Công - Vật lý 10

Vật lý 10. Công. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

Công - Vật lý 10

A

 

Khái niệm:

Công là một đại lượng vô hướng có thể mô tả là tích của lực với quãng đường S theo hướng hợp với hướng của lực góc α.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

 

Chủ Đề Vật Lý

VẬT LÝ 10 CHƯƠNG IV: Các định luật bảo toàn. Bài 24: Công và công suất. Vấn đề 1: Tổng hợp lý thuyết về suất công và công suất. Vấn đề 2: Xác định công và công suất của một lực tác dụng lên vật. Trường hợp lực gây ra gia tốc. Vấn đề 3: Xác định công và công suất của một lực tác dụng lên vật làm cho vật chuyển động đều. Vấn đề 4: Xác định công và công suất khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực. Bài 25: Động năng. Vấn đề 1: Tổng hợp câu hỏi lý thuyết về động năng. Vấn đề 2: Bài toán liên quan đến động năng và định lý động năng. Bài 26: Thế năng. Vấn đề 1: Tổng hợp câu hỏi lý thuyết về thế năng. Vấn đề 2: Bài toán liên quan đến thế năng. Bài 27: Cơ năng. Vấn đề 1: Tổng hợp lý thuyết về cơ năng. Vấn đề 2: Bài toán vật rơi không vận tốc ban đầu trong trọng trường. Vấn đề 3: Bài toán ném vật xuống có vận tốc ban đầu trong trọng trường. Vấn đề 4: Bài toán ném vật nặng lên cao trong trọng trường. Vấn đề 5: Bài toán liên quan đến con lắc đơn. Vấn đề 6: Ứng dụng định lý biến thiên cơ năng. CHƯƠNG VI: Cơ sở của nhiệt động lực học. Bài 33: Các nguyên lý của nhiệt động lực học. Vấn đề 1: Tổng hợp câu hỏi lý thuyết. Vấn đề 2: Bài toán nguyên lí 1 nhiệt động lực học cho quá trình. Vấn đề 3: Bài toán nguyên lí 1 nhiệt động lực học cho chu trình. Vấn đề 4: Bài toán hiệu suất máy lạnh. Vấn đề 5: Bài toán hiệu suất động cơ nhiệt. VẬT LÝ 12 Chương VI: Lượng tử ánh sáng. Bài 4: Mẫu nguyên tử Bohr - Quang phổ nguyên tử Hidro. Vấn đề 3: Vận dụng các tiên đề Borh cho nguyên tử Hidro - kích thích nguyên tử Hidro

Biến Số Liên Quan

Thể tích vật rắn không thấm nước - Vật lý 12

V

 

Khái niệm:

Thể tích vật rắn không thấm nước là vùng không gian mà vật rắn chiếm chỗ khi thả nó vào nước. Để đo thể tích vật rắn không thấm nước, người ta có thể dùng bình chia độ.

 

Đơn vị tính: m3 ; lít  ; cc

 

Xem chi tiết

Áp suất hơi nước bão hòa

pbh

 

Khái niệm:

Áp suất hơi nước bão hòa là áp suất hơi mà tại đó có thể hơi cân bằng với thể lỏng, xảy ra khi hơi bão hòa có áp suất đạt giá trị cực đại.

 

Đơn vị tính: mmHg

 

Xem chi tiết

Cơ năng - Vật lý 10

W

 

Khái niệm:

Cơ năng là tổng động năng và thế năng của vật. Trong điều kiện lý tưởng cơ năng được bảo toàn.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

 

 

 

Xem chi tiết

Công - Vật lý 10

A

 

Khái niệm:

Công là một đại lượng vô hướng có thể mô tả là tích của lực với quãng đường S theo hướng hợp với hướng của lực góc α.

 

Đơn vị tính: Joule (J)

 

Xem chi tiết

Hiệu suất của nguồn điện

H

 

Khái niệm:

- Hiệu suất của nguồn điện là tỉ số giữa điện năng tiêu thụ có ích và tổng điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài và mạch trong.

- Hiệu suất là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả làm việc của nguồn điện. 

- Trong thực tế, hiệu suất không có đơn vị. Người ta thường thêm phía sau hiệu suất kí hiệu % cho số đẹp. Ví dụ: H = 0,5 = 50%.

 

Đơn vị tính: không có

 

Xem chi tiết

Công Thức Liên Quan

Công thức xác định làm công một lực không đổi sinh ra.

A=F.S.cos(α)

Bản chất toán học:

Về bản chất toán học, công của một lực chính là tích vô hướng giữa hai vectơ F, S..

Để hiểu rõ bản chất vấn đề, xin nhắc lại bài toán tích vô hướng giữa hai vectơ.

 

 

Định nghĩa:

Khi lực F  không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn s theo hướng hợp với hướng của lực góc α thì công thực hiện được bởi lực đó được tính theo công thức A=F.S.cos(α)

 

 

Chú thích:

A: công cơ học (J),

F: lực tác dụng (N).

S: quãng đường vật dịch chuyển (m).

α: góc tạo bởi hai vectơ F, S (deg) hoặc (rad).

 

Biện luận:

Mối quan hệ giữa góc anpha và công do lực sinh ra.

 

Xem chi tiết

Công suất.

P=At

 

Định nghĩa:

Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.

 

Chú thích:

A: công cơ học (J).

t: thời gian thực hiện công đó (s).

P: công suất (W).

 

 

 

Xem chi tiết

Định lý động năng.

A=Wđ=Wđ2-Wđ1=12m.v22-12m.v12

Định lý động năng:

Độ biến thiên động năng của vật bằng với công của ngoại lực tác dụng lên vật.

 

Chú thích:

A: công do ngoại lực tác động (J).

Wđ: độ biến thiên động năng của vật (J).

Wđ2: động năng lúc sau của vật (J).

Wđ1: động năng lúc đầ của vật (J).

 

Công thức độc lập theo thời gian:

Từ định lý động năng này, sau khi biến đổi sẽ cho ra hệ thức độc lập theo thời gian.

Ta có  A=Wđ=12m.v22-12m.v12

A=12m(v22-v12)F.s=12m(v22-v12)v2-v02=2.a.S

Bản chất công thức độc lập theo thời gian được xây dựng từ định lý động năng.

 

Xem chi tiết

Công thức xác định công của trọng lực.

AMN=WtM-WtN

 

Khái niệm:

Khi một vật chuyển động trong trọng trường từ vị trí M đến vị trí N thì công của trọng lực thực hiện có giá trị bằng hiệu thế năng trọng trường tại M và tại N.

 

Hệ quả:

Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường:

- Khi vật giảm độ cao, thế năng của vật giảm thì trọng lực sinh công dương.

Khi vật tăng độ cao, thế năng của vật tăng thì trọng lực sinh công âm.

 

Tính chất lực thế:

Về bản chất, trọng lực là lực thế. Công do nó sinh ra không phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối. Trong hình min họa, giả sử hai trái táo có cùng khối lượng. Dù hai trái táo rơi theo quỹ đạo khác nhau, nhưng nếu cùng một độ cao xuống đất thì công do trọng lực sinh ra trên hai quả táo sẽ bằng nhau.

Quỹ đạo màu đỏ và quỹ đạo màu xanh khác nhau, tuy nhiên công do trọng lực tác dụng lên chúng bằng nhau do có cùng hiệu độ cao M và N.

 

Chú thích:

AMN: công do trọng lực thực hiện khi vật di chuyển qua hai điểm MN (J).

WtM: thế năng tại M (J).

WtN: thế năng tại N (J).

 

Xem chi tiết

Công của lò xo.

A=Wđh1-Wđh2

 

Khái niệm:

Công do lò xo tác dụng lên vật khi di chuyển qua hai điểm 1 và 2 bằng đúng hiệu thế năng đàn hồi của vật ở hai vị trí 1 và 2.

 

Chú thích:

A: công của lò xo thực hiện (J).

Wđh1: thế năng đàn hồi tại điểm thứ 1 (J).

Wđh2: thế năng đàn hồi tại điểm thứ 2 (J).

Xem chi tiết

Nguyên lý I nhiệt động lực học.

U=A+Q

 

Phát biểu: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được.

 

Quy ước về dấu:

Q>0: Hệ nhận nhiệt lượng.

Q<0: Hệ truyền nhiệt lượng.

A>0: Hệ nhận công.

A<0: Hệ thực hiện công.

 

Quy ước dấu.

Xem chi tiết

Động năng sau va chạm làm cho e lên mức m - vật lý 12

Wđ'=Wđ-Em-En

Với Wđ là động năng ban đầu

Wđ' là động năng còn lại

m>n Em,En là năng lượng ở mức quỹ đạo m ,n

Xem chi tiết

Công của trọng lực

AP=mg.h1-h2

Vật đi xuống : công trọng lực >0

Vật đi lên : công trọng lực <0

Xem chi tiết

Công của lực ma sát trên mặt nghiêng hoặc lực tác dụng lệch góc

Mặt nghiêng α

AFms=-Fms.s=-μmgscosα=-μP.h2-h1.cosα.sinα

Lực tác dụng lệch β

AFms=-Fms.s=-μP±Fsinβ.s

TH1 Khi vật chuyển động trên mặt nghiêng :

N=Py=PcosαAFms=-Fms.s=-μ.P.s.cosα

TH2 Khi vật chịu lực F tác dụng và lệch góc β hướng lên so với phương chuyển động

N=P-Fsinβ

AFms=-μ.P-Fsinβ.s

TH3 Khi vật chịu lực F tác dụng và lệch góc β hướng xuống so với phương chuyển động

N=P+FsinβAFms=-μP+Fsinβ

Đối với bài toán vừa trên mặt nghiêng và lực lệch góc 

N=Pcosα±Fsinβ

AFms=-μN

Xem chi tiết

Các lực không sinh công

AT=AN=0AFht

Do phản lực vuông góc với phương chuyển động

AN=0

Lực căng dây luôn vuông góc với vec to chuyển động

AT=0

Khi vật chuyển động tròn đều

Aht=0

Xem chi tiết

Công thức độ biến thiên cơ năng

Wsau-Wtruoc=A +Q

Với Wsau là cơ năng của vật lúc sau

Wtruoc là cơ năng của vật lúc bắt đầu xét

A là tổng công của các lực 

Q là nhiệt lượng tỏa ra của vật

Xem chi tiết

Bài toán có lực kéo của động cơ (chuyển động đều)

Pk=AFkt=Fk.v.cosβ ,s=vtFk=Pμcosα±sinαcosβ+μsinβ ; N=Pcosα-Fksinα

Xét vật chuyển động chịu các lực Fk,N,P,Fms chuyển động trên mặt phẳng nghiêng với α là góc của mặt phẳng nghiêng , β là góc hợp bởi hướng của lực so với phương chuyển động.

Theo định luật II Newton : Fk+N+P+Fms=0

s=vt

Vật chuyển động đều nên công suất tức thời bằng công suất trung bình

PFK=AFkt=Fk.vcosβ

TH1 Vật đi xuống mặt phẳng nghiêng :

Chiếu lên phương chuyển động :

Fk.cosβ=Fms-PsinαFk=Fms-PsinαcosβFk=Pμcosα-sinαμsinβ+cosβ

Chiếu lên phương Oy:N=Pcosα-FksinβFms=μN

TH2 Vật đi lên mặt phẳng nghiêng

Chiếu lên phương chuyển động:

Fkcosβ=Fms+PsinαFk=Fms+PsinαcosβFk=Pμcosα+sinαμsinβ+cosβ

Chiếu lên phương Oy :N=Pcosα-FksinβFms=μN

TH3 Vật đi trên mặt phẳng ngang 

α=0Fk=P-FksinβcosβFk=Pμμsinβ+cosβFms=μP-Fksinβ

Khi lực Fk có hướng lệch xuống ta thay sinβ bằng -sinβ

 

Xem chi tiết

Bài toán lực kéo động cơ (có gia tốc)

Pk=Fk.s.cosβt ; s=v0t+12at2Fk=ma+gμcosα±sinαcosβ+μsinβ ; N=Pcosα-Fksinβ

Xét vật chịu tác dụng bới các lực Fk,N,P,Fms với α là góc của mặt phẳng nghiêng , β là góc hợp của lực với phương chuyển động.

Theo định luật II Newton : Fk+N+P+Fms=ma

s=v0t+12at2

Pk=AFkt=Fk.s.cosβt (công suất trung bình)

Ptt=Fk.v.cosβ (công suất tức thời)

TH1 Vật đi xuống mặt nghiêng :

Chiếu lên phương chuyển động : 

Fk.cosβ=ma+Fms-PsinαFk=ma+Fms-PsinαcosβFk=ma+gμcosα-sinαμsinβ+cosβ

Chiếu lên phương Oy:N=Pcosα-FksinβFms=μN

TH2 Vật đi lên mặt nghiêng :

Chiếu lên phương chuyển động:

Fkcosβ=ma+Fms+PsinαFk=ma+Fms+PsinαcosβFk=ma+gμcosα+sinαcosβ+μsinβ

Chiếu lên phương Oy : N=Pcosα-FksinβFms=μN

TH3 Vật đi theo phương ngang

α=0Fk=ma+μgcosβ+μsinβFms=μP-Fsinβ

Khi lực F hướng xuống so với phương chuyển động một góc β ta thay sinβ bằng -sinβ

Xem chi tiết

Độ biến thiên nội năng trong đẳng quá trình

U=0      (Q=-A=A', T=const)U=Q      A=0, V=constU=Q-A'  p=const

U=A+Q

Trong quá trình đẳng nhiệt: U=0

Độ biến thiên nội năng bằng công của ngoại lực.

Q=-A=A'

Trong quá trình đẳng tích: A=0

Độ biến thiên nội năng bằng nhiệt lượng khí  nhận được.

Q=U

Trong quá trình đẳng áp:

Q=U-A=U+A'

Với A' là công của khí sinh ra.

A là công của khí nhận được.

Xem chi tiết

Hiệu suất động cơ nhiệt

H=A'Q1=Q1-Q2Q1.100%Hmax=T1-T2T1

A' công khí sinh ra

T1 nhiệt độ nguồn nóng

T2 nhiệt độ nguồn lạnh

Q1 nhiệt độ nguồn nóng

Q2 nhiệt độ nguồn lạnh

Xem chi tiết

Hiệu suất của động cơ.

H =AciAtp=PciPtp

Trong đó: 

Aci và Pci: công có ích và công suất có ích của máy.

Atp và Ptp: công toàn phần và công suất toàn phần của máy.

Xem chi tiết

Công của lực không thế (chịu thêm lực ma sát).

W2-W1=A12=AFms

Trong đó:

W2, W1: cơ năng trước và sau.

A12: công của lực ma sát.

 

Xem chi tiết

Công của khối khí thực hiện được.

A = F.s A = p.S.s A = p.VA = p.(V2 - V1) 

Trong đó: 

A:  công của khối khí (J).

p: áp suất của khối khí (N/m2).

S: diện tích chịu áp suất (m2).

s: phần không gian bị thay đổi (m).

V: thể tích của phần không gian bị thay đổi (m3).

Xem chi tiết

Câu Hỏi Liên Quan

Để con lắc dao động duy trì với biên độ góc 6 độ thì phải dùng bộ máy đồng hồ để bổ sung năng lượng có công suất trung bình là

Một con lắc đơn có chiều dài l=64cm và khối lượng m = 100g. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc 6orồi thả nhẹ cho dao động. Sau 20 chu kì thì biên độ góc chỉ còn là 3o. Lấy g=π2=10m/s2. Để con lắc dao động duy trì với biên độ góc 6o thì phải dùng bộ máy đồng hồ để bổ sung năng lượng có công suất trung bình là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tìm động năng còn lại của electron sau va chạm

Nguyên từ hiđrô ở trạng thái cơ bản va chạm với một electron có năng lượng 13,2 (eV). Trong quá trình tương tác giả sử nguyên tử đứng yên và chuyển lên trạng thái kích thích thứ hai. Tìm động năng còn lại của electron sau va chạm. Biết các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức : En=-13,6/n2(eV) với n là số nguyên.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tìm động năng còn lại của electron sau va chạm

Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản va chạm với một electron có năng lượng 10,6 (eV). Trong quá trình tương tác giả sử nguyên tử đứng yên và chuyển lên trạng thái kích thích đầu tiên. Tìm động năng còn lại của electron sau va chạm. Biết các mức năng lượng của nguyên tử hiđrô ở trạng thái dừng được xác định bằng công thức : En=-13,6/n2 (eV) với n là số nguyên.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Đại lượng nào không phải vecto?

Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng véc tơ?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Đồ thị nào biểu diễn công cơ học theo thời gian?

Một động cơ có công suất không đổi, công của động cơ thực hiện theo thời gian là đồ thị nào sau đây?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Đặc điểm của công cơ học.

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Công được biểu thị dưới dạng nào?

Chọn đáp án đúng nhất. Công có thể biểu thị bằng tích của

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Chọn câu sai về công của trọng lực.

Chọn câu sai.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Đơn vị của công suất.

Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Công của động cơ khi chuyển động nhanh dần đều.

Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103 kg sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 1440 m. Lấy g=10 m/s2. Tính công của động cơ khi chuyển động nhanh dần đều.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Công mà động cơ thang máy đã thực hiện trong 5s đầu.

Một thang máy có khối lượng m=1 tn chuyển động nhanh dần đều lên cao với gia tốc 2 m/s. Tính công mà động cơ thang máy đã thực hiện trong 5 s đầu. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính công suất trung bình của đầu máy tàu trên đoạn đường AB.

Một đoàn tàu có khối lượng m=100 tn chuyển động nhanh dần đều từ địa điểm A đến địa điểm B cách nhau 2 km, khi đó vận tốc tăng từ 15 m/s (tại A) đến 20m/s (tại B). Tính công suất trung bình của đầu máy tàu trên đoạn đường AB. Cho biết hệ số ma sát là 0,005. Lấy g=9,8 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Công suất trung bình của đầu máy trên đoạn đường AB.

Một đoàn tàu có khối lượng 100 tn chuyển động nhanh dần đều đi qua hai địa điểm A và B cách nhau 3 km thì vận tốc tăng từ 36 km/h đến 72 km/h. Tính công suất trung bình của đầu máy trên đoạn đường AB. Cho biết hệ số ma sát 0,005. Lấy g=10 m/s2

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính công suất trung bình của động cơ ô tô trên quãng đường này và công suất tức thời của động cơ.

Một ô tô, khối lượng là 4 tn đang chuyển động đều trên con đường thẳng nằm ngang với vận tốc 10 m/s, với công suất của động cơ ô tô là 20 kW. Sau đó ô tô tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi thêm được quãng đường 250 m vận tốc ô tô tăng lên đến 54 km/h. Tính công suất trung bình của động cơ ô tô trên quãng đường này và công suất tức thời của động cơ ô tô ở cuối quãng đường. Biết hệ số ma sát là 0,05. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính lực kéo của động cơ khi biết hiệu suất.

Động cơ của một đầu máy xe lửa khi chạy với vận tốc 20 m/s cần có công suất P=800 kW . Cho biết hiệu suất của động cơ là H = 0,8. Hãy tính lực kéo của động cơ.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lượng nước bơm được trong 1 giờ biết hiệu suất 50%.

Muốn bơm nước từ một giếng sâu 15 m lên mặt đất người ta dùng một máy bơm có công suất 2 cv (mã lực), hiệu suất 50%. Tính lượng nước bơm được trong 1 gi. Cho biết 1 cv=736 W. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Công của lực kéo lên vật chuyển động đều.

Một vật khối lượng 8 kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực 20 N hợp với phương ngang 1 góc α = 30°. Khi vật di chuyển 1 m trên sàn, lực đó thực hiện được công là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính công của lực ma sát tác dụng lên vật chuyển động đều.

Một vật khối lượng 8 kg được kéo đều trên sàn bằng một lực 20 N hợp với phương ngang 1 góc α= 30°. Khi vật di chuyển 1 m trên sàn, lực ma sát đã thực hiện công là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính công suất của lực kéo khi vật được kéo đều.

Một vật khối lượng 8 kg được kéo đều trên sàn bằng 1 lực 20 N hợp với phương ngang 1 góc α= 30° đi được 1 m. Nếu vật di chuyển quãng đường trên trong thời gian 5 s thì công suất của lực là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính công của động cơ trong khi chuyển động thẳng đều.

Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103 kg sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 1440 m. Lấy g=10 m/s2. Tính công của động cơ trong khi chuyển động thẳng đều

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính công cực tiểu của lực căng dây T.

Một thang máy khối lượng 600  kg được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 150 m lên mặt đất bằng lực căng T của một dây cáp quấn quanh trục một động cơ. Tính công cực tiểu của lực căng dây T.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính công lực hãm khi thang máy đi xuống đều.

Một thang máy khối lượng 600 kg được kéo từ đáy hầm mỏ sâu 150 m lên mặt đất bằng lực căng T của một dây cáp quấn quanh trục một động cơ. Khi thang máy đi xuống thì lực căng của dây cáp bằng 5400 N. Muốn cho thang xuống đều thì hệ thống hãm phải thực hiện công bằng bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định công suất người đó thực hiện.

Một người nặng 60 kg leo đều lên 1 cầu thang. Trong 10 s người đó leo được 8 m tính theo phương thẳng đứng. Cho g=10 m/s2. Công suất người đó thực hiện được tính theo Hp (mã lực 1 Hp=746 W) là:

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định công tổng cộng mà người đã thực hiện.

Một người nhấc một vật có m=2 kg lên độ cao 2 m rồi mang vật đi ngang được một độ dời 10 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định công của trọng lực trong 2 giây cuối.

Công của trọng lực trong 2 giây cuối khi vật có khối lượng 8 kg được thả rơi từ độ cao 180 m là bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2 .

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định công của trọng lực trong giây thứ tư.

Cho một vật có khối lượng 8 kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ tư. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu?

Một người nhấc một vật có m=6 kg lên độ cao lm rồi mang vật đi ngang được một độ dời 30 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy  g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính công của trọng lực trong giây thứ năm.

 Cho một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do. Tính công của trọng lực trong giây thứ năm. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Trong trường hợp học sinh đã hoạt động với công suất là bao nhiêu?

Một học sinh của trung tâm bồi dưỡng kiến thức Hà Nội nâng tạ có khối lượng 80 kg lên cao 60 cm trong t=0,8 s. Trong trường hợp học sinh đã hoạt động với công suất là bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính công của động cơ khi chuyển động thẳng đều.

Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103 kg, sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 2000 m. Tính công của động cơ khi chuyển động thẳng đều. Lấy g=10 m/s2

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lưu lượng nước trong đường ống dẫn nước từ hồ chứa nước đến tua bin của máy phát điện.

Một nhà máy thủy điện có công suất phát điện 200000 kW và có hiệu suất bằng 80%. Mực nước ở hồ chứa nước có độ cao 1000 m so với tua bin của máy phát điện. Tính lưu lượng nước trong đường ống dẫn nước từ hồ chứa nước đến tua bin của máy phát điện. Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính công của động cơ khi chuyển động nhanh dần đều.

Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 8.103 kg, sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 2000 m. Tính công của động cơ khi chuyển động nhanh dần đều. Lấy g=10 m/s2

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tìm công suất thang máy trong 5s đầu tiên.

Cho một thang máy có khối lượng 2 tn đi lên với gia tốc 2 m/s2. Tìm công suất thang máy trong 5 s đầu tiên. Lấy g=10 m/s2

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Động năng của vật tăng khi nào?

Động năng của vật tăng khi

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Lực tăng lên thì vận tốc tăng lên bao nhiêu?

Một vật đang đứng yên thì tác dụng một lực F không đổi làm vật bắt đầu chuyển động và đạt được vận tốc v sau khi đi được quãng đường là S. Nếu tăng lực tác dụng lên 9 lần thì vận tốc vật sẽ đạt được bao nhiêu khi cùng đi được quãng đường S.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Lực cản trung bình của tấm gỗ bằng bao nhiêu ?

Một viên đạn có khối lượng 10 g bay khỏi nòng súng với vận tốc v1=600 m/s và xuyên qua tấm gỗ dầy 10 cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ viên đạn có vận tốc v2=400 m/s . Lực cản trung bình của tấm gỗ là:

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Tính lực cản trung bình của tấm gỗ.

Một viên đạn có khối lượng 10 g bay khỏi nòng súng với vận tốc v1=600 m/s và xuyên qua tấm gỗ dày 10 cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ viên đạn có vận tốc v2=400 m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính lực ma sát khi ô tô hãm phanh.

Một ô tô có khối lượng 1500 kg đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Tài xế tắt máy và hãm phanh, ô tô đi thêm 50 m thì dừng lại. Lực ma sát có độ lớn? Bỏ qua lực cản của môi trường.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Công đã thực hiện bởi trọng lực có giá trị như thế nào?

Một học sinh hạ 1 quyến sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công đã thực hiện bởi trọng lực là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Công của tay của bạn học sinh bằng bao nhiêu?

Một học sinh hạ 1 quyến sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của tay của bạn học sinh đó là

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Công của hợp lực tác dụng vào quyển sách.

Một học sinh hạ 1 quyến sách khối lượng m xuống dưới 1 khoảng h với vận tốc không đổi v. Công của hợp lực tác dụng vào quyển sách là 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Trọng lực của một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau.

Khi 1 vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau (bỏ qua ma sát). Chọn câu sai.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

So sánh lực trung bình của bạn sinh ra khi đi theo đường ngắn và lực trung bình khi đi theo đường dài.

Cho rằng bạn muốn đi lên đồi dốc đứng bằng xe đạp leo núi. Bản chỉ dẫn có 1 đường, đường thứ nhất gấp 2 chiều dài đường kia. Bỏ qua ma sát, nghĩa là xem như bạn chỉ cần "chống lại lực hấp dẫn". So sánh lực trung bình của bạn sinh ra khi đi theo đường ngắn và lực trung bình khi đi theo đường dài là

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính vận tốc viên đạn nhựa khối lượng 10 g bay ra khỏi nòng súng.

Cho một khẩu súng bắn đạn nhựa. Mỗi lần nạp đạn thì lò xo của súng bị nén lại 4 cm. Biết lò xo có độ cứng 400 N/m. Vận tốc viên đạn nhựa khối lượng 10 g bay ra khỏi nòng súng là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính công của lực đàn hồi thực hiên khi lò xo bị kéo dãn từ 2 cm đến 3 cm.

Cho một lò xo nằm theo phương nằm ngang một đầu cố định, một đầu gắn một vật có khối lượng m. Khi tác dụng một lực 4 N thì lò xo dãn một đoạn là 4 (cm). Công của lực đàn hồi thực hiện khi lò xo bị kéo dãn từ 2 cm đến 3 cm là?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tìm công của trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 6 m.

Cho một vật có khối lượng 200 (g)đang ở độ cao 10 m so với mặt đất sau đó thả vật cho rơi tự do. Tìm công của trọng lực và vận tốc của vật khi vật rơi đến độ cao 6 m. Lấy g = 10 (m/s2).

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Động lượng liên hệ chặt chẽ nhất với đại lượng nào?

Động lượng liên hệ chặt chẽ nhất với

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Động năng của hệ bằng bao nhiêu khi vật 2 rơi được 50 cm?

Trên hình vẽ, hai vật lần lượt có khối lượng m1=1 kg; m2=2 kg, ban đầu được thả nhẹ nhàng. Động năng của hệ bằng bao nhiêu khi vật 2 rơi được 50 cm? Bỏ qua mọi ma sát ròng dọc có khối lượng không đáng kế, lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Tính độ cao DI mà vật lên được.

Vật trượt không vận tốc đầu trên máng nghiêng một góc α = 60° với AH=1 m. Sau đó trượt tiếp trên mặt phẳng nằm ngang BC=50 cm và mặt phẳng nghiêng DC một góc β = 30°. Biết hệ số ma sát giữa vật và 3 mặt phẳng là như nhau và bằng µ = 0,1. Tính độ cao DI mà vật lên được.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính vận tốc của vật khi đến B.

Một vật trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng AB, sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang BC như hình vẽ. Với AH=0,1 m, BH=0,6 m. Hệ số ma sát trượt giữa vật và hai mặt phẳng là µ = 0.1. Tính vận tốc của vật khi đến B.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính quãng đường vật trượt được trên mặt phẳng ngang BC.

Một vật trượt từ đỉnh của mặt phẳng nghiêng AB, sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang BC như hình vẽ. Với AH=0,1 mBH=0,6 m. Hệ số ma sát trượt giữa vật và hai mặt phẳng là µ = 0.1. Tính quãng đường vật trượt được trên mặt phẳng ngang BC.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Khi thả ra vật hai chuyên động được 1 m thì vận tốc của nó là bao nhiêu?

Hai vật có khối lượng: m1=150 g, m2=100 g được nối với nhau bằng dây ko dãn như hình vẽ, lúc đầu hai vật đứng yên. Khi thả ra vật hai chuyển động được 1 m thì vận tốc của nó là bao nhiêu? Biết m1 trượt trên mặt phẳng nghiêng góc α  = 30° so với phương nằm ngang với hệ số ma sát trượt là µ = 0,1.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Xác định lực kéo của đầu tàu?

Hiệu suất động cơ của một đầu tàu chạy điện và cơ chế truyền chuyển động là 80% . Khi tàu chạy với vận tốc là 72 km/hđộng cơ sinh ra một công suất là 1200 kW. Xác định lực kéo của đầu tàu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định hệ số ma sát µ1 trên đoạn đường AB.

Một ô tô có khối lượng 2 tn khi đi qua A có vận tốc 72 km/hthì tài xế tắt máy, xe chuyến động chậm dần đều đến B thì có vận tốc 18 km/h. Biết quãng đường AB nằm ngang dài 100 m. Xác định hệ số ma sát µ1 trên đoạn đường AB.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định vận tốc của xe tại chân dốc nghiêng C.

Một ô tô có khối lượng 2 tn khi đi qua A có vận tốc 72 km/h thì tài xế tắt máy, xe chuyến động chậm dần đều đến B thì có vận tốc 18 km/h. Biết quãng đường AB nằm ngang dài 100 m. Đến B xe vẫn không nổ máy và tiếp tục xuống dốc nghiêng BC dài 50 m, biết dốc hợp với mặt phẳng nằm ngang một góc α = 30°. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt phẳng ngang là μ1=0,1875, giữa bánh xe và dốc nghiêng là µ2  =0,1. Xác định vận tốc của xe tại chân dốc nghiêng C. 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính hệ số ma sát µ.

Hai vật có khối lượng m1=800 g, m2=600 g được nối với nhau bằng dây không dãn như hình vẽ, lúc dầu hai vật đứng yên. Khi thả ra vật hai chuyển động được 50 cm thì vận tốc của nó là v=1 m/s. Biết m1 trượt trên mặt phẳng nghiêng góc α = 30° so vói phương nằm ngang và có hệ số ma sát. Tính hệ số ma sát µ

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính BC, biết hệ số ma sát giữa vật với hai mặt phẳng đều là µ = 0,1.

Mặt phẳng nghiêng hợp với phương ngang một góc α = 300 như hình vẽ. Một vật trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh A của mặt phẳng nghiêng với độ cao h=1 m và sau đó tiếp tục trượt trên mặt phẳng nằm ngang một khoảng là BC. Tính BC, biết hệ số ma sát giữa vật với hai mặt phẳng đều là µ = 0,1.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Động năng vật nặng truyền cho cọc.

Để đóng một cái cọc có khối lượng m1=10 kg xuống nền đất người ta dùng một búa máy. Khi hoạt động, nhờ có một động cơ công suất P=1,75 kW, sau 5 s búa máy nâng vật nặng khối lượng m2=50 kg lên đến độ cao h0=7 m so với đầu cọc và sau đó thả rơi xuống nện vào đầu cọc. Mỗi lần nện vào đầu cọc vật nặng này lên h=1 m. Biết khi va chạm, 20% cơ năng ban đầu biến thành nhiệt và làm biến dạng các vật. Hãy tính động năng vật nặng truyền cho cọc.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Công của lực ma sát là bao nhiêu?

Một vật có khối lượng 1500 g thả không vận tốc đầu từ đỉnh dốc nghiêng cao 6 m. Do ma sát nên vận tốc vật ở chân dốc chỉ bằng 2/3 vận tốc vật đến chân dốc khi không có ma sát. Công của lực ma sát là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Năng lượng đã chuyển sang nhiệt làm nóng quả bóng vào chỗ va chạm là bao nhiêu?

Một quả bóng khối lượng 500 g thả độ cao 6 m. Quả bóng nâng đến 2/3 độ cao ban đầu. Năng lượng đã chuyển sang nhiệt làm nóng quả bóng vào chỗ va chạm là bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Bao nhiêu phần trăm năng lượng ban đầu đã chuyển sang nhiệt ?

Viên đạn khối lượng m=10 kg đang bay đến với vận tốc v=100 m/s cắm vào bao cát khối lượng M=490 g treo trên dây dài l=1 m và đứng yên. Bao nhiêu phần trăm năng lượng ban đầu đã chuyển sang nhiệt?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Nếu có lực cản 5N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu?

Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Lấy g=10 m/s2. Nếu có lực cản 5 N tác dụng thì độ cao cực đại mà vật lên được là bao nhiêu? 

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất của 4 vật cùng thể tích?

Nội năng của vật nào tăng lên nhiều nhất khi ta thả rơi từ cùng 1 độ cao xuống đất của 4 vật cùng thể tích?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Hỏi khi vật thực hiện 1 quá trình đẳng áp thì điều nào sau đây là không đúng?

Ta có U=Q+A, Với U là độ tăng nội năng, Q là nhiệt lượng vật nhận được, A là công vật nhận được. Hỏi khi vật thực hiện 1 quá trình đẳng áp thì điều nào sau đây là không đúng?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Biểu thức nào sau đây diễn tả quá trình nung nóng khí trong bình kín?

Biểu thức nào sau đây diễn tả quá trình nung nóng khí trong bình kín?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích?

Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Khí thực hiện công trong quá trình nào sau đây?

Khí thực hiện công trong quá trình nào sau đây?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt?

Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình nén khí đẳng nhiệt?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Hệ thức ΔU = Q là hệ thức của nguyên lí I NĐLH cho quá trình nào?

Hệ thức U=Q là hệ thức của nguyên lí I NĐLN cho quá trình nào?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính công trong quá trình này.

Không khí nén đẳng áp từ 25 lít đến 17 lít. Áp suất ban đầu là 8,5.105 N/m2. Tính công trong quá trình này.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Nhiệt lượng đã truyền cho khí là bao nhiêu?

Khí bị nung nóng đã tăng thể tích 0,02 m3 và nội năng biến thiên là 1280 J. Nhiệt lượng đã truyền cho khí là bao nhiêu? Biết quá trình đẳng áp ớ áp suất 2.105 Pa.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính công khí thực hiện được.

Một lượng khí ở áp suất 3.105 Pa có thể tích 8 lít. Sau khi đun nóng đẳng áp khí nở ra và có thể tích 10 lít.Tính công khí thực hiện được.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính độ biến thiên nội năng khí trong xi lanh.

Khi truyền nhiệt lượng 6.106 J cho khí trong một xi lanh hình trụ, khí nở ra đẩy pittông lên làm thể tích tăng thêm 0,50 m3. Tính độ biến thiên nội năng khí. Biết áp suất khí là 8.106 N/m2, coi áp suất không đổi trong quá trình thực hiện công.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính công mà khí thực hiện khi giãn nở đẳng áp.

Nhờ truyền nhiệt mà 10 g H227 °C dãn nở đẳng áp. Nhiệt độ sau khi dãn là 57 °C. Tính công mà khí thực hiện khi giãn.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Độ biến thiên nội năng của khí là bao nhiêu?

Khi cung cấp nhiệt lượng 1 J cho khí trong xilanh đặt nằm ngang, khí nở ra đầy pitong di chuyển 2 cm. Cho hệ ma sát giữa pitong và xilanh là 20 N. Độ biến thiên nội năng của khí là?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính độ biến thiên nội năng của chất khí.

Cho một bình kín có dung tích coi như không đổi, chứa 14 g N2 ở áp suất 1 atmt=27 °C. Khí được đun nóng, áp suất tăng gấp 5 lần. Nội năng của khí biến thiên lượng là bao nhiêu? Lấy CN=0,75 kJ/Kg.K

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính độ biến thiên nội năng của chất khí.

Người ta cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho chất khí đựng trong 1 xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra, đẩy pittông đi một đoạn 5 cm. Tính độ biến thiên nội năng của chất khí. Biết lực ma sát giữa pittông và xilanh có độ lớn là 20 N.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính công mà chất khí thực hiện để thắng lực ma sát.

Người ta cung cấp một nhiệt lượng Q=10 J cho một chất khí ở trong một xi lanh đặt nằm ngang. Khối khí dãn nở đẩy pittông đi 0,1 m và lực ma sát giữa pittông và xi lanh có độ lớn bằng Fms=20 N . Bỏ qua áp suất bên ngoài. Tính công mà chất khí thực hiện để thắng lực ma sát.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Nội năng của chất khí tăng hay giảm bao nhiêu?

Người ta cung cấp một nhiệt lượng Q=10 J cho một chất khí ở trong một xi lanh đặt nằm ngang. Khối khí dãn nở đẩy pittông đi 0,1 m và lực ma sát giữa pittông và xi lanh co độ lớn bằng Fms=20 N . Bỏ qua áp suất bên ngoài. Nội năng của chất khí tăng hay giảm bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính độ biến thiên nội năng của khối khí.

Một lượng khí ở áp suất p1=3.105 N/m2 và thể tích V1=8 lít. Sau khi đun nóng đẳng áp, khối khí nở ra và có thể tích V2=10 lít. Tính độ biến thiên nội năng của khối khí. Biết rằng trong khi đun nóng, khối khí nhận được nhiệt lượng 1000 J.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Hiệu suất của quá trình dãn khí là bao nhiêu?

Diện tích mặt pittông là 150 cm2 nằm cách đáy của xilanh đoạn 30 cm, khối lượng khí ở nhiệt độ 25 °C có áp suất 105 Pa. Khi nhận được năng lượng do 5 g xăng bị đốt cháy tỏa ra, khí dãn nở ở áp suất không đổi, nhiệt độ của nó tăng thêm 50 °C. Hiệu suất của quá trình dãn khí là bao nhiêu? Biết rằng chi có 10% năng lượng của xăng là có ích, năng suất tỏa nhiệt của xăng là q=4,4.107 J/Kg. Coi khí là lý tưởng.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Quá trình đẳng tích nhận hay tỏa ra 1 nhiệt lượng bao nhiêu?

Một mol khí lí tưởng ở 300 K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350 K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá trình này là 1000 J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về trạng thái đầu. Quá trình đẳng tích nhận hay tỏa ra 1 nhiệt lượng bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Độ biến thiên nội năng trong quá trình đẳng tích là?

Một mol khí lí tưởng ở 300 K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350 K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá trình này là 1000 J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về trạng thái đầu. Độ biến thiên nội năng trong quá trình đẳng tích là?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Độ biến thiên nội năng trong quá trình đẳng áp?

Một mol khí lí tưởng ở 300 K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350 K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá trình này là 1000 J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về trạng thái đầu. Độ biến thiên nội năng trong quá trình đẳng áp?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Công khí thực hiện trong quá trình đẳng áp là?

Một mol khí lí tưởng ở 300 K được nung nóng đẳng áp đến nhiệt độ 350 K, nhiệt lượng đã cung cấp cho quá trình này là 1000 J. Sau đó khi được làm lạnh đẳng tích đến nhiệt độ ban đầu và cuối cùng nén đẳng nhiệt để đưa về trạng thái đầu. Công khí thực hiện trong quá trình đẳng áp là?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Xác định hiệu suất của một động cơ .

Xác định hiệu suất của một động cơ thực hiện công 500 J khi nhận được từ nguồn nóng nhiệt lượng là 1000 J.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Tính hiệu suất của động cơ.

Một động cơ nhiệt mỗi giây nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng 3,2.104 J đồng thời nhường cho nguồn lạnh 2,8.104 J. Tính hiệu suất của động cơ.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Công suất của động cơ xe máy là bao nhiêu?

Một động cơ của xe máy có hiệu suất là 20 %. Sau một giờ hoạt động tiêu thụ hết 1 kg xăng có năng suất toả nhiệt là 46.106  J/Kg. Công suất của động cơ xe máy là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Tính hiệu suất lí tưởng của một động cơ nhiệt .

Tính hiệu suất lí tưởng của một động cơ nhiệt biết rằng nhiệt độ của luồng khí nóng khi vào tua bin của động cơ là 500 °C và khi ra khỏi tuabin là 50 °C.

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Hiệu suất của động cơ nhiệt này là?

Động cơ nhiệt lí tưởng làm việc giữa 2 nguồn nhiệt 27 °C127 °C. Nhiệt lượng nhận được của nguồn nóng trong 1 chu trình là 2400 J. Hiệu suất của động cơ nhiệt này là?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Công thực hiện trong một chu trình là?

Động cơ nhiệt lí tưởng làm việc giữa 2 nguồn nhiệt 27 °C127 °C. Nhiệt lượng nhận được của nguồn nóng trong một chu trình là 2400 J. Công thực hiện trong 1 chu trình là?

Trắc nghiệm Độ khó: Dễ
Xem chi tiết

Nhiệt lượng động cơ truyền cho nguồn lạnh trong 1 chu trình là?

Động cơ nhiệt lí tưởng làm việc giữa 2 nguồn nhiệt 27 °C127 °C. Nhiệt lượng nhận được của nguồn nóng trong 1 chu trình là 2400 J. Nhiệt lượng động cơ truyền cho nguồn lạnh trong 1 chu trình là?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Hỏi công mà động cơ thực hiện được khi nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng 107J.

Nhiệt độ của nguồn nóng một động cơ là 520 °C, của nguồn lạnh là 20 °C. Hỏi công mà động cơ thực hiện được khi nhận từ nguồn nóng nhiệt lượng107 J. Coi động cơ là lí tưởng.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nhiệt độ cao nhất của nguồn lạnh là bao nhiêu?

Xác đinh hiệu suất của động cơ nhiệt biết động cơ thực hiện công 350 J khi nhận được từ nguồn nóng nhiệt lượng 1 kJ. Nếu nguồn nóng có nhiệt độ 227 °C thì nguồn lạnh có nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Nếu nguồn nóng có nhiệt độ 300°C thì nguồn lạnh có nhiệt độ cao nhất bao nhiêu?

Một động cơ thực hiện công 500 J khi nhận được từ nguồn nóng nhiệt lượng là 1000 J. Nếu nguồn nóng có nhiệt độ 300 °C thì nguồn lạnh có nhiệt độ cao nhất bao nhiêu?

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Electron được thả không vận tốc đầu ở sát bản âm, E = 1000 V/m. Tính động năng electron khi đập vào bản dương.

Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm, trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng, tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Tính động năng của electron khi nó đập vào bản dương.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Hai bản kim loại cách nhau 2 cm. E = 3000 V/m. Tính vận tốc của hạt khi nó đập vào bản mang điện âm.

Hai bản kim loại phẳng song song mang điện tích trái dấu được đặt cách nhau 2 cm. Cường độ điện trường giữa hai bản bằng 3000 V/m. Sát bề mặt bản mang điện dương, người ta đặt một hạt mang điện dương 1,5.10-2C, khối lượng m = 4,5.10-9 g. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Vận tốc của hạt khi nó đập vào bản mang điện âm là 

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Điện tích q = 3,2.10-19 C, m = 10-29 kg di chuyển 3 cm trong điện trường E = 1000 V/m. Tìm v.

Một điện tích điểm q = 3,2.10-19C có khối lượng m = 10-29 kg di chuyển được một đoạn đường 3 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m, tốc độ giảm từ v xuống 0,5v. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Tìm v.

 

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Electron di chuyển từ M đến N, sau đó di chuyển tiếp từ N đến P. Tính tốc độ của electron tại P.

Một electron di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo đường sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10-18J. Sau đó nó di chuyển tiếp 0,4cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên thì tốc độ của electron tại P là bao nhiêu? Biết rằng tại M, electron không có vận tốc đầu. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Khối lượng của electron là 9,1.10-31kg.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Bắn electron không vận tốc đầu vào điện trường và song song với đường sức điện. Tính UAB.

Bắn một electron (mang điện tích −1,6.10-19 C  và có khối lượng 9,1.10-31 kg) với vận tốc đầu rất nhỏ vào một điện trường đều giữa hai bản kim loại phẳng theo phương song song với các đường sức điện (xem hình vẽ). Electron được tăng tốc trong điện trường. Ra khỏi điện trường, nó có vận tốc 107 m/s. Bỏ qua tác dụng của trường hấp dẫn. Tính hiệu điện thế UAB giữa hai bản.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Proton bay từ điểm A đến điểm B. Điện thế tại A là 500 V. Tính điện thế tại B.

Một proton bay trong điện trường. Lúc proton ở điểm A thì vận tốc của nó bằng 25.104m/s. Khi bay đến B vận tốc của proton bằng không. Điện thế tại A bằng 500V. Tính điện thế tại B. Biết proton có khối lượng 1,67.10-27kg và có điện tích 1,6.10-19C.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Cho electron chui vào trong tụ điện qua một lỗ và chui ra ở lỗ kia. Tính cường độ điện trường trong tụ điện.

Electron trong đèn chỉnh vô tuyến phải có động năng vào cỡ 40.10-20 J thì khi đập vào màn hình nó mới làm phát quang lớp bột phát quang phủ ở đó. Để tăng tốc electron, người ta phải cho electron bay qua điện trường của một tụ điện phẳng, dọc theo một đường sức điện, ở hai bản của tụ điện có khoét hai lỗ tròn cùng trục và có cùng đường kính. Electron chui vào trong tụ điện qua một lỗ và chui ra ở lỗ kia. Bỏ qua động năng ban đầu của electron khi bắt đầu đi vào điện trường trong tụ điện. Cho điện tích của electron là −1,6.10-19 C. Khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 1 cm. Tính cường độ điện trường trong tụ điện.

Trắc nghiệm Độ khó: Trung bình
Xem chi tiết

Bắn eletron với vận tốc v vào điện trường đều, electron bay ra sát mép bản. Tính động năng của electron khi ra khỏi điện trường.

Bắn một electron (tích điện −|e| và có khối lượng m) với vận tốc v vào điện trường đều giữa hai bản kia loại phẳng theo phương song song, cách đều hai bản kim loại (xem hình vẽ). Hiệu điện thế giữa hai bản là U > 0. Biết rằng electron bay ra khỏi điện trường tại điểm nằm sát mép một bản. Động năng của electron khi bắt đầu ra khỏi điện trường là

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Electron di chuyển 0,6 cm từ M đến N. Đến N electron di chuyển tiếp 0,4 cm đến P. Tính vận tốc của electron tại P.

Một electron di chuyển trong điện trường đều E một đoạn 0,6 cm, từ điểm M đến điểm N dọc theo một đường sức điện thì lực điện sinh công 9,6.10-18J. Đến N electron di chuyển tiếp 0,4 cm từ điểm N đến điểm P theo phương và chiều nói trên. Tính vận tốc của electron khi nó đến điểm P. Biết rằng tại M electron không có vận tốc đầu. Khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một electron được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000 V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ.

Một electron được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000 V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorentz tác dụng lên nó biết m = 9,1.10-31 kg, e = −1,6.10-19 C, B = 2 T, vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một hạt mang điện 3,2.10-19 C được tăng tốc bởi 1000 V rồi bay vào từ trường đều theo phương vuông góc. Tính lực Lorentz tác dụng lên nó.

Một hạt mang điện 3,2.10-19 C được tăng tốc bởi hiệu điện thế 1000 V rồi cho bay vào trong từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorentz tác dụng lên nó biết m = 6,67.10-27 kg, B = 2T, vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một electron có vận tốc ban đầu bằng 0, được gia tốc bằng một hiệu điện thế 500 V, sau đó bay vuông góc vào đường sức từ. Tính bán kính quỹ đạo của electron,

Một electron có vận tốc ban đầu bằng 0, được gia tốc bằng một hiệu điện thế U = 500 V, sau đó bay vào theo phương vuông góc với đường sức từ. Cảm ứng từ của từ trường là B = 0,2 T. Bán kính quỹ đạo của electron. Biết e = -1,6.10-19 C, me= 9,1.10-31 kg.

Trắc nghiệm Độ khó: Khó
Xem chi tiết

Một hạt electron và một hạt a sau khi được các điện trường tăng tốc bay vài từ trường đều, Tính độ lớn lực Lorentz tác dụng lên electron và hạt a.

Một electron và một hạt α sau khi được các điện trường tăng tốc bay vào trong từ trường đều có độ lớn B = 2 T, theo phương vuông góc với các đường sức từ. Cho: me= 9.1.10−31 kg, mα= 6,67.10-27 kg, điện tích của electron bằng −1,6.10-19  C, của hạt α bằng 3,2.10-19  C, hiệu điện thế tăng tốc của các điện trường của các hạt đó đều bằng 1000 V và vận tốc của các hạt trước khi được tăng tốc rất nhỏ. Độ lớn lực Lorentz tác dụng lên electron và hạt α lần lượt là 

Trắc nghiệm Độ khó: Rất khó
Xem chi tiết

Một thùng hàng trọng lượng 500 N đang trượt xuống dốc. Vẽ giản đồ vectơ lực tác dụng lên thùng. Tính các thành phần của trọng lực. Xác định hệ số ma sát trượt.

Một thùng hàng trọng lượng 500 N đang trượt xuống dốc. Mặt dốc tạo với phương ngang một góc 300. Chọn hệ tọa độ vuông góc xOy sao cho trục Ox theo hướng chuyển động của thùng.
a) Vẽ giản đồ vectơ lực tác dụng lên thùng.
b) Tính các thành phần của trọng lực theo các trục tọa độ vuông góc.
c) Giải thích tại sao lực pháp tuyến của dốc lên thùng hàng không có tác dụng kéo thùng hàng xuống đốc?
d) Xác định hệ số ma sát trượt giữa mặt dốc và thùng hàng nếu đo được gia tốc chuyển động của thùng là 2 m/s2. Bỏ qua ma sát của không khí lên thùng. 

Tự luận Độ khó: Khó Có video
Xem chi tiết

Xác nhận nội dung

Hãy giúp Công Thức Vật Lý chọn lọc những nội dung tốt bạn nhé!

Công thức liên quan

Công thức xác định làm công một lực không đổi sinh ra.

A=F.S.cos(α)

Công suất.

P=At

Định lý động năng.

A=Wđ=Wđ2-Wđ1=12m.v22-12m.v12

Công thức xác định công của trọng lực.

AMN=WtM-WtN

Công của lò xo.

A=Wđh1-Wđh2

Nguyên lý I nhiệt động lực học.

U=A+Q

Động năng sau va chạm làm cho e lên mức m - vật lý 12

Wđ'=Wđ-Em-En

Công của trọng lực

AP=mg.h1-h2

Công của lực ma sát trượt trên mặt phẳng

AFms=Fms.s.cos180°=-μP.s

Công của lực ma sát trên mặt nghiêng hoặc lực tác dụng lệch góc

Mặt nghiêng α

AFms=-Fms.s=-μmgscosα=-μP.h2-h1.cosα.sinα

Lực tác dụng lệch β

AFms=-Fms.s=-μP±Fsinβ.s

Các lực không sinh công

AT=AN=0AFht

Công thức độ biến thiên cơ năng

Wsau-Wtruoc=A +Q

Bài toán có lực kéo của động cơ (chuyển động đều)

Pk=AFkt=Fk.v.cosβ ,s=vtFk=Pμcosα±sinαcosβ+μsinβ ; N=Pcosα-Fksinα

Bài toán lực kéo động cơ (có gia tốc)

Pk=Fk.s.cosβt ; s=v0t+12at2Fk=ma+gμcosα±sinαcosβ+μsinβ ; N=Pcosα-Fksinβ

Độ biến thiên nội năng trong đẳng quá trình

U=0      (Q=-A=A', T=const)U=Q      A=0, V=constU=Q-A'  p=const

Hiệu suất động cơ nhiệt

H=A'Q1=Q1-Q2Q1.100%Hmax=T1-T2T1

Hiệu suất của động cơ.

H =AciAtp=PciPtp

Công của lực không thế (chịu thêm lực ma sát).

W2-W1=A12=AFms

Công của khối khí thực hiện được.

A = F.s A = p.S.s A = p.VA = p.(V2 - V1)