Công suất điện

Công suất điện của đoạn mạch là gì? Vật Lý 11. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Công suất điện

P

 

Khái niệm:

Công suất điện của một đoạn mạch chính là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

 

Đơn vị tính: Watt (W)

Chủ Đề Vật Lý

VẬT LÝ 11 CHƯƠNG II: Dòng điện không đổi. Bài 08: Điện năng. Công suất điện. Vấn đề 1: Tóm tắt lý thuyết liên quan đến điện năng, công suất điện. Vấn đề 2: Bài toán vận dụng định luật Joule Lenz. Công suất điện. Vấn đề 3: Bài toán liên quan đến mạch điện chứa bóng đèn. Bài 09: Định luật Ohm đối với toàn mạch. Vấn đề 1: Tóm tắt lý thuyết liên quan đến định luật Ohm đối với toàn mạch. Vấn đề 2: Bài toán liên quan tới định luật Ohm đối với đoạn mạch chỉ chứa R. Vấn đề 3: Bài toán mạch nối tắt hoặc mạch có thêm dụng cụ đo. Vấn đề 4: Bài toán liên quan tới định luật Ohm đối với toàn mạch. Vấn đề 5: Bài toán liên quan tới hiệu suất của nguồn điện. Vấn đề 6: Bài toán tính công suất cực đại mà nguồn điện có thể cung cấp cho mạch ngoài. VẬT LÝ 10 CHƯƠNG IV: Các định luật bảo toàn. Bài 24: Công và công suất. Vấn đề 1: Tổng hợp lý thuyết về suất công và công suất. Vấn đề 2: Xác định công và công suất của một lực tác dụng lên vật. Trường hợp lực gây ra gia tốc. Vấn đề 3: Xác định công và công suất của một lực tác dụng lên vật làm cho vật chuyển động đều. Vấn đề 4: Xác định công và công suất khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

Biến Số Liên Quan

Điện trở tương đương của mạch ngoài

RN

 

Khái niệm:

Điện trở tương đương là điện trở của toàn mạch. Có thể thay điện trở này bằng các điện trở thành phần để cường độ dòng điện không đổi với cùng định mức điện áp. 

 

Đơn vị tính: Ohm (Ω)

 

Xem chi tiết

Điện trở trong của nguồn điện - nội trở

r

 

Khái niệm:

Trong mạch điện kín, dòng điện chạy qua mạch ngoài và cả mạch trong. Như vậy, nguồn điện cũng là một vật dẫn và cũng có điện trở. Điện trở này được gọi là điện trở trong của nguồn điện.

 

Đơn vị tính: Ohm (Ω)

 

Xem chi tiết

Hiệu suất của nguồn điện

H

 

Khái niệm:

- Hiệu suất của nguồn điện là tỉ số giữa điện năng tiêu thụ có ích và tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và mạch trong.

- Hiệu suất là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả làm việc của nguồn điện. 

- Trong thực tế, hiệu suất không có đơn vị. Người ta thường thêm phía sau hiệu suất kí hiệu % cho số đẹp. Ví dụ: H = 0,5 = 50%.

 

Đơn vị tính: không có

 

Xem chi tiết

Công suất điện

P

 

Khái niệm:

Công suất điện của một đoạn mạch chính là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

 

Đơn vị tính: Watt (W)

Xem chi tiết

Điện năng tiêu thụ

A

Khái niệm:

Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch chính là năng lượng điện được chuyển hóa thành công để có thể dịch chuyển các điện tích ở trong mạch.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Công suất điện.

P=At=UI

 

Phát biểu: Công suất điện của một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian, hoặc bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

 

Chú thích:

P: công suất điện của đoạn mạch (W)

A: điện năng tiêu thụ (J)

t: thời gian (s)

U: hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (V)

I: cường độ dòng điện (A)

 

Dụng cụ dùng để đo công suất thường dùng là Watt kế.

 

Xem chi tiết

Hiệu suất của động cơ.

H =AciAtp=PciPtp

Trong đó: 

Aci và Pci: công có ích và công suất có ích của máy.

Atp và Ptp: công toàn phần và công suất toàn phần của máy.

Xem chi tiết

Công thức công suất cực đại khi thay đổi R

Pmax = E24r với R = r

Công suất tiêu thụ trên mạch ngoài:

P = RI2 = R.(ER+ r)2 = R.E2R2 + 2Rr + r2=E2R + r2R + 2r

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy:

R + r2R2R . r2RR + r2R2r

Vậy Pmax = E24r

Dấu “=” xảy ra khi R = r2RR = r

=> Nếu R = r thì công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là cực đại.

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Tính lực kéo của động cơ khi biết hiệu suất.

Động cơ của một đầu máy xe lửa khi chạy với vận tốc 20 m/s cần có công suất P=800 kW . Cho biết hiệu suất của động cơ là H = 0,8. Hãy tính lực kéo của động cơ.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lượng nước bơm được trong 1 giờ biết hiệu suất 50%.

Muốn bơm nước từ một giếng sâu 15 m lên mặt đất người ta dùng một máy bơm có công suất 2 cv (mã lực), hiệu suất 50%. Tính lượng nước bơm được trong 1 gi. Cho biết 1 cv=736 W. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính lưu lượng nước trong đường ống dẫn nước từ hồ chứa nước đến tua bin của máy phát điện.

Một nhà máy thủy điện có công suất phát điện 200000 kW và có hiệu suất bằng 80%. Mực nước ở hồ chứa nước có độ cao 1000 m so với tua bin của máy phát điện. Tính lưu lượng nước trong đường ống dẫn nước từ hồ chứa nước đến tua bin của máy phát điện. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định lực kéo của đầu tàu?

Hiệu suất động cơ của một đầu tàu chạy điện và cơ chế truyền chuyển động là 80% . Khi tàu chạy với vận tốc là 72 km/hđộng cơ sinh ra một công suất là 1200 kW. Xác định lực kéo của đầu tàu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Hiệu suất của quá trình dãn khí là bao nhiêu?

Diện tích mặt pittông là 150 cm2 nằm cách đáy của xilanh đoạn 30 cm, khối lượng khí ở nhiệt độ 25 °C có áp suất 105 Pa. Khi nhận được năng lượng do 5 g xăng bị đốt cháy tỏa ra, khí dãn nở ở áp suất không đổi, nhiệt độ của nó tăng thêm 50 °C. Hiệu suất của quá trình dãn khí là bao nhiêu? Biết rằng chi có 10% năng lượng của xăng là có ích, năng suất tỏa nhiệt của xăng là q=4,4.107 J/Kg. Coi khí là lý tưởng.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây?

Công suất điện được đo bằng đơn vị nào sau đây?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Công suất tỏa nhiệt ở điện trở này không thế tính theo bằng công thức nào?

Đặt hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy có cường độ I. Công suất tỏa nhiệt ở điện trở này không thể tính theo bằng công thức nào?

 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính công suất của acquy nếu có 3,4.10^18 electron dịch chuyển bên trong acquy.

Một acquy có suất điện động là 12 V. Công suất của acquy này là bao nhiêu nếu có 3,4.1018 electron dịch chuyển bên trong acquy từ cực dương đến cực âm của nó trong một giây?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 1 A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ.

Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi dòng điện có cường độ 1 A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ. Biết hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là 6 V.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là trong 30 ngày, mỗi ngày 20 phút.

Một bàn là điện khi được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua bàn là có cường độ là 5 A. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bàn là này trong 30 ngày, mỗi ngày 20 phút, cho rằng giá tiền điện là 1500 đ /(kWh).

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 5 giờ thì trong 30 ngày sẽ giảm được bao nhiều tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc?

Một đèn ống loại 40 W được chế tạo để có công suất chiếu sáng bằng đèn dây tóc loại 100 W. Hỏi nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 5 giờ thì trong 30 ngày sẽ giảm được bao nhiêu tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc nói trên? Cho rằng giá tiền điện là 1500 đ/(kWh).

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Một ấm điện có ghi 220 V - 1000 W. Tính thời gian đun nước của ấm, biết H = 90 % và Cnc = 4190 J/(kg.k).

Trên nhãn của một ấm điện có ghi 220 V − 1000 W. Sử dụng ấm điện với hiệu điện thế 220 V để đun sôi 3 lít nước từ nhiệt độ 25°C. Tính thời gian đun nước, biết hiệu suất của ấm là 90% và nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kgK).

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Ấm điện được dùng với hiệu điện thế 220 V thì đun sôi được 1,5 lít nước. Tính công suất và điện trở của ấm điện.

Một ấm điện được dùng với hiệu điện thế 220 V thì đun sôi được 1,5 lít nước từ nhiệt độ 20° c trong 10 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K), khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và hiệu suất của ấm là 90 %. Công suất vả điện trở của ấm điện lần lượt là 

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 12 V - 1,25 A. Kết luận nào dưới đây là sai?

Trên một bóng đèn dây tóc có ghi 12 V − 1,25 A. Kết luận nào dưới đây là sai?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nếu mắc song song với R1 một R2 rồi mắc vào U nói trên thì công suất tiêu thụ bởi R1 sẽ?

Điện trở R1 tiêu thụ một công suất P khi được mắc vào một hiệu điện thế U không đổi. Nếu mắc song song với R1 một điện trở R2 rồi mắc vào hiệu điện thế U nói trên thì công suất tiêu thụ bởi R1 sẽ

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nguồn điện suất điện động E và điện trở trong r được nối với một đoạn mạch ngoài có điện trở R. Nếu R = r thì

Một nguồn điện suất điện động E và điện trở trong r được nối với một mạch ngoài có điện trở tương đương R. Nếu R = r thì

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Ý nghĩa công suất định mức của các dụng cụ điện.

Công suất định mức của các dụng cụ điện là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Khi R1 nt R2 thì công suất mạch là 4 W. Khi R1 // R2 thì công suất mạch là 18 W. Hãy xác định R1 và R2.

Có hai điện trở mắc giữa hai điểm có hiệu điện thế 12 V. Khi R1 nối tiếp R2 thì công suất của mạch là 4 W. Khi R1 mắc song song R2 thì công suất mạch là 18 W. Hãy xác định R1 và R2.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Mắc điện trở 14 ôm vào hai cực của nguồn điện có r = 1 ôm thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 8,4 V. Tính công suất mạch ngoài và công suất của nguồn.

Mắc một điện trở 14 Ω vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong là 1 Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn là 8,4 V. Công suất mạch ngoài và công suất của nguồn điện lần lượt là

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Một nguồn điện có E = 6V, r = 2 ôm mắc với biến trở R. Với giá trị nào của R thì P cực đại. Tính R.

Một nguồn điện có suất điện động 6V, điện trở trong 2Ω mắc với mạch ngoài là một biến trở R để tạo thành một mạch kín. Với giá trị nào của R thì công suất tiêu thụ của mạch ngoài đạt giá trị cực đại. Tính giá trị cực đại đó?

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Mạch kín gồm nguồn điện có E = 6V, r = 1 ôm nối với mạch ngoài là biến trở R, điều chỉnh R để P đạt giá trị cực đại. Tính công suất cực đại đó.

Một mạch điện kín gồm nguồn điện suất điện động E = 6V, điện trở trong r = 1Ω nối với mạch ngoài là biến trở R, điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R đạt giá trị cực đại. Công suất đó là

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nguồn điện có E = 12V, r = 2 ôm nối với điện trở R thành mạch kín. Xác định R để công suất tỏa nhiệt trên R cực đại. Tính P.

Một nguồn điện có suất điện động E = 12V, điện trở trong r = 2Ω nối với điện trở R tạo thành mạch kín. Xác định R để công suất tỏa nhiệt trên R cực đại, tính công suất cực đại đó.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Mạch điện có E = 12 V, r = 1,1 ôm, R1 = 0,1 ôm. Muốn công suất mạch ngoài lớn nhất, R phải có giá trị bằng bao nhiêu?

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, biết E =12 V, r = 1,1 Ω, R1 = 0,1 Ω. Muốn cho công suất mạch ngoài lớn nhất, R phải có giá trị bằng bao nhiêu?

 

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Cho mạch E = 12 V, r = 1,1 ôm, R1 = 0,1 ôm. Phải chọn R bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất? Tính công suất lớn nhất đó.

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, biết E =12 V, r = 1,1 Ω, R1 = 0,1 Ω. Phải chọn R bằng bao nhiêu để công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất? Tính công suất lớn nhất đó.

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Cho E = 12V, r = 1 ôm, R là biến trở. Với giá trị nào của R thì công suất tiêu thụ trong R đạt giá trị cực đại? Tính giá trị cực đại này.

Cho E = 12 V, r = 1 Ω, R là biến trở. Với giá trị nào của R thì công suất tiêu thụ trong R đạt giá trị cực đại? Tính giá trị cực đại này.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Cho mạch E = 4 V, r = 2 ôm, R1 = 2 ôm. Tính R2 để công suất trên R2 đạt giá trị lớn nhất.

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, biết E = 4 V, r = 2 Ω, R1 = 2 Ω. Tính R2 để công suất tiêu thụ trên R2 đạt giá trị lớn nhất.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Cho mạch song song, E = 12 V, r = ôm, R1 = 2 ôm. Muốn cho công suất mạch ngoài lớn nhất, R2 phải có giá trị bằng bao nhiêu?

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, biết E =12 V, r = 1 Ω, R1 = 2 Ω. Muốn cho công suất mạch ngoài lớn nhất, R2 phải có giá trị bằng bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết