Phương trình cân bằng nhiệt.

Vật lý 10. Phương trình cân bằng nhiệt. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Phương trình cân bằng nhiệt.

Qin=Qout

Qout=m1C1t0-t1Qin=m2C2t2-t0

t0 nhiệt độ khi cân bằng

Qout nhiệt lượng của vật 1 tỏa

Qin nhiệt lượng của vật 2 thu

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Nhiệt lượng - Vật lý 11

Q

Khái niệm:

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

Xem chi tiết

Hằng Số Liên Quan

Nhiệt dung riêng của một số chất

c

 

Vật liệu có nhiệt dung riêng càng lón thì trong cùng một khoảng thời gian lượng nhiệt thu được hay tỏa ra càng lớn.

Q=mct

Trong đó c là nhiệt dung riêng được đo bằng tỉ lệ nhiệt lượng thêm vào và nhiệt độ tăng lên không phụ thuộc vào khối lượng , thể tích

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Định luật Joule - Lenz.

Q=RI2t

 

Phát biểu: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.

 

Chú thích:

Q: nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch (J)

R: điện trở của đoạn mạch (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

t: thời gian (s)

 

Trong đó điện trở R được tính bằng công thức: R=ρlS.

R: điện trở (Ω)

ρ: điện trở suất (Ωm)

l: chiều dài vật dẫn (m)

S: tiết diện ngang của vật dẫn (m2)

 

Heinrich Lenz (1804 - 1865)

 

James Prescott Joule (1818 - 1889)

Xem chi tiết

Công suất tỏa nhiệt của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua.

P=Qt=RI2

 

Phát biểu: Công suất tỏa nhiệt P ở vật dẫn khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

 

Chú thích:

P: công suất tỏa nhiệt (W)

Q: nhiệt lượng tỏa ra của dây dẫn (J)

t: thời gian (s)

R: điện trở của vật dẫn (Ω)

I: cường độ dòng điện (A)

Xem chi tiết

Độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt.

U=Q

 

Khái niệm: Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.

 

Chú thích:

U: là độ biến thiên nội năng (J).

Q: là nhiệt lượng vật nhận được từ vật khác hay tỏa ra cho vật khác (J).

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng?

Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Hỏi nước đã nhận được một nhiệt lượng bao nhiêu từ đồng và nóng lên thêm bao nhiêu độ?

Người ta thả miếng đồng có khối lượng 2 kg vào 1 lít nước. Miếng đồng nguội đi từ 80 °C đến 10 °C. Hỏi nước đã nhận được một nhiệt lượng bao nhiêu từ đồng và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Lấy cCu=380 J/Kg.K, cH2O=4200 J/Kg.K.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Hỏi nước đã nhận được một nhiệt lượng bao nhiêu từ đồng và nóng lên thêm bao nhiêu độ?

Người ta thả miếng đồng m=0,5 kg vào 500 g nước. Miếng đồng nguội đi từ 80 °C đến 20 °C. Hỏi nước đã nhận được một nhiệt lượng bao nhiêu từ đồng và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Lấy cCu=380 J/Kg.K,  cH2O=4190 J/Kg.K.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính nhiệt độ ban đầu của ấm nước.

Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 400 g, chứa 3 lít nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 740 kJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 80 °C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm? Biết cAl=880 J/Kg.K, cH2O=4190 J/Kg.K .

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính nhiệt độ ban đầu của ấm.

Một ấm đun nước bằng nhôm có m=350 g, chứa 2,75 kg nước được đun trên bếp. Khi nhận được nhiệt lượng 650 kJ thì ấm đạt đến nhiệt độ 60 °C. Hỏi nhiệt độ ban đầu của ấm? Biết cAl=880 J/Kg.K, cH2O=4190 J/Kg.K.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định nhiệt độ của 1 cái lò.

Để xác định nhiệt độ của 1 cái lò, người ta đưa vào một miếng sắt m=22,3 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào nhiệt lượng kế chứa 450 g nước ở 15 °C, nhiệt độ của nước tăng lên tới 22,5 °C. Biết CFe=478 J/Kg.K, CH2O=4180 J/Kg.K, CNLK=418 J/Kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt của nhiệt lượng kế. Xác định nhiệt độ của lò.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định nhiệt độ của lò khi nhiệt lượng kế có m = 200 g.

Để xác định nhiệt độ của 1 cái lò, người ta đưa vào một miếng sắt 22,3 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả ngay vào nhiệt lượng kế chứa 450 g H2O ở 15 °C, nhiệt độ của nước tăng lên tới 22,5 °C. Biết CFe=478 J/Kg.K,CH2O=4180 J/Kg.K, CNLK=418 J/Kg.K, nhiệt lượng kế có m=200 g. Xác định nhiệt độ của lò.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Trộn 3 chất lỏng không tác dụng hoá học lẫn nhau.Tìm nhiệt độ khi cân bằng.

Trộn 3 chất lỏng không tác dụng hoá học lẫn nhau. Biết m1=1 kg; m2=10 kg, m3=5 kg, t1=6 °C, t2=-40 °C, t3=60 °C, C1=2 kJ/Kg.K, C2=4 kJ/Kg.K, C3=2 kJ/Kg.K. Tìm nhiệt độ khi cân bằng.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt.

Một cốc nhôm m=100 g chứa 300 g nước ở nhiệt độ 20 °C. Người ta thả vào cốc nước một thìa đồng khối lượng 75 g vừa rút ra từ nồi nước sôi 100 °C. Xác định nhiệt độ của nước trong cốc khi có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua các hao phí nhiệt ra ngoài. Lấy CAl=880 J/Kg.K, CCu=380 J/Kg.K, CH2O=4190 J/Kg.K.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.

Thả một quả cầu nhôm m=0,15 kg được đun nóng tới 100 °C vào một cốc nước ở 20 °C. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 25 °C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. Biết CAl=880 J/Kg.K, CH2O=4200 J/Kg.K.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.

Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,5 kg được đun nóng tới 100 °C vào một cốc nước ở 20 °C.  Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 35 °C. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. BiếtCAl=880 J/Kg.K.CH2O=4200 J/Kg.K.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên, biết nhiệt độ khi cân bằng trong nhiệt lượng kế là 18°C.

Người ta bỏ 1 miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50 gt=136 °C vào 1 nhiệt lượng kế có nhiệt dung là 50 J/K chứa 100 g nước ở 14 °C. Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên, biết nhiệt độ khi cân bằng trong nhiệt lượng kế là 18 °C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường nên ngoài, biết CZn=377 J/Kg.K, CPb=126 J/Kg.K. CH2O=4180 J/Kg.K.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí.

Để xác định nhiệt dung riêng của 1 kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500 g nước ở nhiệt độ 15 °C một miếng kim loại có m=400 g được đun nóng tới 100 °C. Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 20 °C. Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy CH2O=4190 J/Kg.K.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng.

Để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào 20 g nước ở 100 °C. Khi có sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp nước là 37,5 °Cmhh= 140 g. Biết nhiệt độ ban đầu của nó là 20 °C và CH2O=4200 J/Kg.K.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định nhiệt dung riêng của chất làm cốc.

Một cái cốc đựng 200 cc nước có tổng khối lượng 300 g ở nhiệt độ 30 °C. Một người đổ thêm vào cốc 100 cc nước sôi. Sau khi cân bằng nhiệt thì có nhiệt độ 50 °C. Xác định nhiệt dung riêng của chất làm cốc. Biết CH2O=4200 J/Kg.K, khối lượng riêng của nước là 1 Kg/lít.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Một ấm điện có ghi 220 V - 1000 W. Tính thời gian đun nước của ấm, biết H = 90 % và Cnc = 4190 J/(kg.k).

Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220 V − 1000 W. Sử dụng ấm điện với hiệu điện thế 220 V để đun sôi 3 lít nước từ nhiệt độ 25°C. Tính thời gian đun nước, biết hiệu suất của ấm là 90% và nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kgK).

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Ấm điện được dùng với hiệu điện thế 220 V thì đun sôi được 1,5 lít nước. Tính công suất và điện trở của ấm điện.

Một ấm điện được dùng với hiệu điện thế 220 V thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ 20° c trong 10 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K), khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và hiệu suất của ấm là 90 %. Công suất vả điện trở của ấm điện lần lượt là 

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết