Công thức tính điện trở của dây dẫn.

Vật lý 11. Công thức tính điện trở. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Công thức tính điện trở của dây dẫn.

R = ρlS (Ω)

Trong đó:

R: điện trở của dây dẫn (Ω).

ρ: điện trở suất của dây dẫn (Ω.m).

l: chiều dài của dây dẫn (m).

S: tiết diện của dây dẫn (m2).

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Điện trở tương đương của mạch ngoài

RN

 

Khái niệm:

Điện trở tương đương là điện trở của toàn mạch. Có thể thay điện trở này bằng các điện trở thành phần để cường độ dòng điện không đổi với cùng định mức điện áp. 

 

Đơn vị tính: Ohm (Ω)

 

Xem chi tiết

Điện trở suất

ρ

 

Khái niệm:

- Điện trở suất là một tính chất cơ bản của một vật liệu biểu thị khả năng cản trở dòng điện.

- Chất có điện trở suất thấp (chất dẫn điện) sẽ dễ dàng cho dòng điện đi qua, chất có điện trở suất lớn sẽ có tính cản trở dòng điện (chất cách điện).

 

Đơn vị tính: Ω.m

Xem chi tiết

Tiết diện ngang

S

 

Khái niệm:

Tiết diện ngang là hình phẳng mặt cắt ngang của hình khối, thường là vuông góc với trục của nó.

 

Đơn vị tính: m2

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Định luật Ohm đối với toàn mạch.

I=ERN+r

hoặc E=I(RN+r)=IRN+Ir

 

Phát biểu: Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

 

Chú thích:

E: suất điện động của nguồn điện (V)

I: cường độ dòng điện (A)

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

r: điện trở trong của nguồn điện (Ω)

Xem chi tiết

Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín.

I=ERN+r

Phát biểu định luật Ohm đối với toàn mạch: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.

Chú thích: 

I: cường độ dòng điện trong mạch kín (A)

E: suất điện động của nguồn điện (V)

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

r: điện trở trong của nguồn điện (Ω)

 

Cường độ dòng điện đạt giá trị lớn nhất khi điện trở mạch ngoài không đáng kể (RN=0), lúc này Im=Er. Khi đó ta nói rằng, nguồn điện bị đoản mạch.

Tích của cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch và điện trở của nó được gọi là "độ giảm điện thế" trên đoạn mạch đó. Kết quả các thí nghiệm cho thấy, suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong:

E=I.(RN+r)=IRN+Ir

Định luật Ohm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

Xem chi tiết

Hiệu điện thế của mạch ngoài.

UN=I.RN=E-I.r

 

Chú thích:

UN: hiệu điện thế của mạch ngoài (V)

I: cường độ dòng điện (A)

RN: điện trở tương đương của mạch ngoài (Ω)

r: điện trở trong của nguồn (Ω)

E: suất điện động của nguồn (V)

Xem chi tiết

Điện trở suất của kim loại.

ρ=ρ0[1+α(t-t0)]

 

Phát biểu: Khi nhiệt độ tăng, chuyển động nhiệt của các ion trong mạng tinh thể tăng, làm cho điện trở của kim loại tăng. Do đó điện trở suất ρ của kim loại cũng tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất.

 

Chú thích: 

ρ: điện trở suất (Ω.m)

ρ0: điện trở suất ở t0oC (Ω.m)

α: hệ số nhiệt điện trở (K-1)

t-t0: độ biến thiên nhiệt độ (K)

Khi đó, điện trở của kim loại: R=R0[1+α(t-t0)]

Chú ý: 

Độ K = Độ C + 273

Độ F = Độ C x 1,8 +32

 

Điện trở suất của một số kim loại:

Xem chi tiết

Hiện tượng quang dẫn.

R=ρ.lS

 

Chú thích: 

R: điện trở (Ω)

ρ: điện trở suất (Ω.m)

l: chiều dài dây dẫn (m)

S: tiết diện dây dẫn (m2)

 

Khái niệm: Là hiện tượng giảm điện trở suất (giảm điện trở do điện trở tỉ lệ thuận với điện trở suất). Tức là tăng độ dẫn điện của bán dẫn khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

 

Giải thích: Khi bán dẫn được chiếu sáng bằng chùm sáng có bước sóng thích hợp thì trong bán dẫn có thêm electron dẫn và lỗ trống được tạo thành. Do đó, mật độ hạt tải điện tăng, tức là điện trở suất của nó giảm. Cường độ ánh sáng chiếu vào bán dẫn càng mạnh thì điện trở suất của nó càng nhỏ.

 

Ứng dụng: Khi một linh kiện vật liệu quang dẫn được kết nối như một phần của mạch, hoạt động như một "điện trở quang", phụ thuộc vào cường độ ánh sáng hoặc chất quang dẫn.

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Tính cường độ dòng điện qua ống dây nếu như điện áp đặt vào hai đầu là U= 38,4V

Một dây dẫn có đường kính d=1 mm quấn quanh một lõi tròn có đường kính D=4 cm tạo thành một ống dây. Biết ống dây chỉ có một lớp dây gồm 300 vòng dây và điện trở suất của dây là p=4.10-7Ωm. Tính cường độ dòng điện qua ống dây nếu như điện áp đặt vào hai đầu là U=38,4 V.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một bình điện phân đựng CuSO4 với các cực điện cực đều bằng đồng. Sau thời gian t = 1 h, tính khối lượng đồng bám vào catot.

Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4, với các cực điện cực đều bằng đồng, diện tích catot bằng 10 cm2, khoảng cách từ catot đến anot là 5 cm. Đương lượng gam của đồng là 32. Hiệu điện thế đặt vào U = 15 V, điện trở suất của dung dịch là 0,2 Ωm. Sau thời gian t = 1 h, khối lượng đồng bám vào catot gần giá trị nào nhất sau đây?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Dòng điện 20 A chạy trong một dây đồng 1,0 mm2 được uốn thành một vòng tròn, B = 2,5.10-4 T. Điện trở suất 1,7.10-8 ôm.m. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu vòng dây.

Cho dòng điện cường độ 20 A chạy qua một dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 được uốn thành một vòng tròn đặt trong không khí. Khi đó cảm ứng từ tại tâm của vòng dây đồng có độ lớn bằng 2,5.10-4 T. Cho biết dây đồng có điện trở suất là 1,7.10-8 Ω.m. Hiệu điện thế giữa hai đầu vòng dây đồng gần giá trị nào nhất sau đây?

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một vành tròn kim loại bán kính r, tiết diện ngang S (S << r2). Tại một thời điểm nào đó tốc độ của vàng là v thì dòng điệnc ảm ứng trong vàng có độ lớn là bao nhiêu?

Một vành tròn kim loại bán kính r, tiết diện ngang S (S << r2), có khối lượng riêng d và điện trở suất ρ. Ban đầu vành nằm ngang, rơi vào một từ trường có tính đối xứng trụ sao cho trục của vành trùng với trục đối xứng của từ trường như ở hình vẽ. Tại một thời điểm nào đó tốc độ của vành là v thì dòng điện cảm ứng trong vành có độ lớn 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết