Độ biến dạng tỉ đối của vật rắn

Độ biến dạng tỉ đối của vật rắn. Vật Lý 10.

Advertisement

Độ biến dạng tỉ đối của vật rắn

ε

 

Khái niệm:

Độ biến dạng tỉ đối (độ co giãn dài) là phần trăm dài ra hay ngắn đi của vật liệu khi chịu tác dụng của lực kéo hoặc lực nén.

- Vật liệu dẻo như sắt, thép, đồng,... có độ biến dạng tỉ đối cao.

- Vật liệu giòn như gang, thủy tinh, gốm,... có độ biến dạng tỉ đối thấp.

- Vật liệu polyme có độ biến dạng tỉ đối rất cao. Polyme có thể kéo dài thành sợi nhỏ và mảnh.

 

Đơn vị tính: không có

 

Chủ Đề Vật Lý

Biến Số Liên Quan

Tiết diện ngang

S

 

Khái niệm:

Tiết diện ngang là hình phẳng mặt cắt ngang của hình khối, thường là vuông góc với trục của nó.

 

Đơn vị tính: m2

 

Xem chi tiết

Hệ số tỉ lệ phụ thuộc chất liệu của vật rắn

α

 

Khái niệm:

α là hệ số đặc trưng cho tỉ lệ phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn.

 

Đơn vị tính: không có

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Định luật Hooke về biến dạng đàn hồi.

ε=ll0=ασ

σ=FS

 

Phát biểu: Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn đồng chất, hình trụ tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó.

 

Chú thích: 

ε: độ biến dạng tỉ đối của vật rắn (bị kéo hoặc nén)

l: độ dài phần giãn ra hay nén lại của vật (m)

l0: chiều dài tự nhiên ban đầu của vật (m)

σ: ứng suất tác dụng vào vật đó (Pa)

α: hệ số tỉ lệ phụ thuộc chất liệu của vật rắn

 

F: lực tác dụng lên vật rắn (N)

S: tiết diện ngang của vật (m2)

 

 

Nhận xét về độ biến dạng tỉ đối của các vật liệu:

- Vật liệu dẻo như sắt, thép, đồng,... có độ biến dạng tỉ đối cao.

- Vật liệu giòn như gang, thủy tinh, gốm,... có độ biến dạng tỉ đối thấp.

- Vật liệu polyme có độ biến dạng tỉ đối rất cao. Polyme có thể kéo dài thành sợi nhỏ và mảnh.

 

 

Xem chi tiết