Vấn đề 2: Bài toán liên quan đến lực tương tác giữa hai điện tích.

Các công thức, câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề Vấn đề 2: Bài toán liên quan đến lực tương tác giữa hai điện tích.

Advertisement

Vấn đề 2: Bài toán liên quan đến lực tương tác giữa hai điện tích.

Chủ Đề Vật Lý

Công Thức Liên Quan

Lực căng dây khi hai quả cầu tích điện.

T = F2đ + P2

tanα = FđP

Điều kiện cân bằng:

T+ Fđ + P =0

=> T = Fđ +P

Từ hình:  Fđ  P => T = F2đ + P2

 

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Tính lực tĩnh điện giữa hạt nhân trong nguyên tử Heli.

Tính lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân trong nguyên tử Heli với một electron trong vỏ nguyên tử. Cho rằng electron này nằm cách hạt nhân 2,94.10-11m.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính độ lớn điện tích của hai quả cầu.

Hai quả cầu nhỏ mang điện tích có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 10 cm trong chân không thì tác dụng lên nhau một lực 9.10-3 N. Xác định độ lớn điện tích của hai quả cầu đó.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định khoảng cách d giữa hai điện tích điểm.

Trong không khí, khi hai điện tích điểm đặt cách nhau lần lượt là d và d + 10 (cm) thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn tương ứng là 2.10-6 N và 5.10-7 N. Giá trị của d là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính tỉ lệ giữa lực tĩnh điện và lực hấp dẫn.

Xét nguyên tử Heli, gọi Fd và Fhdlần lượt là lực hút tĩnh điện và lực hấp dẫn giữa một electron và hạt nhân. Điện tích của electron: -1,6.10-19 C. Khối lượng của electron: 9,1.10-31 kg. Khối lượng của Heli: 6,65.10-27kg. Hằng số hấp dẫn: 6,67.10-11 N.m2/kg2. Chọn kết quả đúng.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tính hằng số điện môi của dầu.

Hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau được đặt trong không khí cách nhau 12 cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F. Đặt hai điện tích đó trong dầu và đưa chúng cách nhau 8 cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng F. Tính hằng số điện môi của dầu.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính tần số góc của electron của nguyên tử Heli.

Biết điện tích của electron là -1,6.10-19 C. Khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg. Giả sử trong nguyên tử Heli, electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân với bán kính quỹ đạo 29,4 pm thì tốc độ góc của electron đó sẽ là bao nhiêu?

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Xác định loại điện tích và tính giá trị của chúng.

Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 20 cm trong không khí, chúng đẩy nhau với một lực F = 1,8 N. Biết q1+ q2 = - 6.10-6 C và q1 > q2. Xác định loại điện tích của q1 và q2. Tính q1 và q2.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tính điện tích lúc đầu của quả cầu thứ nhất.

Cho hai quả cầu kim loại nhỏ, giống nhau, tích điện và cách nhau 10 cm thì chúng hút nhau một lực bằng 5,4 N. Cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra đến khoảng cách như cũ thì chúng đẩy nhau một lực bằng 5,625 N. Điện tích lúc đầu của quả cầu thứ nhất không thể là

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Tính lực tĩnh điện giữa hai quả cầu treo vào hai sợi dây hợp với nhau góc 30 độ.

Trong không khí, hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng 0,1 g được treo vào một điểm bằng hai sợi dây nhẹ, cách điện, có độ dài bằng nhau. Cho hai quả cầu nhiễm điện thì chúng đẩy nhau. Khi hai quả cầu cân bằng, hai dây treo hợp với nhau một góc 30o. Lấy g = 10 m/s2. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu có độ lớn là 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định độ lớn q của hai quả cầu.

Hai quả cầu nhỏ giống nhau, cùng khối lượng m = 0,2 kg, được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi tơ mảnh dài 0,5 m. Khi mỗi quả cầu tích điện q như nhau, chúng tách nhau ra một khoảng r = 5 cm. Lấy g = 10 m/s2. Xác định độ lớn của q.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính điện tích đã truyền cho hai quả cầu.

Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại, có khối lượng 5 g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi dây không dãn, dài 10 cm. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 60°. Tính điện tích đã truyền cho quả cầu. Lấy g = 10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính tỉ số q1/q2 sau khi cho chúng tiếp xúc nhau.

Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, chứa các điện tích cùng dấu q1 và q2, đuợc treo vào chung một điểm O bằng hai sợi dây chỉ mảnh, không dãn, dài bằng nhau. Hai quả cầu đẩy nhau và góc giữa hai dây treo là 60°. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau, rồi thả ra thì chúng đẩy nhau mạnh hơn và góc giữa hai dây treo bây giờ là 90°. Tỉ số q1/q2 có thể là

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Tính m2.q khi thay đổi khối lượng hạt một.

Hai hạt có khối lượng m1 và m2 mang điện tích bằng nhau và bằng q chuyển động không ma sát dọc theo trục x'x trong không khí. Khi hai hạt này cách nhau 2,6 cm thì gia tốc của hạt 1 là 4,41.103 m/s2, của hạt 2 là 8,40.103 m/s2. Bỏ qua lực hấp dẫn. Nếu m1 = 1,6 mgthì m2.q gần giá trị nào nhất sau đây?

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tính khoảng cách ban đầu của hai điện tích.

Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 2.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tương tác của hai điện tích điểm.

Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính độ lớn lực tĩnh điện khi đưa hai điện tích điểm vào dầu hỏi.

Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng r tác dụng lên nhau lực có độ lớn bằng F. Khi đưa chúng vào trong dầu hoả có hằng số điện môi ε = 2 và giảm khoảng cách giữa chúng còn r/3 thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định lực tương tác của q2 lên q1.

Hai điện tích q1 = q, q2 = -3q đặt cách nhau một khoảng r. Nếu điện tích q1 tác dụng lên điện tích q2 có độ lớn là F thì lực tác dụng của điện tích q2 lên q1 có độ lớn là 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lực tương tác khi hai điện tích điểm cách nhau 1 cm.

Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là F. Nếu để chúng cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính khoảng cách giữa hai điện tích điểm.

Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng 8 cm thì đẩy nhau một lực là 9.10-5 N. Để lực đẩy giữa chúng là 1,6.10-4 N thì khoảng cách giữa chúng là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lực tĩnh điện của hai điện tích điểm.

Lực tương tác giữa hai điện tích q1 = q2 = -6.10-9 C khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm đẩy nhau.

Hai điện tích đẩy nhau một lực F khi đặt cách nhau 9 cm. Khi đưa chúng về cách nhau 3 cm thì lực tương tác giữa chúng bây giờ là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính khoảng cách giữa hai điện tích điểm.

Hai điện tích điểm tích điện như nhau, đặt trong chân không cách nhau một đoạn r. Lực đẩy giữa chúng có độ lớn là F = 2,5.10-6 N. Tính khoảng cách r giữa hai điện tích đó biết q1 = q2= 3.10-9 C.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lực điện giữa hai điện tích đặt trong không khí.

Hai điện tích điểm đặt trong không khí (ε = 1), cách nhau một đoạn r = 3 cm, điện tích của chúng lần lượt là q1 = q2= -9,6.10-13 μC. Xác định độ lớn lực điện giữa hai điện tích đó.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định độ lớn của hai điện tích điểm.

Hai điện tích điểm cùng điện tích là q, đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn AB = 6 cm. Hằng số điện môi của môi trường là ε = 2. Xác định độ lớn của hai điện tích đó để lực tương tác giữa chúng có độ lớn 5.10-12 N.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tìm mối liên hệ giữa F' và F.

Hai điện tích điểm đặt trong chân không, lực tương tác giữa hai điện tích đó có độ lớn bằng F. Đặt hai điện tích đó trong môi trường có hằng số điện môi là ε = 2, sao cho khoảng cách giữa hai điện tích đó không đổi so với khi đặt trong chân không. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là F'. Hệ thức nào sau đây đúng?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Lực tương tác sẽ như thế nào khi giảm khoảng cách đi 3 lần.

Nếu giảm khoảng cách giữa hai điện tích điểm đi 3 lần (trong khi độ lớn của các điện tích và hằng số điện môi được giữ không đổi) thì lực tương tác giữa hai điện tích đó sẽ

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lực tĩnh điện khi khoảng cách tăng 5 lần.

Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 5 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ

 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính độ lớn của hai điện tích điểm đặt trong nước cất.

Hai điện tích điểm, có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 1 m trong nước cất (ε = 81) thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn F = 10 N. Độ lớn của mỗi điện tích đó bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính hằng số điện môi.

Hai điện tích điểm được đặt cố định trong một bình không khí thì lực tương tác giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lực tương tác giữa hai chất điểm.

Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì lực tương tác là 1 N. Nếu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì lực tương tác có độ lớn là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lực tĩnh điện sau khi cho một quả cầu nối đất.

Có hai quả cầu kim loại giống hệt nhau, cùng tích điện là q. Khi đặt cách nhau một khoảng r trong không khí thì chúng đẩy nhau với một lực là F. Sau đó người ta cho một quả cầu tiếp xúc với đất, rồi lại tiếp xúc với quả cầu còn lại. Khi đưa hai quả cầu về vị trí ban đầu thì chúng đẩy nhau với lực là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính lực tương tác giữa các viên bi sau khi phóng điện.

Hai viên bi sắt kích thước nhỏ, mang các điện tích q1 và q2, đặt cách nhau một khoảng r. Sau đó các viên bi được phóng điện sao cho điện tích các viên bi chỉ còn một nửa điện tích lúc đầu, đồng thời đưa chúng đến cách nhau một khoảng 0,25r thì lực tương tác giữa chúng tăng lên

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lực tĩnh điện của quả cầu sau khi tiếp xúc nhau.

Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích các điện tích là q1 = 8.10-6 C-2.10-6 C. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt chúng trong không khí cách nhau 10 cm thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính khoảng cách R sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc.

Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có điện tích q1 và q2 =xq1 (với −5 < x < −2) ở khoảng cách R tương tác với nhau lực có độ lớn F0. Sau khi chúng tiếp xúc, đặt lại ở khoảng cách R chúng sẽ

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Trường hợp nào không thể xảy ra khi thả electron không vận tốc đầu.

Tại hai điểm A và B có hai điện tích qA và qB. Tại điểm M nằm trên đường thẳng AB và nằm ngoài đoạn AB, một electron được thả ra không vận tốc ban đầu thì electron di chuyển ra xa các điện tích. Trường hợp nào sau đây không thể xảy ra?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính giá trị của hai điện tích.

Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 30 cm trong không khí, chúng hút nhau với một lực F = 1,2 N. Biết q1q2 = - 4.10-6 C và q1 < q2. Tính q1 và q2.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tính giá trị của hai điện tích.

Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 15 cm trong không khí, chúng hút nhau với một lực F = 4 N. Biết q1q2 = 3.10-6 C và q1 < q2. Tính q1 và q2.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tính khối lượng của mỗi quả cầu.

Hai quả cầu có cùng kích thước và cùng khối lượng, tích các điện lượng q1 = 4.10-11 C, q2 = 10-11C đặt trong không khí, cách nhau một khoảng lớn hơn bán kính của chúng rất nhiều. Hằng số hấp dẫn: 6,67.10-11 N.m2/kg2. Nếu lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn bằng lực đẩy tĩnh điện thì khối lượng của mỗi quả cầu bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.