Động năng - Vật lý 10

Vật lý 10. Động năng. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Động năng - Vật lý 10

Wđ

 

Khái niệm:

Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

 

Chủ Đề Vật Lý

Bài Giảng Liên Quan

VIẾT PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Bạn không biết viết phương trình dao động điều hòa như thế nào? Hướng dẫn cách viết phương trình dao động điều hòa và cá công thức liên quan. Video hướng dẫn chi tiết.

TỔNG HỢP CÔNG DỤNG CỦA VECTO QUAY FRESNEL

Video tổng hợp tất cả các công dụng của vectơ quay Fresnel kèm bài tập áp dụng chi tiết

Biến Số Liên Quan

Số bức xạ có thể phát ở quỹ đạo dừng n - Vật lý 12

N

 

Khái niệm:

Khi electron chuyển từ mức năng lượng cao xuống mức năng lượng thấp sẽ phát ra bức xạ, số bức xạ này phụ thuộc vào vị trí của electron trên quỹ đạo dừng nào.

 

Đơn vị tính: bức xạ

 

Xem chi tiết

Năng lượng điện tử ở trạng thái dừng - Vật lý 12

En

 

Khái niệm:

Ứng với mỗi trạng thái dừng n, electron có mức năng lượng xác định En.

 

Đơn vị tính: eV hoặc J

Xem chi tiết

Năng lượng của điện tử trên quỹ đạo dừng - Vật lý 12

En

 

Khái niệm:

En là năng lượng của điện tử trên quỹ đạo dừng. Mỗi electron của nguyên tử Hidro trên mỗi quỹ đạo dừng khác nhau thì có những năng lượng xác định.

 

Đơn vị tính: (J) hay (eV)

 

Xem chi tiết

Lượng tử năng lượng - Vật lý 12

ε

 

Khái niệm: 

ε là lượng năng lượng mà một nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay phát xạ.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

 

Xem chi tiết

Độ biến thiên nhiệt độ

t

 

Khái niệm:

Độ biến thiên nhiệt độ là hiệu số của nhiệt độ sau và nhiệt độ lúc đầu của vật t=t2-t1.

 

Đơn vị tính: °C hoc Ko

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Công thức xác định động năng của vật.

Wđ=12m.v2

 

Khái niệm:

Động năng là dạng năng lượng mà một vật có được do nó đang chuyển động. 

Ý nghĩa : Động năng của một vật luôn dương không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.Ngoài ra còn có động năng quay , khi vật có chuyển động quay.

Lưu ý : Vận tốc dùng trong công thức trên là vận tốc của vật so với mặt đất.

Công thức :

                 Wđ=12mv2

Chú thích:

Wđ: động năng của vật (J).

m: khối lượng của vật (kg).

v: tốc độ của vật (m/s)

Xem chi tiết

Công thức liên hệ giữa động năng và động lượng của vật.

Wđ=p22.m

 

Chú thích:

Wđ: động năng của vật (J).

m: khối lượng của vật (kg).

p: là động lượng của vật (kg.m/s).

 

 

Xem chi tiết

Định lý động năng.

A=Wđ=Wđ2-Wđ1=12m.v22-12m.v12

Định lý động năng:

Độ biến thiên động năng của vật bằng với công của ngoại lực tác dụng lên vật.

 

Chú thích:

A: công do ngoại lực tác động (J).

Wđ: độ biến thiên động năng của vật (J).

Wđ2: động năng lúc sau của vật (J).

Wđ1: động năng lúc đầ của vật (J).

 

Công thức độc lập theo thời gian:

Từ định lý động năng này, sau khi biến đổi sẽ cho ra hệ thức độc lập theo thời gian.

Ta có  A=Wđ=12m.v22-12m.v12

A=12m(v22-v12)F.s=12m(v22-v12)v2-v02=2.a.S

Bản chất công thức độc lập theo thời gian được xây dựng từ định lý động năng.

 

Xem chi tiết

Định luật bảo toàn năng lượng - trường hợp vật chuyển động trong trọng trường.

W=Wđ+Wt=Wđmax=Wtmax=const

 

Định nghĩa:

Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của một vật là đại lượng bảo toàn.

Nếu động năng giảm thì thế năng tăng ( động năng chuyển hóa thành thế năng) và ngược lại.

Tại vị trí động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược  lại.

 

Chú thích:

W: cơ năng (J).

Wđ;Wđmax: động năng - động năng cực đại (J).

Wt;Wt max: thế năng - thế năng cực đại (J).

Xem chi tiết

Định luật bảo toàn cơ năng - Trường hợp vật chịu tác động của lực đàn hồi.

W=Wđ+Wđh=Wđ max=Wđh max =const

 

Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì trong quá trình chuyển động của vật, cơ năng được tính bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật là đại lượng bảo toàn.

W=12.m.v2+12.k.(l)2 =12.m.v2max=12.k.(lmax)2 =const

 

Chú thích:

W: cơ năng (J).

Wđ; Wđmax: động năng - động năng cực đại (J).

Wđh; Wđh max: thế năng - thế năng đàn hồi cực đại (J).

 

Định luật bảo toàn cơ năng chỉ nghiệm đúng khi vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi, trọng lực, ngoài ra nếu chịu thêm tác dụng của lực cản, lực ma sát... thì cơ năng của vật sẽ bị biến đổi. Công của lực cản, lực ma sát.. sẽ bằng độ biến thiên cơ năng.

 

Xem chi tiết

Mối liên hệ giữa động năng và thế năng - Vật lý 12

Wd=nWt

Wđ=nWtx=±An+1v=±vmaxnn+1

Chú thích:

Wđ: Động năng (J)

Wt: Thế năng (J)

n: Số dương bất kỳ

x: Li độ của chất điểm (cm, m)

A: Biên độ dao động (cm, m)

v: Vận tốc của chất điểm tại vị trí có li độ x (cm/s, m/s)

vmax: Vận tốc cực đại của chất điểm (cm/s, m/s)

Một số vị trí đặc biệt và quan hệ năng lượng tại điểm đó

(lưu ý: có thể lấy đối xứng các vectơ qua trục Ox và Oy để suy ra những vị trí còn lại)

 

CHỨNG MINH CÔNG THỨC

Tọa độ x:

W=Wt+nWt 12kA2=(n+1).12kx2x=±An+1

Vận tốc v: 

W=Wd+1nWd12kA2=n+1n.mv22A2=n+1n.v2ω2v=±ωAnn+1=±vmaxnn+1

 

CÔNG THỨC TƯƠNG TỰ 

Khi Wt=nWd x=±Ann+1v=±vmaxn+1

 

 

Xem chi tiết

Tổng động năng của e - vật lý 12

Wđ=Ne.e.UAK=Ne.12mev2=αQ

Với Wđ là động năng tổng cộng J.

      Q nhiệt lượng tỏa ra J

      Ne số electron đập vào 

 

Xem chi tiết

Nhiệt lượng đối catot trọng t - vật lý 12

Q=α.t .Ne.Wđ=m.C.t2-t1

t=m.C.t2-t1α.I.UAK=m.C.t2-t1α.Ne.Wđ

Nhiệt lượng đối catot trong t s

Q=α.t .Ne.Wđ=m.C.t2-t1t=m.C.t2-t1α.Ne.Wđ=m.C.t2-t1α.Ne.UAK.e      t=m.C.t2-t1α.I.UAK

Với α phần trăm động năng hóa thành nhiệt

       Q : Nhiệt lượng tỏa ra sau t s

        I : Cường độ dòng điện A

        m: Khối lượng đối Catot kg

        C: Nhiệt dung riêng của kim loại làm catot J/Kg.K

         t: Khoảng thời gian t s

        

Xem chi tiết

Lưu lượng nước cần dùng để hạ nhiệt đối catot - vật lý 12

A=VH2Ot=α.Ne.WđDH2O.CH2Ot2-t1

Qthu=mH2O.CH2Ot2-t1=α.t.Ne.WđA=VH2Ot=α.Ne.WđDH2O.CH2Ot2-t1

Với A: Lưu lượng của nước trong 1 s m3/s

       DH2O : Khối lượng riêng của nước kg/m3

       VH2o : Thể tích của nước m3

Xem chi tiết

Động năng sau va chạm làm cho e lên mức m - vật lý 12

Wđ'=Wđ-Em-En

Với Wđ là động năng ban đầu

Wđ' là động năng còn lại

m>n Em,En là năng lượng ở mức quỹ đạo m ,n

Xem chi tiết

Động năng ban đầu để sau khi lên e có thể phát ra N bức xạ - Vật lý 12

Động năng ban đầu để sau khi lên e có thể phát ra N bức xạ:

-13,6e1m2-1n2Wđ<-13,6e1m+12-1n2;m=1+8N+12

 

Động năng ban đầu để sau khi lên e có thể phát ra N bức xạ:

Số bức xạ mà e có thể phát ra khi ở quỹ đạo m:

N=mm-12m2-m-2N=0m-122=2N+14m=1+8N+12

Động năng tối thiểu:

Wđmin=Em-En=-13,6e1m2-1n2

Động năng tối đa:

Wđmax=Em+1-En=-13,6e1m+12-1n2

 

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Một vật mang động năng Wo đến va chạm con lắc đơn, tính năng lượng của hệ sau va chạm...

Con lắc đơn gồm hòn bi có khối lượng m treo trên dây đang đứng yên. Một vật nhỏ có khối lượng m0 = 0,25m chuyển động với động năng W0 theo phương ngang đến va chạm với hòn bi rồi dính vào vật m. Năng lượng dao động của hệ sau va chạm là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tỉ số động năng và thế năng tại x=2√2 khi một vật thực hiện hai dao động điều hòa x1= 6cos(5πt- π/2) và x2= 6cos(5πt)

Một vật có khối lượng m = 200g, thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình: x1=6cos(5πt-π/2) cm và x2=6cos5πt cm. Lấy π2=10. Tỉ số giữa động năng và thế năng tại x=22 cmbằng

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính tổng động năng của electron đập vào đối catốt trong một giây?

Trong một ống Rơnghen, số electron đập vào đối catốt trong mỗi giày là 5.1015  hạt, hiệu điện thế giữa anốt và catốt là 18000 V. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catốt. Điện tích electron là 1,6 .10-19 (C)  . Tính tổng động năng của electron đập vào đối catốt trong một giây

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính tổng động năng của electron đập vào đối catốt trong một giây.

Trong một ống Rơn-ghen, số electron đập vào đối catốt trong mỗi giây là 5.1015 hạt, tốc độ của mỗi hạt đập vào đối catốt là  8.107  (m/s) . Khối lượng của electron là me = 9,1.10-31 (kg)  . Tính tổng động năng của electron đập vào đối catốt trong một giây.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tổng động năng electron đập vào đối catốt trong 1s là:

Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của ống Roughen là 18 kV, dòng tia âm cực có cường độ 5 mA. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catot. Tổng động năng electron đập vào đối catốt trong 1 slà:

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tổng động năng electron đập vào đôi catốt trong 1 s là?

Hiệu điện thế giữa anốt và catổt của ống Rơnghen là 15 kV, dòng tia âm cực có cường độ 5 mA. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catot. Tổng động năng electron đập vào đôi catốt trong 1 Slà:

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catot. Tổng động năng electron đập vào đối catốt trong 1s là?

Hiệu điện thế giữa anôt và catốt của ống Rơnghen là 20 kV, dòng tia âm cực có cường độ 5 mA. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catot. Tổng động năng electron đập vào đối catốt trong 1s là :

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tông động năng electron đập vào đôi catôt trong 1s là 200 (J). Cường độ dòng điện qua ống là?

Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống Rơnghen là 20 kV. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catot. Tông động năng electron đập vào đôi catôt trong 1 slà 200 (J). Cường độ dòng điện qua ống là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nhiệt lượng đối catốt nhận được trong 1 s là ?

  Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của ống Rơnghen là 18 kV, dòng tia âm cực có cường độ 8 mA. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catot. Giả sử 99% động năng của electron đập vào đối catốt chuyển thành nhiệt năng đốt nóng đối catốt và bỏ qua bức xạ nhiệt. Nhiệt lượng đối catốt nhận được trong 1 slà 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nhiệt lượng tỏa ra trên đối catốt trong 1 phút là ?

Một ống Rơnghen phát tia X có bước sóng ngắn nhất 5.10-10 m . Bỏ qua vận tốc ban đầu của các electron khi bứt ra khỏi catôt. Giả sử 100% động năng của các electron biến thành nhiệt làm nóng đối catốt và cường độ dòng điện chạy qua ống là I = 2 mABiết độ lớn điện tích êlectrôn (êlectron), tốc độ ánh sáng trong chân không và hằng số Plăng lần lượt là 1,6 .10-19 C3.108 m/s và  6,625.10-34 J.s . Nhiệt lượng tỏa ra trên đối catốt trong 1  phút là 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nhiệt lượng đối catôt nhận được trong 1s là?

Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của ống Rơnghen là 18,5 kV, dòng tia âm cực có cường độ 8,8 mA. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catot. Giả sử 99,5% động năng của electron đập vào đối catốt chuyển thành nhiệt năng đốt nóng đối catôt và bỏ qua bức xạ nhiệt. Nhiệt lượng đối catôt nhận được trong 1 s là 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Hỏi sau bao lâu nhiệt độ đôi catôt tăng thêm 1000°C?

Trong mỗi giây tổng động năng của electron đập vào đối catốt là 15 J. Đối catôt có khối lưcmg 0,4 kg, có nhiệt dung riêng là 120  (J/kg°C ) . Giả sử 99,9% động năng của electron đập vào đối catốt chuyển thành nhiệt năng đốt nóng đối catốt và bỏ qua bức xạ nhiệt. Hỏi sau bao lâu nhiệt độ đôi catôt tăng thêm 1000 °C.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Hỏi sau bao lâu khối bạch kim đó nóng tới 1500 độ C nếu nó không được làm nguội.

Trong mỗi giây tổng động năng của electron đập vào đối catốt là 14 J. Đối catôt là một khối bạch kim có khối lượng 0,42 kg. Giả sử 99,9% động năng của electron đập vào đối catốt chuyển thành nhiệt năng đốt nóng đối catốt và bỏ qua bức xạ nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của bạch kim là 120 (J/kg °C), nhiệt độ ban đầu là 20 °C. Hỏi sau bao lâu khối bạch kim đó nóng tới 1500 °C nếu nó không được làm nguội.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Sau một phút hoạt động thì đôi catôt nóng thêm bao nhiêu độ?

Hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống Rơnghen là 15 kV, dòng tia âm cực có cường độ 5 mA. Bỏ qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catot. Giả sử 99% động năng của electron đập vào đối catôt chuyển thành nhiệt năng đốt nóng đối catốt và bỏ qua bức xạ nhiệt. Cho khối lượng của đối catốt là 250 g và nhiệt dung riêng là 120 (J/kg°C). Sau một phút hoạt động thì đôi catôt nóng thêm bao nhiêu độ?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nếu toàn bộ động năng của êlectron biến đổi thành nhiệt đốt nóng đôi catôt thì nhiệt lượng toả ra ở đối catôt trong 5 phút là 

Khi hiệu điện thế giữa anôt và catôt là 1,2 kV thì cường độ dòng điện qua ống Rơn−ghen là 2 mA. Nếu toàn bộ động năng của êlectron biến đổi thành nhiệt đốt nóng đôi catôt thì nhiệt lượng toả ra ở đối catôt trong 5 (phút ) là 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Coi động năng của chùm êlectron đều chuyển thành nhiệt làm nóng đối catôt. Lưu lượng nước chảy trong ống bằng?

Ống Rơn−ghen phát ra tia X có tần số lớn nhất bằng 5.1018  Hz . Dòng điện qua ống bằng 8 mA. Nếu đối catôt của ống Rơn−ghen được làm nguội bằng một dòng nước chảy luồn phía bên trong thì thấy nhiệt độ của nước ở lối ra cao hơn nhiệt độ lối vào là 10 °C. Coi động năng của chùm êlectron đều chuyển thành nhiệt làm nóng đối catôt. Biết nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của nước là C= 4186  J/kg°C ; D= 103 kg/m3. Lưu lượng nước chảy trong ống bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Trong mỗi giây tổng động năng của electron đập vào đối catốt là 15 J. Giả sử 99,9% động năng của electron đập vào đôi catốt chuyến thành nhiệt năng đốt nóng đối catốt.

Trong mỗi giây tổng động năng của electron đập vào đối catốt là 15 J. Giả sử 99,9% động năng của electron đập vào đối catốt chuyến thành nhiệt năng đốt nóng đối catốt. Đối catốt được làm nguội bằng dòng nước chảy luồn bền trong. Nhiệt độ nước ở lối ra cao hơn lối vào là 10 °C. Biết nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của nước là: C= 4286 ( J/kgK), D= 1000 (kg/m3) . Tính lưu lượng của dòng nước đó theo đơn vị  cm3/s

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tính lưu lượng của dòng nước?

Hiệu điện thế giữa hai cực của ống Rơnghen là 16,6 (kV). Coi electron thoát ra có tốc độ ban đầu không đáng kể. Trong 20 giây người ta thấy có 1018 electron đập vào đối catốt, Đối catốt đươc làm nguội bằng dòng nước chảy luồn bên trong. Nhiệt độ nước ở lôi ra cao hơn lối vào là 10 °C. Giả sử có 95% động năng electron đập vào đối catốt chuyển thành nhiệt đốt nóng đối catốt. Biết nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của nước là:  C = 4286 (J/kgK)D= 1000 (kg/m3)   Tính lưu lượng của dòng nước đó theo đơn vị cm3/s

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tìm động năng còn lại của electron sau va chạm

Nguyên từ hiđrô ở trạng thái cơ bản va chạm với một electron có năng lượng 13,2 (eV). Trong quá trình tương tác giả sử nguyên tử đứng yên và chuyển lên trạng thái kích thích thứ hai. Tìm động năng còn lại của electron sau va chạm. Biết các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức : En=-13,6/n2(eV) với n là số nguyên.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tìm động năng còn lại của electron sau va chạm

Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản va chạm với một electron có năng lượng 10,6 (eV). Trong quá trình tương tác giả sử nguyên tử đứng yên và chuyển lên trạng thái kích thích đầu tiên. Tìm động năng còn lại của electron sau va chạm. Biết các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức : En=-13,6/n2 (eV) với n là số nguyên.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Muốn thu được chỉ 3 vạch quang phổ thì động năng của electron có giá trị như thế nào?

Dùng chùm electron bắn phá khối khí hiđrô ở trạng thái cơ bản. Muốn thu được chỉ 3 vạch quang phổ thì động năng của electron có giá trị như thế nào? Biết các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức : En=-13,6/n2 (eV) với n là số nguyên.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Động năng thay đổi như thế nào khi thay đổi khối lượng và vận tốc?

Khi khối lượng giảm đi bốn lần nhưng vận tốc của vật tăng gấp đôi thì động năng của vật sẽ

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?

Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Động năng của vật tăng khi nào?

Động năng của vật tăng khi

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Lực tăng lên thì vận tốc tăng lên bao nhiêu?

Một vật đang đứng yên thì tác dụng một lực F không đổi làm vật bắt đầu chuyển động và đạt được vận tốc v sau khi đi được quãng đường là S. Nếu tăng lực tác dụng lên 9 lần thì vận tốc vật sẽ đạt được bao nhiêu khi cùng đi được quãng đường S.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Hệ thức liên hệ giữa động lương và động năng.

Hệ thức liên hệ giữa động lượng p và động năng Wđ của 1 vật khối lượng m là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Lực cản trung bình của tấm gỗ bằng bao nhiêu ?

Một viên đạn có khối lượng 10 g bay khỏi nòng súng với vận tốc v1=600 m/s và xuyên qua tấm gỗ dầy 10 cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ viên đạn có vận tốc v2=400 m/s . Lực cản trung bình của tấm gỗ là:

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tính lực cản trung bình của tấm gỗ.

Một viên đạn có khối lượng 10 g bay khỏi nòng súng với vận tốc v1=600 m/s và xuyên qua tấm gỗ dày 10 cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ viên đạn có vận tốc v2=400 m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lực ma sát khi ô tô hãm phanh.

Một ô tô có khối lượng 1500 kg đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Tài xế tắt máy và hãm phanh, ô tô đi thêm 50 m thì dừng lại. Lực ma sát có độ lớn? Bỏ qua lực cản của môi trường.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính động năng của ô tô.

Một ô tô khối lượng 1200 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính vận tốc của vật khi biết động năng.

Một vật khối lượng 200 g có động năng là 10 J. Lấy g=10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi ra sao?

Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Động lượng thay đổi ra sao khi động năng tăng 16 lần?

Một vật có khối lượng không đổi động năng của nó tăng lên bằng 16 lần giá trị ban đầu của nó. Khi đó động lượng của vật sẽ như thế nào?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định động năng của mảnh thứ 2.

Một đầu đạn nằm yên sau đó nổ thành 2 mảnh có khối lượng mảnh thứ nhất gấp 2 khối lượng mảnh hai. Cho động năng tổng cộng là Wd. Gọi Wd2 là động năng của mảnh 2. Hãy xác định Wd2 bằng bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định động lượng của vật.

Cho một vật chuyển động có động năng 4 J và khối lượng của vật là 2 kg. Xác định động lượng.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Công của tay của bạn học sinh bằng bao nhiêu?

Một học sinh hạ 1 quyến sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của tay của bạn học sinh đó là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Công của hợp lực tác dụng vào quyển sách.

Một học sinh hạ 1 quyến sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của hợp lực tác dụng vào quyển sách là 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Trọng lực của một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau.

Khi 1 vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau (bỏ qua ma sát). Chọn câu sai.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính vận tốc viên đạn nhựa khối lượng 10 g bay ra khỏi nòng súng.

Cho một khẩu súng bắn đạn nhựa. Mỗi lần nạp đạn thì lò xo của súng bị nén lại 4 cm. Biết lò xo có độ cứng 400 N/m. Vận tốc viên đạn nhựa khối lượng 10 g bay ra khỏi nòng súng là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tìm công của trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 6 m.

Cho một vật có khối lượng 200 (g)đang ở độ cao 10 m so với mặt đất sau đó thả vật cho rơi tự do. Tìm công của trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 6 m. Lấy g = 10 (m/s2).

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Động lượng liên hệ chặt chẽ nhất với đại lượng nào?

Động lượng liên hệ chặt chẽ nhất với

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Một vật chuyến động không nhất thiết phải có dạng năng lượng nào?

Một vật chuyến động không nhất thiết phải có

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Cơ năng là một đại lượng như thế nào?

Cơ năng của vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực là một đại lượng 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Trong quá trình vật chuyến động từ M tới N năng lượng của vật biến đổi như thế nào?

Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất. Vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Trong quá trình vật chuyến động từ M tới N năng lượng của vật biến đổi như thế nào?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.

Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ cao 45 m, liền cầm một vật có khối lượng 100 g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.

Thả vật rơi tự do từ độ cao 45 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g=10 m/s2. Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Vận tốc cực đại của vật trong quá trình rơi là bao nhiêu?

Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20 m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Vận tốc cực đại của vật trong quá trình rơi là?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Khi đến chân mặt phẳng nghiêng vận tốc của vật có giá trị bao nhiêu?

Cho một vật có khối lượng 1 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc của một mặt phẳng dài 10 m và nghiêng một góc 30° so với mặt phẳng nằm ngang. Bỏ qua ma sát, lấy g=10 m/s2. Khi đến chân mặt phẳng nghiêng vận tốc của vật có giá trị bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của viên bi tại chân dốc?

Một viên bi được thả lăn không vận tốc đầu từ đình một mặt phẳng nghiêng cao 40 cm. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí. Lấy g=10 m/s2. Xác định vận tốc của viên bi tại chân dốc?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của vật ở cuối chân dốc?

Một vật có khối lượng 900 g được đặt trên một đỉnh dốc dài 75 cm và cao 45 cm. Cho trượt không vật tốc ban đầu từ đỉnh dốc. Lấy g=10 m/s2. Xác định vận tốc của vật ở cuối chân dốc?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tại vị trí có độ cao 20m vật có vận tốc bao nhiêu?

Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ cao 45 m, liền cầm một vật có khối lượng 100 g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Tại vị trí có độ cao 20 m vật có vận tốc bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của viên bi khi nó đi xuống được nửa dốc?

Một viên bi được thả lăn không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 40 cm. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí. Lấy g=10 m/s2. Xác định vận tốc của viên bi khi nó đi xuống được nửa dốc?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của vật của vật tại vị trí cách chân dốc 27cm.

Một vật có khối lượng 900 g được đặt trên một đỉnh dốc dài 75 cm và cao 45 cm. Cho trượt không vật tốc ban đầu từ đỉnh dốc. Bỏ qua ma sát và sức cản không khí. Lấy g=10 m/s2. Xác định vận tốc của vật của vật tại vị trí cách chân dốc 27 (cm).

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tính vận tốc của vật khi 2Wđ = 5Wt.

Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ cao 45 m, liền cầm một vật có khối lượng 100 g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Tính vận tốc của vật khi 2Wđ=5Wt.Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tại vị trí động năng bằng thế năng, vận tốc của vận là bao nhiêu?

Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20 m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Tại vị trí động năng bằng thế năng, vận tốc của vận là?

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Xác định vị trí trên dốc để thế năng của viên bi bằng 3 lần động năng?

Một viên bi được thả lăn không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng cao 40 cm. Bỏ qua ma sát và lực cản không khí. Lấy g=10 m/s2. Xác định vị trí trên dốc để thế năng của viên bi bằng 3 lần động năng? 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính thế năng của vật ở vị trí để Wđ = 2Wt.

Một vật có khối lượng 900 g được đặt trên một đỉnh dốc dài 75 cm và cao 45 cm. Cho trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh dốc. Lấy g=10 m/s2. Tính thế năng của vật ở vị trí để Wđ=2Wt.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính độ cao của vật khi Wđ = 2Wt.

Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ cao 45 m, liền cầm một vật có khối lượng 100 g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Tính độ cao của vật khi Wđ=2Wt.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vị trí để vật có vận tốc 20 (m/s).

Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội đang chơi đùa ở sân thượng trung tâm có độ cao 45 m, liền cầm một vật có khối lượng 100 g thả vật rơi tự do xuống mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Xác định vị trí để vật có vận tốc 20 m/s.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tính độ cao của vật khi Wd = 2Wt.

Thả vật rơi tự do từ độ cao 45 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g=10 m/s2. Tính độ cao của vật khi Wđ=2Wt

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Vị trí mà ở đó động năng bằng thế năng là bao nhiêu?

Một vật thả rơi tự do từ độ cao 20 m. Lấy gốc thế năng tại mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Vị trí mà ở đó động năng bằng thế năng là?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tìm độ cao tối thiểu h để vật có thể trượt hết vòng tròn, ứng dụng với bán kính vòng tròn là 20 cm.

Một "vòng xiếc" có phần dưới được uốn thành vòng tròn có bán kính R như hình vẽ. Một vât nhỏ khối lượng m được buông ra trượt không ma sát dọc theo vòng xiếc. Tìm độ cao tối thiểu h để vật có thể trượt hết vòng tròn, ứng dụng với bán kính vòng tròn là 20 cm.

.

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Nếu h = 60 cm thì vận tốc của vật là bao nhiêu khi lên tới đỉnh vòng tròn.

Một "vòng xiếc" có phần dưới được uốn thành vòng tròn có bán kính R = 40 (cm) như hình vẽ. Một vât nhỏ khối lượng m được buông ra trượt không ma sát dọc theo vòng xiếc. Nếu h=60 cm thì vận tốc của vật là bao nhiêu khi lên tới đỉnh vòng tròn?

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Nếu vật bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu bằng không ở vị trí ngang với tâm của rãnh tròn thì vận tốc ở đáy rãnh là bao nhiêu?

Cho một vật nhỏ khối lượng 500 g trượt xuống một rãnh cong tròn bán kính 20 cm. Ma sát giữa vật và mặt rãnh là không đáng kể. Nếu vật bắt đầu trượt với vận tốc ban đầu bằng không ở vị trí ngang với tâm của rãnh tròn thì vận tốc ở đáy rãnh là bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Độ cao h tối thiểu khi thả tàu đế nó đi hết đường tròn là?

Một tàu lượn bằng đồ chơi chuyển động không ma sát trên đường ray như hình vẽ. Khối lượng tàu 50 g, bán kính đường tròn R=20 cm. Độ cao h tối thiểu khi thả tàu đế nó đi hết đường tròn là?

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Động năng của hệ bằng bao nhiêu khi vật 2 rơi được 50 cm?

Trên hình vẽ, hai vật lần lượt có khối lượng m1=1 kg; m2=2 kg, ban đầu được thả nhẹ nhàng. Động năng của hệ bằng bao nhiêu khi vật 2 rơi được 50 cm? Bỏ qua mọi ma sát ròng dọc có khối lượng không đáng kế, lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Tìm vận tốc lúc ném vật.

Một quả bóng khối lượng 200 g được ném từ độ cao 20 m theo phương thẳng đứng. Khi chạm đất quả bóng nảy lên đến độ cao 40 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm, vận tốc ném vật là? Lấy g = 10 (m/s2).

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định cơ năng của vật khi vật chuyển động?

Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 4 m so với mặt đất. Lấy g = 10 (m/s2). Xác định cơ năng của vật khi vật chuyển động?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính cơ năng khi ném vật với vận tốc đầu 4 m/s.

Từ điểm M có độ cao so với mặt đất bằng 4 m ném lên một vật với vận tốc đầu 4 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 200 g, lấy g=10 m/s2. Khi đó cơ năng của vật bằng bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định cơ năng của vật khi vật chuyển động?

Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Xác định cơ năng của vật khi vật chuyển động?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính vận tốc của vật khi chạm đất.

Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 4 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Vận tốc của vật khi chạm đất là bao nhiêu?

Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Vận tốc của vật khi chạm đất?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định khối lượng của vật và vận tốc của vật ở độ cao 3 m.

Cho một vật có khối lượng m. Truyền cho vật một cơ năng là 37,5 J. Khi vật chuyển động ở độ cao 3 m, vật có Wd=60%.W. Xác định khối lượng của vật và vận tốc của vật ở độ cao đó. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của vật khi động năng gấp ba lần thế năng, vị trí vật khi đó?

Từ độ cao 15 m so với mặt đất, một người ném một vật có khối lượng 1 kg thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu là 10 m/s. Bỏ qua ma sát không khí. Xác định vận tốc của vật khi động năng gấp ba lần thế năng, vị trí vật khi đó? Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của vật khi Wđ = 2Wt.

Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 4 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Xác định vận tốc của vật khi Wđ=2Wt.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 6 m.

Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 4 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 6 m.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của vật khi Wd = 2Wt.

Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Xác định vận tốc của vật khi Wd=2Wt.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 6 m.

Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Xác định vận tốc của vật khi vật ở độ cao 6m?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được.

Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được.

Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 4 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định độ cao cực đại mà vật có thể lên được.

Từ độ cao 15 m so với mặt đất, một người ném một vật có khối lượng 1 kg thẳng đứng lên trên với vận tốc ban đầu là 10 m/s. Bỏ qua ma sát không khí. Xác định độ cao cực đại mà vật có thể lên được? Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tìm vị trí vật để có thế năng bằng động năng.

Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Tìm vị trí vật để có thế năng bằng động năng? Lấy g=10 m/s2

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính độ cao của vật khi thế năng bằng động năng.

Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng lên cao với tốc độ 10 m/s từ mặt đất. Bỏ qua ma sát. Lấy g=10 m/s2. Tính độ cao của vật khi thế năng bằng động năng.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tìm vị trí vật để có thế năng bằng động năng?

Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 4 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Tìm vị trí vật để có thế năng bằng động năng?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tìm vị trí để vận tốc của vật là 3m/s.

Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Tìm vị trí để vận tốc của vật là 3 m/s?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Ở độ cao nào thì vận tốc của viên bi giảm còn một nửa?

Một viên bi khối lượng m chuyến động ngang không ma sát với vận tốc 2 m/s rồi đi lên mặt phẳng nghiêng góc nghiêng 30°. Ở độ cao nào thì vận tốc của viên bi giảm còn một nửa?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tìm vị trí để vận tốc của vật là 3m/s.

Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 8 m/s từ độ cao 4 m so với mặt đất. Tìm vị trí để vận tốc của vật là 3 m/s. Lấy g=10 m/s2.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Khi vật chuyển động được quãng đường là 0,2 m lên mặt phẳng nghiêng thì vật có vận tốc bao nhiêu?

Một viên bi khối lượng m chuyến động ngang không ma sát với vận tốc 2 m/s rồi đi lên mặt phẳng nghiêng góc nghiêng 30°. Khi vật chuyển động được quãng đường là 0,2 m lên mặt phẳng nghiêng thì vật có vận tốc bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định cơ năng của con lắc đơn trong quá trình chuyển động.

Một con lắc đơn có sợi dây dài 1 m và vật nặng có khối lượng 500 g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60° rồi thả nhẹ. Xác định cơ năng của con lắc đơn trong quá trình chuyển động. Lấy g=10 m/s2

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí mà dây làm với đường thẳng đứng góc 30°.

Một con lắc đơn có sợi dây dài 1 m và vật nặng có khối lượng 500 g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60° rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí mà dây làm với đường thẳng đứng góc 30°.  Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí mà dây làm với đường thẳng đứng góc 45°.

Một con lắc đơn có sợi dây dài 1 m và vật nặng có khối lượng 500 g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60° rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của con lắc khi nó đi qua vị trí mà dây làm với đường thẳng đứng góc 45°. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của vật ở vị trí dây lệch với phương thẳng đứng là 30°.

Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 80 cm và vật nặng có khối lượng 200 g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 22 m/s. Xác định vận tốc của vật ở vị trí dây lệch với phương thẳng đứng là 30°. Lấy g=10 m/s2

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của vật ở vị trí dây lệch với phương thẳng đứng là 30° và lực căng sợi dây khi đó?

Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đầu dưới treo một vật nặng có khối lượng 1000 g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là  42 m/s. Lấy g=10 m/s2. Xác định vận tốc của vật ở vị trí dây lệch với phương thẳng đứng là 30° và lực căng sợi dây khi đó?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc tại vị trí 2Wt = Wđ.

Một con lắc đơn có sợi dây dài 1 m và vật nặng có khối lượng 500 g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60° rồi thả nhẹ. Xác định vận tốc tại vị trí 2Wt=Wđ. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc để vật có Wđ = 3Wt, lực căng của vật khi đó?

Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 80 cm và vật nặng có khối lượng 200 g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 22 m/s. Xác định vận tốc để vật có Wđ=3Wt, lực căng của vật khi đó. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vận tốc để vật có Wđ = 3Wt, lực căng của vật khi đó?

Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đầu dưới treo một vật nặng có khối lượng 1000 g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 42 m/s. Lấy g=10 m/s2. Xác định vận tốc để vật có Wđ=3Wt và lực căng của vật khi đó?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Ở vị trí vật có độ cao 0,18 m vật có vận tốc bao nhiêu?

Một con lắc đơn có sợi dây dài 1 m và vật nặng có khối lượng 500 g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60° rồi thả nhẹ. Ở vị trí vật có độ cao 0,18 m vật có vận tốc bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định vị trí để vật có v = l,8 (m/s).

Một con lắc đơn có sợi dây dài 1 m và vật nặng có khối lượng 500 g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60° rồi thả nhẹ. Xác định vị trí để vật có v=1,8 m/s. Lấy g=10 m/s2

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định vị trí cực đại mà vật có thể lên tới?

Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 80 cm và vật nặng có khối lượng 200 g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 22 m/s. Xác định vị trí cực đại mà vật có thể lên tới? Lấy g=10 m/s2

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định vị trí để vật có vận tốc căn 2 (m/s) và lực căng sợi dây khi đó?

Cho một con lắc đơn gồm có sợi dâv dài 80 cm và vật nặng có khối lượng 200 g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 22 m/s. Xác định vị trí để vật có vận tốc 2 m/s và lực căng sợi dây khi đó? Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Bao cát lên đến vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc xấp xỉ bao nhiêu?

Viên dạn khối lượng m=10 g đang bay đến với vận tốc v=100 m/s cắm vào bao cát khối lượng M=490 g treo trên dây dài l=1 m và đứng yên. Bao cát lên đến vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc xấp xỉ bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định vị trí cực đại mà vật có thể lên tới?

Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đầu dưới treo một vật nặng có khối lượng 1000 g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là  42 m/s. Lấy g=10 m/s2. Xác định vị trí cực đại mà vật có thể lên tới?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định vị trí để vật có vận tốc 2 căn 2 (m/s) và lực căng sợi dây khi đó?

Cho một con lắc đơn gồm có sợi dây dài 320 cm đầu trên cố định đầu dưới treo một vật nặng có khối lượng 1000 g. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì truyền cho vật một vận tốc là 42 m/s . Lấy g=10 m/s2. Xác định vị trí để vật có vận tốc 22 m/s và lực căng sợi dây khi đó?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính vận tốc ở vị trí 2Wt = 3Wđ và lực căng khi đó.

Một con lắc đơn có sợi dây dài 1 m và vật nặng có khối lượng 500 g. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng sao cho dây làm với đường thẳng đứng một góc 60° rồi thả nhẹ. Tính vận tốc của con lắc ở vị trí 2Wt=3Wđ và lực căng khi đó. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính vận tốc của vật khi đến B.

Một vật trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng AB, sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang BC như hình vẽ. Với AH=0,1 m, BH=0,6 m. Hệ số ma sát trượt giữa vật và hai mặt phẳng là µ = 0.1. Tính vận tốc của vật khi đến B.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính quãng đường vật trượt được trên mặt phẳng ngang BC.

Một vật trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng AB, sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang BC như hình vẽ. Với AH=0,1 mBH=0,6 m. Hệ số ma sát trượt giữa vật và hai mặt phẳng là µ = 0.1. Tính quãng đường vật trượt được trên mặt phẳng ngang BC.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Khi thả ra vật hai chuyên động được 1 m thì vận tốc của nó là bao nhiêu?

Hai vật có khối lượng: m1=150 g, m2=100 g được nối với nhau bằng dây ko dãn như hình vẽ, lúc đầu hai vật đứng yên. Khi thả ra vật hai chuyển động được 1 m thì vận tốc của nó là bao nhiêu? Biết m1 trượt trên mặt phẳng nghiêng góc α  = 30° so với phương nằm ngang với hệ số ma sát trượt là µ = 0,1.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định hệ số ma sát µ1 trên đoạn đường AB.

Một ô tô có khối lượng 2 tn khi đi qua A có vận tốc 72 km/hthì tài xế tắt máy, xe chuyến động chậm dần đều đến B thì có vận tốc 18 km/h. Biết quãng đường AB nằm ngang dài 100 m. Xác định hệ số ma sát µ1 trên đoạn đường AB.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của xe tại chân dốc nghiêng C.

Một ô tô có khối lượng 2 tn khi đi qua A có vận tốc 72 km/h thì tài xế tắt máy, xe chuyến động chậm dần đều đến B thì có vận tốc 18 km/h. Biết quãng đường AB nằm ngang dài 100 m. Đến B xe vẫn không nổ máy và tiếp tục xuống dốc nghiêng BC dài 50 m, biết dốc hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc α = 30°. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt phẳng ngang là μ1=0,1875, giữa bánh xe và dốc nghiêng là µ2  =0,1. Xác định vận tốc của xe tại chân dốc nghiêng C. 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính hệ số ma sát µ.

Hai vật có khối lượng m1=800 g, m2=600 g được nối với nhau bằng dây không dãn như hình vẽ, lúc dầu hai vật đứng yên. Khi thả ra vật hai chuyển động được 50 cm thì vận tốc của nó là v=1 m/s. Biết m1 trượt trên mặt phẳng nghiêng góc α = 30° so vói phương nằm ngang và có hệ số ma sát. Tính hệ số ma sát µ

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính BC, biết hệ số ma sát giữa vật với hai mặt phẳng đều là µ = 0,1.

Mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang một góc α = 300 như hình vẽ. Một vật trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng với độ cao h=1 m và sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang một khoảng là BC. Tính BC, biết hệ số ma sát giữa vật với hai mặt phẳng đều là µ = 0,1.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Công của lực ma sát là bao nhiêu?

Một vật có khối lượng 1500 g thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng cao 6 m. Do ma sát nên vận tốc vật ở chân dốc chỉ bằng 2/3 vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma sát. Công của lực ma sát là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Bao nhiêu phần trăm năng lượng ban đầu đã chuyển sang nhiệt ?

Viên đạn khối lượng m=10 kg đang bay đến với vận tốc v=100 m/s cắm vào bao cát khối lượng M=490 g treo trên dây dài l=1 m và đứng yên. Bao nhiêu phần trăm năng lượng ban đầu đã chuyển sang nhiệt?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?

Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Nếu có lực cản 5 N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu? 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định tí số động năng và cơ năng

Một vật dao động điều hoà theo phương trình x=1,6cos2πt-π2. Tỉ số động năng và cơ năng của vật tại độ x=1cm

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Động năng và thế năng của vật

Chọn câu đúng khi nói về động năng và thế năng của vật có khối lượng không đổi dao động điều hòa.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tốc độ ban đầu của vật

Một vật dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng là gốc O. Tại thời điểm ban đầu vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương, đến thời điểm t1=π6 s thì vật vẫn chưa đổi chiều và động năng vật giảm đi 4 lần so với lúc đầu, đến thời điểm t2=5π12 s vật đi quãng đường 9 cm. Tốc độ ban đầu của vật bằng

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Xác định biên độ A2 khi vật thực hiện đồng thời hai dao động

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương theo các phương trình x1=4cos4t+π2 cm và x2=A2cos4t cm. Biết khi động năng vật bằng một phần ba năng lượng dao động thì vật có tốc độ 83 cm/s . Biên độ A2 bằng 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính cơ năng của bóng.

Một quả bóng nặng 10 g được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 10 m/s ở độ cao 5 m. Bỏ qua lực cản của không khí, lấy g = 10 (m/s2). Tìm cơ năng của bóng.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính vận tốc của bóng khi chạm đất.

Một quả bóng nặng 10 g được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 10 m/s ở độ cao 5 m. Bỏ qua lực cản của không khí, lấy g = 10 (m/s2). Tính vận tốc của bóng khi chạm đất.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Ở độ cao nào thì động năng của vật bằng 3 lần thế năng của nó?

Một vật nặng được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 20 m/s từ độ cao h = 10 m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản không khí, lấy g = 10 (m/s2). Ở độ cao nào thì động năng của vật bằng 3 lần thế năng của nó? 

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tìm vật tốc của vật khi động năng của vật bằng 3 lần thế năng của nó?

Một vật nặng được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 20 m/s từ độ cao h =10 m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản không khí, lấy g = 10 (m/s2). Tìm vận tốc của vật khi động năng của vật bằng 3 lần thế năng của nó? 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Electron được thả không vận tốc đầu ở sát bản âm, E = 1000 V/m. Tính động năng electron khi đập vào bản dương.

Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Tính động năng của electron khi nó đập vào bản dương.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Hai bản kim loại cách nhau 2 cm. E = 3000 V/m. Tính vận tốc của hạt khi nó đập vào bản mang điện âm.

Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau 2 cm. Cường độ điện trường giữa hai bản bằng 3000 V/m. Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt một hạt mang điện dương 1,5.10-2C, khối lượng m = 4,5.10-9 g. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Vận tốc của hạt khi nó đập vào bản mang điện âm là 

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Điện tích q = 3,2.10-19 C, m = 10-29 kg di chuyển 3 cm trong điện trường E = 1000 V/m. Tìm v.

Một điện tích điểm q = 3,2.10-19C có khối lượng m = 10-29 kg di chuyển được một đoạn đường 3 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m, tốc độ giảm từ v xuống 0,5v. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Tìm v.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Electron di chuyển từ M đến N, sau đó di chuyển tiếp từ N đến P. Tính tốc độ của electron tại P.

Một electron di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo đường sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10-18J. Sau đó nó di chuyển tiếp 0,4cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên thì tốc độ của electron tại P là bao nhiêu? Biết rằng tại M, electron không có vận tốc đầu. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Khối lượng của electron là 9,1.10-31kg.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Bắn electron không vận tốc đầu vào điện trường và song song với đường sức điện. Tính UAB.

Bắn một electron (mang điện tích −1,6.10-19 C  và có khối lượng 9,1.10-31 kg) với vận tốc đầu rất nhỏ vào một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng theo phương song song với các đường sức điện (xem hình vẽ). Electron được tăng tốc trong điện trường. Ra khỏi điện trường, nó có vận tốc 107 m/s. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Tính hiệu điện thế UAB giữa hai bản.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Proton bay từ điểm A đến điểm B. Điện thế tại A là 500 V. Tính điện thế tại B.

Một proton bay trong điện trường. Lúc proton ở điểm A thì vận tốc của nó bằng 25.104m/s. Khi bay đến B vận tốc của proton bằng không. Điện thế tại A bằng 500V. Tính điện thế tại B. Biết proton có khối lượng 1,67.10-27kg và có điện tích 1,6.10-19C.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Cho electron chui vào trong tụ điện qua một lỗ và chui ra ở lỗ kia. Tính cường độ điện trường trong tụ điện.

Electron trong đèn chỉnh vô tuyến phải có động năng vào cỡ 40.10-20 J thì khi đập vào màn hình nó mới làm phát quang lớp bột phát quang phủ ở đó. Để tăng tốc electron, người ta phải cho electron bay qua điện trường của một tụ điện phẳng, dọc theo một đường sức điện, ở hai bản của tụ điện có khoét hai lỗ tròn cùng trục và có cùng đường kính. Electron chui vào trong tụ điện qua một lỗ và chui ra ở lỗ kia. Bỏ qua động năng ban đầu của electron khi bắt đầu đi vào điện trường trong tụ điện. Cho điện tích của electron là −1,6.10-19 C. Khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 1 cm. Tính cường độ điện trường trong tụ điện.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Bắn eletron với vận tốc v vào điện trường đều, electron bay ra sát mép bản. Tính động năng của electron khi ra khỏi điện trường.

Bắn một electron (tích điện −|e| và có khối lượng m) với vận tốc v vào điện trường đều giữa hai bản kia loại phẳng theo phương song song, cách đều hai bản kim loại (xem hình vẽ). Hiệu điện thế giữa hai bản là U > 0. Biết rằng electron bay ra khỏi điện trường tại điểm nằm sát mép một bản. Động năng của electron khi bắt đầu ra khỏi điện trường là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Electron di chuyển 0,6 cm từ M đến N. Đến N electron di chuyển tiếp 0,4 cm đến P. Tính vận tốc của electron tại P.

Một electron di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6 cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10-18J. Đến N electron di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên. Tính vận tốc của electron khi nó đến điểm P. Biết rằng tại M electron không có vận tốc đầu. Khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một electron được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000 V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ.

Một electron được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000 V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorentz tác dụng lên nó biết m = 9,1.10-31 kg, e = −1,6.10-19 C, B = 2 T, vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một hạt mang điện 3,2.10-19 C được tăng tốc bởi 1000 V rồi bay vào từ trường đều theo phương vuông góc. Tính lực Lorentz tác dụng lên nó.

Một hạt mang điện 3,2.10-19 C được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000 V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorentz tác dụng lên nó biết m = 6,67.10-27 kg, B = 2T, vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một electron có vận tốc ban đầu bằng 0, được gia tốc bằng một hiệu điện thế 500 V, sau đó bay vuông góc vào đường sức từ. Tính bán kính quỹ đạo của electron,

Một electron có vận tốc ban đầu bằng 0, được gia tốc bằng một hiệu điện thế U = 500 V, sau đó bay vào theo phương vuông góc với đường sức từ. Cảm ứng từ của từ trường là B = 0,2 T. Bán kính quỹ đạo của electron. Biết e = -1,6.10-19 C, me= 9,1.10-31 kg.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một hạt electron và một hạt a sau khi được các điện trường tăng tốc bay vài từ trường đều, Tính độ lớn lực Lorentz tác dụng lên electron và hạt a.

Một electron và một hạt α sau khi được các điện trường tăng tốc bay vào trong từ trường đều có độ lớn B = 2 T, theo phương vuông góc với các đường sức từ. Cho: me= 9.1.10−31 kg, mα= 6,67.10-27 kg, điện tích của electron bằng −1,6.10-19  C, của hạt α bằng 3,2.10-19  C, hiệu điện thế tăng tốc của các điện trường của các hạt đó đều bằng 1000 V và vận tốc của các hạt trước khi được tăng tốc rất nhỏ. Độ lớn lực Lorentz tác dụng lên electron và hạt α lần lượt là 

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Hình chữ nhật MNPQ, có R, m và kích thước L, l. b = m2gR2B-4l-4. Nếu bỏ qua ma sát và L đủ lớn cho khung đạt tốc độ giới hạn trước khi ra khỏi từ trường thì nhiệt lượng tỏa ra là.

Một khung dây dẫn hình chữ nhật MNPQ, có độ tự cảm không đáng kể, có điện trở R, có khối lượng m, có kích thước L, ℓ, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khung dây được đặt trong từ trường đều B vuông góc với mặt phẳng của nó (mặt phẳng thẳng đứng), nhưng ở phía dưới cạnh đáy NP không có từ trường. Ở thời điểm t = 0 người ta thả khung rơi, mặt phẳng khung dây luôn luôn nằm trong một mặt phẳng thẳng đứng (mặt phẳng hình vẽ). Đặt b =m2gR2B-4l-4. Nếu bỏ qua mọi ma sát và chiều dài L đủ lớn sao cho khung đạt tốc độ giới hạn trước khi ra khỏi từ trường thì nhiệt lượng tỏa ra từ lúc t = 0 đến khi cạnh trên của khung bắt đầu ra khỏi từ trường là

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Xác nhận nội dung

Hãy giúp Công Thức Vật Lý chọn lọc những nội dung tốt bạn nhé!