cạnh kia. Cho điện trở của khung bằng R = 0,01 Ω. Điện lượng di chuyển trong khung là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một khung dây hình vuông MNPQ cạnh a = 6 cm, B = 4 mT, R = 0,01 ôm. Tính điện lượng di chuyển trong khung.

Một khung dây hình vuông MNPQ cạnh a = 6 cm đặt trong từ trường đều B = 4 mT, đường sức vuông góc với mặt phẳng khung dây hình 1. Giữ đinh M cố định, sau đó kéo và xoắn các cạnh của khung dao cho ta được hai hình vuông mà diện tích hình này lớn gấp 4 lần hình kia trên hình 2. Cho điện trở của khung bằng R = 0,01 Ω. Cho biết dây dẫn của khung có vỏ cách điện. Điện lượng di chuyển trong khung là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Mặt phẳng nghiên 60 độ, song song theo đường dốc chính, cách nhau 20 cm, nối với tụ điện 10 mF. Thanh chuyển động nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn bao nhiêu?

Trên mặt phẳng nghiêng góc α = 60° so với mặt phẳng ngang có hai thanh kim loại siêu dẫn cố định, song song theo đường dốc chính, cách nhau một khoảng 20 cm, nối với nhau bằng tụ điện có điện dung 10 mF. Đoạn dây dẫn AB có điện trở 1 Ω, có khối lượng 10 g, đặt vuông góc với hai thanh siêu dẫn nói trên và có thể trượt không ma sát trên hai thanh đó. Hệ thống được đặt trong từ trường đều cảm ứng từ 2,5 T. Lấy g = 10 m/s2. Tại thời điểm t = 0, thả nhẹ để AB trượt không vận tốc và luôn vuông góc với hai thanh. Sau một thời gian thanh chuyển động nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn gần giá trị nào nhất sau đây?

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Tính cường độ dòng điện qua ống dây nếu như điện áp đặt vào hai đầu là U= 38,4V

Một dây dẫn có đường kính d=1 mm quấn quanh một lõi tròn có đường kính D=4 cm tạo thành một ống dây. Biết ống dây chỉ có một lớp dây gồm 300 vòng dây và điện trở suất của dây là p=4.10-7Ωm. Tính cường độ dòng điện qua ống dây nếu như điện áp đặt vào hai đầu là U=38,4 V.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?

Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?  

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Đo cường độ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây?

Đo cường độ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Điều kiện để có dòng điện là gì?

Điều kiện để có dòng điện là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng.

Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Một điện lượng 6,0 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.

Một điện lượng 6,0 mC dịch chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn trong khoảng thời gian 2,0 s. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính cường độ dòng điện và điện lượng chạy qua tiết diện dây dẫn trong 2 phút.

Số electron qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là 1,25.1019. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn và điện lượng chạy qua tiết diện đó trong 2 phút lần lượt là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nối với động cơ của tủ lạnh.

Trong khoảng thời gian đóng công tắc để chạy một tủ lạnh thì cường độ dòng điện trung bình đo được là 6 A. Khoảng thời gian đóng công tắc là 0,5 s. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn nối với động cơ của tủ lạnh.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 1 s.

Dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại có cường độ là 1 A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 1 s.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 10 phút.

Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là I = 0,5 A. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 10 phút.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các hạt như thế nảo?

Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết