Câu hỏi liên quan Công của lực không thế (chịu thêm lực ma sát).

Tất cả các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận liên quan tới Công của lực không thế (chịu thêm lực ma sát).

Advertisement

9 kết quả được tìm thấy

Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?

Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Nếu có lực cản 5 N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu? 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Năng lượng đã chuyển sang nhiệt làm nóng quả bóng vào chỗ va chạm là bao nhiêu?

Một quả bóng khối lượng 500 g thả độ cao 6 m. Quả bóng nâng đến 2/3 độ cao ban đầu. Năng lượng đã chuyển sang nhiệt làm nóng quả bóng vào chỗ va chạm là bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính BC, biết hệ số ma sát giữa vật với hai mặt phẳng đều là µ = 0,1.

Mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang một góc α = 300 như hình vẽ. Một vật trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng với độ cao h=1 m và sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang một khoảng là BC. Tính BC, biết hệ số ma sát giữa vật với hai mặt phẳng đều là µ = 0,1.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Khi thả ra vật hai chuyên động được 1 m thì vận tốc của nó là bao nhiêu?

Hai vật có khối lượng: m1=150 g, m2=100 g được nối với nhau bằng dây ko dãn như hình vẽ, lúc đầu hai vật đứng yên. Khi thả ra vật hai chuyển động được 1 m thì vận tốc của nó là bao nhiêu? Biết m1 trượt trên mặt phẳng nghiêng góc α  = 30° so với phương nằm ngang với hệ số ma sát trượt là µ = 0,1.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính hệ số ma sát µ.

Hai vật có khối lượng m1=800 g, m2=600 g được nối với nhau bằng dây không dãn như hình vẽ, lúc dầu hai vật đứng yên. Khi thả ra vật hai chuyển động được 50 cm thì vận tốc của nó là v=1 m/s. Biết m1 trượt trên mặt phẳng nghiêng góc α = 30° so vói phương nằm ngang và có hệ số ma sát. Tính hệ số ma sát µ

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của xe tại chân dốc nghiêng C.

Một ô tô có khối lượng 2 tn khi đi qua A có vận tốc 72 km/h thì tài xế tắt máy, xe chuyến động chậm dần đều đến B thì có vận tốc 18 km/h. Biết quãng đường AB nằm ngang dài 100 m. Đến B xe vẫn không nổ máy và tiếp tục xuống dốc nghiêng BC dài 50 m, biết dốc hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc α = 30°. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt phẳng ngang là μ1=0,1875, giữa bánh xe và dốc nghiêng là µ2  =0,1. Xác định vận tốc của xe tại chân dốc nghiêng C. 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính quãng đường vật trượt được trên mặt phẳng ngang BC.

Một vật trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng AB, sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang BC như hình vẽ. Với AH=0,1 mBH=0,6 m. Hệ số ma sát trượt giữa vật và hai mặt phẳng là µ = 0.1. Tính quãng đường vật trượt được trên mặt phẳng ngang BC.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính vận tốc của vật khi đến B.

Một vật trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng AB, sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang BC như hình vẽ. Với AH=0,1 m, BH=0,6 m. Hệ số ma sát trượt giữa vật và hai mặt phẳng là µ = 0.1. Tính vận tốc của vật khi đến B.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính độ cao DI mà vật lên được.

Vật trượt không vận tốc đầu trên máng nghiêng một góc α = 60° với AH=1 m. Sau đó trượt tiếp trên mặt phẳng nằm ngang BC=50 cm và mặt phẳng nghiêng DC một góc β = 30°. Biết hệ số ma sát giữa vật và 3 mặt phẳng là như nhau và bằng µ = 0,1. Tính độ cao DI mà vật lên được.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.