TỔNG HỢP CÁC LOẠI DAO ĐỘNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Trong bài giảng này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đặc điểm của dao động duy trì, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động tự do. Hướng dẫn chi tiết.

Advertisement

TỔNG HỢP CÁC LOẠI DAO ĐỘNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

1. Tổng hợp các loại dao động trong dao động điều hòa


chú ý video sẽ phát sau khi hoàn tất xem quảng cáo

a. DAO ĐỘNG TUẦN HOÀN

Dao động tuần hoàn là dao động là mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ.

b. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Dao động điều hòa là trường hợp đặc biệt của dao động tuần hoàn. Dao động điều hòa có đồ thị li độ theo thời gian là đường sin hoặc đường cosin.

c. DAO ĐỘNG TỰ DO

Dao động tự do là dao động mà chu kì dao động chỉ phụ thuộc vào những thành phần cấu tạo nên hệ và không phụ thuộc bất cứ yếu tố nào bên ngoài. 

d. DAO ĐỘNG TẮT DẦN

+ Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

+ Nguyên nhân: Do ma sát, do lực cản của môi trường làm cơ năng giảm nên biên độ giảm.

+ Biên độ của dao động giảm càng nhanh khi lực cản của môi trường lớn.

+ Trong quá trình vật dao động tắt dần chu kỳ, tần số của dao động không thay đổi.

+ Các thiết bị đóng cửa tự động hay bộ phận giảm xóc của ô tô, xe máy, … là những ứng dụng của dao động tắt dần.

+ Các công thức 

e. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

+ Dao động cưỡng bức là dao động chịu tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn  

+ Đặc điểm: Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số f của lực cưỡng bức. Có biên độ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức, lực cản của hệ và sự chênh lệch tần số giữa dao động cưỡng bức và dao động riêng.

f. DAO ĐỘNG DUY TRÌ

+ Có tần số bằng tần số dao động riêng (f0) của hệ dao động, có biên độ không đổi.

+ Đặc điểm: Dao động duy trì có biên độ dao động không đổi và dao động với tần số riêng của hệ; biên độ không đổi là do trong mỗi chu kỳ đã bổ sung năng lượng đúng bằng phần năng lượng hệ tiêu hao do ma sát.

+ Ví dụ: Đồng hồ quả lắc.

g. HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG

+ Hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng nhanh đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động.

+ Điều kiện cộng hưởng: f = f0.

+ Đặc điểm: Khi lực cản nhỏ thì sự công hưởng rõ nét (cộng hưởng nhọn), khi lực cản lớn thì sự cộng hưởng không rõ nét (cộng hưởng tù).

+ Lợi ích: Hộp đàn Guitar, violin, …

+ Có hại: Hệ dao động như toàn nhà, cầu, bệ máy, khung, …

 

2. Một số ví dụ về hiện tượng cộng hưởng


chú ý video sẽ phát sau khi hoàn tất xem quảng cáo

a. Sử dụng sóng âm để làm vỡ ly thủy tinh

Người ta dùng sóng âm để kích thích cho ly dao động, khi đó tần số của sóng âm chính là tần số dao động cưỡng bức. Khi tần số dao động cưỡng bức càng với tần số dao động tự do của ly thì hiện tượng cộng hưởng càng rõ ràng. Đến lúc tần số dao động của sóng âm đúng bằng tần số dao động của ly thì hiện tượng cộng hưởng xảy ra, ly thủy tinh bị vỡ.

b. Thí nghiệm truyền âm thanh trong không khí

c. Hiện tượng cộng hưởng có thể làm gẫy một cây cầu

Thông Tin Tác Giả

Ekip congthucvatly.com

Chủ Đề Vật Lý

Tải Sách PDF Miễn Phí

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.