Chiều dài lớn nhất của lò xo - vật lý 12

Vật lý 12. Dao động điều hòa. Con lắc lò xo. Chiều dài của con lắc lò xo. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Chiều dài lớn nhất của lò xo - vật lý 12

lmax=l0+A+l0=lCB+A=l+l0

Chiều dài con lắc lò xo lớn nhất khi vật đạt đến vị trí biên dưới khi dao động điều hòa.

 

Chú thích :

lmax: Chiều dài lớn nhất mà lò xo đạt được khi thực hiện dao động điều hòa (cm, m).

lCB: Chiều dài lò xo khi gắn vật và chưa dao động (cm, m).

A: Biên độ dao động của con lắc lò xo (cm, m).

l: Độ dãn khi kéo ra rồi thả của lò xo m

Chủ Đề Vật Lý

Bài Giảng Liên Quan

TỔNG QUAN VỀ CON LẮC LÒ XO

Video giới thiệu sơ lược về các đặc điểm cơ bản của con lắc lò xo kèm bài tập áp dụng và hướng dẫn chi tiết.

Biến Số Liên Quan

Chiều dài tự nhiên ban đầu - Vật lý 10

l0

 

Khái niệm:

l0 là chiều dài tự nhiên ban đầu của vật lúc chưa chịu tác dụng của các lực khác.

 

Đơn vị tính: mét (m)

 

Xem chi tiết

Biên độ của dao động điều hòa

A

Khái niệm:

- Biên độ là li độ cực đại của vật đạt được.

- Biên độ là khoảng cách xa nhất mà vật có thể đạt được, với gốc tọa độ thường được chọn tại vị trí cân bằng.

- Biên độ là một đại lượng vô hướng, không âm đặc trưng cho độ lớn của dao động.

 

Đơn vị tính: cm hoặc m

 

Xem chi tiết

Chiều dài lớn nhất, nhỏ nhất của con lắc lò xo trong dao động điều hòa

lmax ; lmin

Khái niệm:

Trong dao động điều hòa, chiều dài con lắc lò xo sẽ bị thay đổi. Đối với lò xo treo thẳng đứng, chiều dài lớn nhất mà lò xo đạt được là khi vật đến biên dưới, chiều dài nhỏ nhất lò xo đạt được là khi vật đến biên trên.

 

Đơn vị tính: mét (m)

 

Xem chi tiết

Chiều dài của lò xo khi cân bằng

lCB

 

Khái niệm:

Chiều dài cân bằng của lò xo là chiều dài của lò xo được tính khi treo một vật lên lò xo và vật đang ở vị trí cân bằng, lúc này vật chưa dao động.

 

Đơn vị tính: mét (m)

 

Xem chi tiết

Độ biến dạng ban đầu của lò xo tại vị trí cân bằng - Vật lý 12

l0

Khái niệm:

Độ biến dạng ban đầu của lò xo tại vị trí cân bằng là độ dãn hoặc nén của lò xo khi lực đàn hồi cân bằng với lực tác dụng lên dây treo khi vật đứng yên.

 

Đơn vị tính: mét m

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Định luật Hooke về biến dạng đàn hồi.

ε=ll0=ασ

σ=FS

 

Phát biểu: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn đồng chất, hình trụ tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó.

 

Chú thích: 

ε: độ biến dạng tỉ đối của vật rắn (bị kéo hoặc nén)

l: độ dài phần giãn ra hay nén lại của vật (m)

l0: chiều dài tự nhiên ban đầu của vật (m)

σ: ứng suất tác dụng vào vật đó (Pa)

α: hệ số tỉ lệ phụ thuộc chất liệu của vật rắn

 

F: lực tác dụng lên vật rắn (N)

S: tiết diện ngang của vật (m2)

 

 

Nhận xét về độ biến dạng tỉ đối của các vật liệu:

- Vật liệu dẻo như sắt, thép, đồng,... có độ biến dạng tỉ đối cao.

- Vật liệu giòn như gang, thủy tinh, gốm,... có độ biến dạng tỉ đối thấp.

- Vật liệu polyme có độ biến dạng tỉ đối rất cao. Polyme có thể kéo dài thành sợi nhỏ và mảnh.

 

 

Xem chi tiết

Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Hooke

Fđh=kl

Đặc điểm lực đàn hồi của lò xo:

+ Lực đàn hồi xuất hiện khi lò xo bị biến dạng và tác dụng lên các vật tiếp xúc hoặc gắn với hai đầu của nó.

+ Lực đàn hồi có:

* Phương: dọc theo trục của lò xo.

* Chiều: ngược với ngoại lực gây ra biến dạng. Tức là khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong còn khi bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài.

* Độ lớn: tuân theo định luật Hooke.

Định luật Hooke:

+ Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Fdh=k.l

Trong đó

+ k là hệ số đàn hồi (độ cứng của lò xo) (N/m): phụ thuộc vào bản chất và kích thước của lò xo.

+l=l-l0 : độ biến dạng của lò xo (m);

+ l: chiều dài khi biến dạng (m).

+ lo: chiều dài tự nhiên (m).

+ Fđh: lực đàn hồi (N).

Lực đàn hồi trong những trường hợp đặc biệt:

- Đối với dây cao su hay dây thép: lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi bị kéo dãn nên gọi là lực căng dây.

- Đối với các mặt tiếp xúc: lực đàn hồi xuất hiện khi bị ép có phương vuông góc với bề mặt tiếp xúc gọi là phản lực đàn hồi.

Xem chi tiết

Suất đàn hồi của chất rắn.

E=1α

σ=Ell0

 

Phát biểu: Suất đàn hồi (Suất Young) đặc trưng cho tính đàn hồi của chất rắn.

 

Chú thích:

E: suất đàn hồi (Pa)

l: độ dài phần giãn ra hay nén lại của vật (m)

l0: chiều dài tự nhiên ban đầu của vật (m)

σ: ứng suất tác dụng vào vật đó (Pa)

α: hệ số tỉ lệ phụ thuộc chất liệu của vật rắn

 

Suất đàn hồi của một số chất rắn:

Xem chi tiết

Phương trình li độ của dao động điều hòa - vật lý 12

x=Acos(ωt+φ)

 

Định nghĩa: Hình chiếu của một vật chuyển động tròn đều lên đường kính của nó là một dao động đều hòa.

 

Chú thích:

x: Li độ của chất điểm tại thời điểm t.

t: Thời gian (s).

A: Biên độ dao động ( li độ cực đại) của chất điểm (cm, m).

ω: Tần số góc (tốc độ góc) (rad/s).

(ωt+φ): Pha dao động tại thời điểm t (rad).

φ: Pha ban đầu của dao động tại thời điểm t=0 (-πφπ)(rad).

 

Đồ thị:

Đồ thị của tọa độ theo thời gian là đường hình sin.

Xem chi tiết

Phương trình vận tốc trong dao động điều hòa - vật lý 12

v=x'(t)=ωAcosωt+φ+π2

Khái niệm:

Vận tốc là đạo hàm của li độ theo thời gian:

v=x'=Acos(ωt+φ)'=-ωAsin(ωt+φ)=ωAcosωt+φ+π2

Chú thích: 

v: Vận tốc của chất điểm tại thời điểm t (cm/s, m/s)

A: Biên độ dao động (li độ cực đại) của chất điểm (cm,m)

ω: Tần số góc ( tốc độ góc) (rad/s)

(ωt+φ): Pha dao động tại thời điểm t (rad)

φ: Pha ban đầu của chất điểm tại thời điểm t=0 (rad)

t: Thời gian (s)

 

Đồ thị:

Đồ thị vận tốc theo thời gian là đường hình sin.

Đồ thị vận tốc theo li độ là hình elip.

 

Liên hệ pha:

Vận tốc sớm pha π2 so với li độ x  Li độ x chậm (trễ) pha π2 so với vận tốc.

Gia tốc sớm pha π2 so với vận tốc  Vận tốc chậm (trễ) pha π2 so với gia tốc.

 

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Khi lò xo có chiều dài 40cm thì vật nặng ở vị trí thấp nhất. Biên độ dao động của vật là.

Chiều dài của con lắc lò xo treo thẳng đứng khi vật ở vị trí cân bằng là 30 cm, khi lò xo có chiều dài 40 cm thì vật nặng ở vị trí thấp nhất. Biên độ dao động của vật là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng m = 200g treo thẳng đứng dao động điều hoà. Chiều dài tự nhiên của lò xo là lo= 30cm...

Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng m = 200g treo thẳng đứng dao động điều hoà. Chiều dài tự nhiên của lò xo là l0 = 30cm. Lấy g = 10m/s2. Khi lò xo có chiều dài l = 28cm thì vận tốc bằng không và lúc đó lực đàn hồi có độ lớn Fđh = 2N. Năng lượng dao động của vật là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động là?

Một con lắc lò xo nằm ngang với chiều dài tự nhiên l0= 20cm, độ cứng k = 100N/m. Khối lượng vật nặng m = 100g đang dao động điều hoà với năng lượng E=2.10-2J. Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Một vật treo vào lò xo làm nó dãn ra 4cm. Biết lực đàn hồi cực đại, cực tiểu lần lượt là 10N và 6N

Một vật treo vào lò xo làm nó dãn ra 4cm. Cho g =π210m/s2. Biết lực đàn hồi cực đại, cực tiểu lần lượt là 10N và 6N. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 20cm. Chiều dài cực đại và cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình Có video
Xem chi tiết

Biên độ của dao động của vật không thể là

Chiều dài tự nhiên của con lắc lò xo treo theo phương thẳng đứng dao động điều hoà là 30cm, khi lò xo có chiều dài là 40cm thì vật nặng ở vị trí thấp nhất. Biên độ của dao động của vật không thể là:

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Viết phương trình dao động của con lắc lò xo treo thẳng đứng, biết độ cứng, khối lượng và biên độ dao động

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng có K = 100N/m , khối lượng quả nặng m = 400g. Từ vị trí cân bằng đưa vật đến vị trí lò xo bị dãn 10cm rồi thả nhẹ . Chọn gốc tọa độ ở vị trí cân bằng , chiều dương hướng xuống , t = 0 khi thả vật. Lấy g = 10m/s2π2 = 10 . Phương trình dao động là.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính tần số của vật dao động khi biết tỉ số của lực kéo lớn nhất và lực kéo nhỏ nhất bằng 3

Gọi M, N, I là các điểm trên một lò xo nhẹ, được treo thẳng đứng ở điểm O cố định. Khi lò xo có chiều dài tự nhiên thì OM = MN = NI = 10 cm. Gắn vật nhỏ vào đầu dưới I của lò xo và kích thích để vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động, tỉ số độ lớn lực kéo lớn nhất và độ lớn lực kéo nhỏ nhất tác dụng lên O bằng 3; lò xo giãn đều; khoảng cách lớn nhất giữa M và N là 12 cm. Lấy π2 = 10. Vật dao động với tần số là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết