Bài 4: Công của lực điện.

Các công thức, câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm về chủ đề Bài 4: Công của lực điện.

Advertisement

Bài 4: Công của lực điện.

Chủ Đề Vật Lý

Công Thức Liên Quan

Độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.

AMN=WM-WN

 

Phát biểu: Độ biến thiên thế năng của điện tích chuyển động dọc theo các đường sức trong điện trường bằng công của lực điện tác dụng lên điện tích đó.

 

Chú thích:

AMN: công của lực điện dịch chuyển điện tích q từ M đến N (J)

WM, WN: thế năng của điện tích q tại M và N (J)

 

Lưu ý: 

Nếu W>0  => WM>WN (biến thiên thế năng điện tích giảm) =>AMN>0.

Nếu W<0 => WM<WN (biến thiên thế năng điện tích tăng) => AMN<0.

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Đại lượng d là gì trong công thức công của lực điện?

Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều là A = qEd. Trong đó d là

 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Định nghĩa không chắc chắn đúng về đại lượng d.

Trong công thức tính công của lực điện tác dụng lên một điện tích di chuyển trong điện trường đều A = qEd thì d là gì? Chỉ ra câu khẳng định không chắc chắn đúng.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định công của lực điện chuyển động theo một đường cong kín.

Một điện tích chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì 

 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Điện tích di chuyển theo đường cong kín từ M đến N rồi trở về M. Xác định công của lực điện.

Cho một điện tích di chuyển trong điện trường dọc theo một đường cong kín, xuất phát từ điểm M qua điểm N rồi trở lại điểm M. Công của lực điện?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

So sánh công AMN và ANP của lực điện.

Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng, lực sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây đúng, khi so sánh các công AMN và ANP của lực điện?

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

So sánh công của lực điện tác dụng lên q theo các cung M1N, M2N và dây cung MN.

Một vòng tròn tâm O nằm trong điện trường của một điện tích điểm Q. M và N là hai điểm trên vòng tròn đó Gọi AM1N; AM2NAMN là công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q trong các dịch chuyển dọc theo cung M1N và M2N và cây cung MN thì?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Công của lực điện tỉ lệ với đại lượng nào?

Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường?

 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Công của lực điện không phụ thuộc vào gì?

Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, thì không phụ thuộc vào?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Công của lực điện tác dụng lên điện tích q không phụ thuộc vào đại lượng nào?

Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường, không phụ thuộc vào?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định công của lực điện khi q di chuyển từ M đến N.

Đăt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O. M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng?

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

So sánh công của lực điện AMN và ANM.

Một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm M đến một điểm N theo một đường cong. Sau đó nó di chuyến tiếp từ N về M theo một đường cong khác. Hãy so sánh công mà lực điện sinh ra trên các đoạn đường đó (AMN và ANM).

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

So sánh cường độ điện trường của hạt nhân khi electron nằm ở các vị trí khác nhau.

Xét các electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Độ lớn cường độ điện trường của hạt nhân tại vị trí của các electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r0, 2r0 và 3r0 lần lượt là E1, E2 và E3. Chọn phương án đúng.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

So sánh thế năng của electron tại các vị trí cách hạt nhân khác nhau.

Xét các electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Thế năng của electron trong điện trường của hạt nhân tại vị trí của các electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r0, 2r0 và 3r0 lần lượt là W1,W2 và W3. Chọn phương án đúng?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Electron được thả không vận tốc đầu ở sát bản âm, E = 1000 V/m. Tính động năng electron khi đập vào bản dương.

Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Tính động năng của electron khi nó đập vào bản dương.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nếu thế năng của q tại A là 2,5 J thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu?

Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm B thì lực điện sinh công 2,5J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5J, thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Electron di chuyển đoạn 1 cm theo đường sức điện. Công của lực điện có giá trị nào sau đây?

Một electron di chuyển được một đoạn đường 1 cm (từ trạng thái nghỉ), dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Hỏi công của lực điện có giá trị nào sau đây?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Hai bản kim loại cách nhau 2 cm, E = 3000 V/m. Tính công của điện trường khi hạt đi từ bản dương sang bản âm.

Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau 2cm. Cường độ điện trường giữa hai bản bằng 3000V/m. Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt một hạt mang điện dương 1,2.10-2 C. Tính công của điện trường khi hạt mang điện chuyển động từ bản dương sang bản âm.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Hai bản kim loại cách nhau 2 cm. E = 3000 V/m. Tính vận tốc của hạt khi nó đập vào bản mang điện âm.

Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau 2 cm. Cường độ điện trường giữa hai bản bằng 3000 V/m. Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt một hạt mang điện dương 1,5.10-2C, khối lượng m = 4,5.10-9 g. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Vận tốc của hạt khi nó đập vào bản mang điện âm là 

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Điện tích q = 3,2.10-19 C, m = 10-29 kg di chuyển 3 cm trong điện trường E = 1000 V/m. Tìm v.

Một điện tích điểm q = 3,2.10-19C có khối lượng m = 10-29 kg di chuyển được một đoạn đường 3 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m, tốc độ giảm từ v xuống 0,5v. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Tìm v.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính công lực điện sinh ra khi electron di chuyển tiếp 0,4 cm từ N đến P.

Một electron di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6 cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10-18J. Tính công mà lực điện sinh ra khi electron di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính công mà lực điện sinh ra khi q di chuyển tiếp 0,4 cm từ N đến P.

Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6 cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện thì lực điện sinh công 1,5.10-18 J. Tính công mà lực điện sinh ra khi q di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương nói trên nhưng chiều ngược lại.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Electron di chuyển từ M đến N, sau đó di chuyển tiếp từ N đến P. Tính tốc độ của electron tại P.

Một electron di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo đường sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10-18J. Sau đó nó di chuyển tiếp 0,4cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên thì tốc độ của electron tại P là bao nhiêu? Biết rằng tại M, electron không có vận tốc đầu. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Khối lượng của electron là 9,1.10-31kg.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tính công của lực điện khi electron dịch chuyển theo phương làm với phương đường sức điện một góc 60 độ.

Một electron (e = −1,6.10-19 C) bay từ bản dương sang bản âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng MN dài 2 cm, có phương làm với phương đường sức điện một góc 60°. Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1000 V/m. Công của lực điện trong dịch chuyển này là bao nhiêu?

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính công của lực điện khi q di chuyển theo đường gấp khúc ABC.

Một điện tích q = +4.10-8C di chuyển trong một điện trường đều có cường độ E = 100 V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20cm và véctơ độ dời AB làm với đường sức điện một góc 30°. Đoạn BC dài 40cm và véctơ độ dời  BC làm với các đường sức điện một góc 120°. Tính công của lực điện.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.