Các dạng dao động điện từ đặc biệt - vật lý 12

Vật Lý 12.Các dạng dao động điện từ đặc biệt. Dao động điện từ tắt dần, dao động điện từ duy trì, dao động điện từ cưỡng bức. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Các dạng dao động điện từ đặc biệt - vật lý 12

P=RI2=RCLU2Wcc=W=Pt

 

Dao động điện từ tắt dần:

Trong các mạch dao động thực tế luôn có tiêu hao năng lượng, ví dụ do điện trở thuần R của dây dẫn, vì vậy dao động sẽ dừng lại sau khi năng lượng bị tiêu hao hết. Quan sát dao động kí điện tử sẽ thấy biên độ giao động giảm dần đến 0

R càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh, R rất lớn thì không có dao động.

 

Dao động điện từ duy trì:

Hệ tự dao động: Muốn duy trì dao động, ta phải bổ sung đủ và đúng phần năng lượng bị tiêu hao trong mỗi chu kì. Ta có thể dùng transistor để điều khiển việc bù năng lượng từ pin cho khung dao động LC ăn nhịp với từng chu kì dao động của mạch.

 

Dao động điện từ cưỡng bức:

Dòng điện trong mạch LC buộc phải biến thiên theo tần số góc ω của nguồn điện ngoài chứ không thể dao động theo tần số góc riêng ω0 được nữa.

Khi thay đổi ω của nguồn điện ngoài thì biên độ của dao động điện trong khung thay đổi theo. Khi ω=ω0 thì biên độ dao động điện trong khung đạt giá trị cực đại (cộng hưởng).

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Tần số của dao động điện từ

fđin t

 

Khái niệm:

- Tần số là đại lượng đặc trưng cho số dao động thực hiện được trong 1 giây.

- Về bản chất, sóng điện từ cũng có tính chất y như một dao động điều hòa. Nhờ sự chuyển động qua lại của điện tích giữa tụ điện và cuộn dây nên sinh ra sóng điện từ. Vì vậy sóng điện từ cũng có tần số dao động tương tự như tính chất của dao động điều hòa.

- Lưu ý thêm: Trên thực tế, tần số của dao động điện từ thường rất lớn, rơi vào khoảng Mega Hertz (MHz) hoặc kilo Hertz (kHz).

1 MHz = 106 Hz

1 kHz = 103 Hz

 

Đơn vị tính: Hertz (Hz)

 

 

 

 

Xem chi tiết

Năng lượng của mạch dao động (năng lượng điện từ)

W

 

Khái niệm:

Năng lượng của mạch dao động (năng lượng điện từ) là tổng năng lượng điện trường (trong tụ điện) và năng lượng từ trường (trong cuộn cảm) của mạch dao động.

 

Đơn vị tính: Joule(J)

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Tần số góc của dao động điện từ trong mạch LC - vật lý 12

ωđin t=1LC=2πfđin t=2πT=I0q0

Mạch dao động gồm 2 bộ phận chính là cuộn cảm và tụ điện.Khi ta lắp mạch gồm 2 bộ phận trên thì ta được một mạch dao động .Có hai cách kích thích đó là tích điện cho tụ hoặc thay đổi từ trường của cuộn cảm.

Khi bỏ qua điện trở của dây dẫn ta thu được mạch dao động lí tưởng lúc này u,q,i trong mạch biến thiên điều hòa theo t và cùng tần số góc khi cộng hưởng điện

Chú thích:

ωđin t: tần số góc của dao động điện từ (rad/s)

L: độ tự cảm của cuộn cảm (H)

C: điện dung của tụ điện (F)

Xem chi tiết

Chu kì dao động riêng của mạch dao động LC - vật lý 12

T=2πLC=1fđin t

 

Chú thích: 

T: chu kì của dao động (s)

L: độ tự cảm của cuộn cảm (H)

C: điện dung của tụ điện (F)

Xem chi tiết

Tần số dao động riêng của mạch dao động LC -vật lý 12

fđin t=12πLC=1T=ωđin t2π

 

Chú thích: 

fđin t: tần số góc của dao động (Hz)

L: độ tự cảm của cuộn cảm (H)

C: điện dung của tụ điện (F)

Xem chi tiết

Năng lượng điện từ trong mạch dao động LC - vật lý 12

W=WC+WL=WCmax=WLmax

W=CU022=LI022=Q022C

 

Khái niệm: Là tổng năng lượng điện trường (trong tụ điện) và năng lượng từ trường (trong cuộn cảm) của mạch dao động.

 

Chú thích:

WL, WLmax: năng lượng từ trường và năng lượng từ trường cực đại của tụ điện (J)

WC, WCmax: năng lượng điện trường và năng lượng điện trường cực đại của tụ điện (J)

W: năng lượng điện từ của mạch dao động (J)

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Dao động của dòng điện trong mạch là dao động tắt dần là do bức xạ sóng điện từ...

Một mạch dao động điện từ LC, gồm cuộn dây có lõi thép sắt từ, ban đầu tụ điện được tích điện q0 nào đó, rồi cho dao động tự do. Dao động của dòng điện trong mạch là dao động tắt dần là vì:

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Máy phát dao động dùng tranzito là mạch tự tạo dao động dùng để sản ra dao động điện từ cao tần không tắt.

Dao động trong máy phát dao động điều hoà dùng tranzito là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Để dao động điện từ của mạch dao động LC không bị tắt dần, người ta thường dùng biện pháp nào sau đây?

Để dao động điện từ của mạch dao động LC không bị tắt dần, người ta thường dùng biện pháp nào sau đây?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Trong thực tế, các mạch dao động LC đều tắt dần. Nguyên nhân là do

Trong thực tế, các mạch dao động LC đều tắt dần. Nguyên nhân là do

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Một mạch dao động gồm một tụ điện có C = 3500pF và cuộn dây có độ tự cảm L=30uH, điện trở thuần R=1.5

Một mạch dao động gồm một tụ điện có C = 3500pF và cuộn dây có độ tự cảm L=30μH, điện trở thuần 1,5 Ω. Hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện là 15V. Để duy trì dao động điện từ của mạch thì cần phải cung cấp một công suất bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Mạch dao động LC gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 1mH có điện trở R, tụ điện có điện dung C=1uF. Để duy trì hiệu điện thế cực đại ở hai cực của tụ điện

Mạch dao động LC gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 1mH có điện trở R, tụ điện có điện dung C=1μF . Để duy trì hiệu điện thế cực đại ở hai cực của tụ điện U0=6 V, người ta phải cung cấp cho mạch một công suất trung bình sau mỗi chu kì là 10 mW. Giá trị của điện trở R của cuộn dây là 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây có độ tự cảm 50 mH và tụ điện có điện dung c=5uF. Nếu mạch có điện trở thuần 10^-2, để duy trì dao động trong mạch với hiệu điện thế cực đại

Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây có độ tự cảm 50 mH và tụ điện có điện dung 5μF. Nếu mạch có điện trở thuần 10-2Ω, để duy trì dao động trong mạch với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 12 V thì phải cung cấp cho mạch một công suất trung bình bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết