Advertisement

Vật lý 10. Chuyển động cơ học là gì? Gốc tọa độ, gốc thời gian, chiều dương, hệ quy chiếu. Chất điểm là gì? Quỹ đạo chuyển động là gì? Tổng hợp công thức và bài giảng liên quan tới chuyển động cơ học.

1. Video bài giảng


chú ý video sẽ phát sau khi hoàn tất xem quảng cáo

Trong video này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những khái niệm cơ bản nhất của chuyển động cơ học:
1) Chuyển động cơ học là gì?
2) Hệ quy chiếu là gì? Gồm có những yếu tố gì?
3) Chất điểm là gì?
4) Quỹ đạo chuyển động là gì?

2. Định nghĩa về chuyển động cơ học

a) Định nghĩa chuyển động cơ học

- Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

- Chuyển động cơ học có tính tượng đối, tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.

Ví dụ:

Một chiếc xe đang đi trên đường:

+ Nếu chọn cây cối ven đường làm vật mốc thì chiếc xe đang chuyển động (vì xe có thay đổi vị trí so với cây cối ven đường).

+ Nếu chọn người ngồi trên xe làm vật mốc thì chiếc xe đang đứng yên (vì xe không thay đổi vị trí so với người ngồi trên xe).

b) Hệ quy chiếu

+ Gốc thời gian: Ta chọn mốc thời gian (thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian) và sau đó dùng đồng hồ bấm giờ để đo khoảng thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian đã chọn.

+ Gốc tọa độ: Ta chọn một vật đứng yên làm vật mốc (x0 = 0) và chọn chiều dương theo chiều chuyển động của vật. Sau đó, dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật mốc đến vật. 

Ta có hình vẽ minh họa sau: 

hinh-anh-dinh-nghia-ve-chuyen-dong-co-hoc-91-0

+ Chiều dương:

  •  Nếu vật chuyển động cùng chiều dương (v > 0).
  • Nếu vật chuyển động ngược chiều dương (v < 0).

Ta có hình vẽ minh họa sau: 

hinh-anh-dinh-nghia-ve-chuyen-dong-co-hoc-91-1

c) Khái niệm chất điểm

Một vật chuyển động được coi là chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến).

Ví dụ: Một ôtô đi từ Hà Nội đến Hồ Chí Minh. 

d) Khái niệm quỹ đạo chuyển động: 

Quỹ đạo chuyển động là tập hợp tất cả các vị trí của một chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định.

Ví dụ: Quỹ đạo chuyển động của đầu kim đồng hồ là đường tròn


Thông Tin Tác Giả

Ekip congthucvatly.com


Các bài giảng liên quan CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

Tốc độ trung bình và vận tốc trung bình.

7570625   19/01/2022

Tốc độ trung bình được tính bằng quãng đường vật đã đi được chi cho thời gian dịch chuyển. Vận tốc trung bình lại được tính bằng độ dời chia cho thời gian. Từ đây dẫn tới sự khác nhau giữa tốc độ và vận tốc.

Đọc Thêm Tốc độ trung bình và vận tốc trung bình. →

Advertisement

Các công thức liên quan


t=t2-t1

1.Thời gian, thời điểm, gốc thời gian:

a/Gốc thời gian : Thời điểm người ta bắt đầu xét có giá trị bằng không.

Ví dụ : Gốc thời gian có thể chọn là lúc bắt đầu chuyển động ; trước và sau chuyển động một khoảng thời gian.

Gốc thời gian có thể chọn theo thời gian thực (thời gian hằng ngày):

Ví dụ : Tàu khởi hành lúc 19h00 : thời gian điểm khởi hành là 19h00 gốc thời gian lúc này là 0h00 .Gỉa sử bạn ở nơi tàu lúc này và đang 18h00 thì thời điểm khởi hành là 1h00 gốc thời gian lúc này là 18h00.

hinh-anh-goc-thoi-gian-toa-do-va-he-quy-chieu-825-0

b/ Thời điểm: Giá trị thời gian so với gốc thời gian

                                     thời điểm = khoảng thời gian ± gốc thời gian

Ví dụ : Xét khoảng thời gian từ 0h đến 5h : ta chọn gốc thời gian là 0 h thì trên đồng hồ chỉ thời điểm 5-0=5 h. Còn khi ta chọn gốc thời gian là 2 h thì trên đồng hồ chỉ thời điểm 5-2=3 h.Đối với chọn gốc thời gian trước 0h00 ví dụ như 21h00 trước đó , thì thời điểm 5h lúc này trở thành thời điểm 3+5=8h theo gốc thời gian mới.

c/ Khoảng thời gian t là hiệu của hai thời điểm.Có giá trị lớn hơn không và không phụ thuộc vào việc chọn gốc thời gian.

Lưu ý : cần phân biệt rõ hai khái niệm thời điểm và khoảng thời gian.

2. Gốc tọa độ, tọa độ:

a/Gốc tọa độ : Vị trí có tọa độ bằng không.

b/Tọa độ của vật : giá trị của hình chiếu của vật lên các trục tọa độ.

Trong hệ tọa độ một chiều

hinh-anh-goc-thoi-gian-toa-do-va-he-quy-chieu-825-1

+ Vật nằm về phía chiều dương mang giá trị dương.

+ Vật nằm về phía chiều âm mang giá trị âm.

3.Hệ quy chiếu là thuật ngữ để chỉ vật mốc và hệ tọa độ gắn với vật mốc dùng để xác định vị trí của vật chuyển động cùng với gốc thời gian và đồng hồ để đo thời gian.

 


Xem thêm Gốc thời gian, tọa độ và hệ quy chiếu

d = x2 - x1 = x

- Độ dịch chuyển là một vectơ, cho biết độ dài và hướng của sự thay đổi vị trí của vật.

- Độ dịch chuyển được biểu diễn bằng một mũi tên nối vị trí đầu và vị trí cuối của chuyển động, có độ dài tỉ lệ với độ lớn của độ dịch chuyển.

  • Kí hiệu: d
  • Đơn vị: mét (m)

hinh-anh-do-dich-chuyen-959-0

- Độ dịch chuyển là một đại lượng có thể nhận giá trị âm, dương hoặc bằng không. Trong khi quãng đường đi được là một đại lượng không âm.


Xem thêm Độ dịch chuyển

S=x-xo=v.t

S=S1+S2+.....+Sn

Quãng đường

a/Định nghĩa

Quãng đường S là tổng độ dịch chuyển mà vật đã thực hiện được mang giá trị dương. 

Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường mang tính tích lũy, nó có thể khác với độ dời . Ví dụ, khi vật đi theo chiều âm tọa độ của vật giảm dần dẫn tới độ dời mang giá trị âm để tìm quãng đường ta lấy trị tuyệt đối của độ dời.

hinh-anh-cong-thuc-xac-dinh-quang-duong-cua-vat-trong-chuyen-dong-thang-8-0

S=x

Đối với vật chuyển động thẳng theo chiều dương đã chọn thì quãng đường chính là độ dời.

hinh-anh-cong-thuc-xac-dinh-quang-duong-cua-vat-trong-chuyen-dong-thang-8-1

Trong thực tế khi làm bài tập, người ta thường chọn xo=0 (vật xuất phát ngay tại gốc tọa độ). Chiều dương là chiều chuyển động nên thường có S=x (quãng đường đi được bằng đúng tọa độ lúc sau của vật).

b/Công thức:

S=x-x0=vt

Chú thích:

S: là quãng đường (m).

x, xo: là tọa độ của vật ở thời điểm đầu và sau (m).

v: vận tốc của chuyển động (m/s)

t: thời gian chuyển động (s)

c/Lưu ý:

Trong trường hợp xe đi nhiều quãng đường nhỏ với tốc độ khác nhau. Thì quãng đường mà xe đã chuyển động được chính là bằng tổng những quãng đường nhỏ đó cộng lại với nhau.

S=S1 +S2+.....+Sn


Xem thêm Công thức xác định quãng đường của vật trong chuyển động thẳng

Δx=x2-x1

hinh-anh-do-doi-trong-chuyen-dong-thang-do-dich-chuyen-4-0

Định nghĩa: Độ dời là hiệu số giữa hai tọa độ của vật.

Đơn vị tính: m, km, cm.

 

Chú thích:

Δx: là độ dời của vật (m).

x2, x1: là tọa độ của vật ở thời điểm 2 và 1 (m).


Xem thêm Độ dời trong chuyển động thẳng (độ dịch chuyển)

Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật so với các vật khác theo thời gian.

Chất điểm là vật có kích thước rất nhỏ so với phạm vi chuyển động của nó.

1.Khái niệm chuyển động cơ

Định nghĩa : Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của một vật so với vật khác theo thời gian.

Ví dụ :

+ Chuyển động của người đi xe đạp so với tòa nhà bên đường.

+ Chuyển động của các cây kim đồng hồ với nhau

hinh-anh-chuyen-dong-co-va-chat-diem-824-0

2.Khái niệm chất điểm

a/Định nghĩa :Chất điểm là vật có kích thước rất nhỏ so với phạm vi chuyển động của nó.

b/Ý nghĩa :Chất điểm dùng trong tìm vị trí của vật trong chuyển động khi bỏ qua những yếu tố kích thước.

+ Những vật được xem là chất điểm ta biểu diễn vật là những chấm.

+ Chất điểm có những đặc trưng như vận tốc, hướng, tọa độ ban đầu, thời gian chuyển động của vật.

 

3.Khái niệm quỹ đạo chuyển động

Quỹ đạo chuyển động là tập họp tất cả những điểm mà vật đã đi qua trong quá trình chuyển động.

 

hinh-anh-chuyen-dong-co-va-chat-diem-824-1

Sau khi chú chim bay qua xong có những chấm nhỏ để lại trên bầu trời.

Đó là quỹ đạo chuyển động của chú chim.

 


Xem thêm Chuyển động cơ và chất điểm

Advertisement

Lý thuyết liên quan



1. Đối tượng nghiên cứu Vật Lí

- Đối tượng nghiên cứu Vật Lí là các dạng vận động của vật chất và năng lượng.

Ví dụ:

hinh-anh-lam-quen-voi-vat-li-91-0

+ Cơ học : Nghiên cứu chuyển động của vật chất

+ Ánh sáng: nghiên cứu các tính chất và hoạt động của ánh sáng

+ Điện học: nghiên cứu về các hiện tượng điện.

2. Mục tiêu của Vật Lí

- Khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng cũng như tương tác của chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.

3. Phương pháp nghiên cứu Vật Lí

- Phương pháp thực nghiệm: là phương pháp dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện bổ sung hay bác bỏ giả thuyết nào đó. Kết quả này cần được giải thích bằng lý thuyết đã biết hoặc lý thuyết mới.

hinh-anh-lam-quen-voi-vat-li-91-1

Ví dụ: thí nghiệm về sự rơi của các vật của nhà khoa học Galilei tại đỉnh tháp Pisa đã bác bỏ nhận định sai lầm của Aristole cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ là do bản chất tự nhiên.

- Phương pháp lý thuyết: Dùng ngôn ngữ toán học hoặc suy luận lí thuyết để phát hiện ra một kết quả mới. Kết quả này cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm.

hinh-anh-lam-quen-voi-vat-li-91-2

Ví dụ: Công trình nghiên cứu dự đoán sự tồn tại của Hải Vương Tinh trong hệ Mặt Trời của các nhà nghiên cứu ở thế kỉ XIX.

- Hai phương pháp này hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định.

- Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này có tiến trình các bước như sau:

+ Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu.

+ Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu.

+ Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết.

+ Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liêu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu.

+ Rút ra kết luận.

4. Ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.

Ảnh hưởng Vật lí trong một số lĩnh vực: Vật lí ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Dựa trên nền tảng Vật lí, công nghệ mới được sáng tạo với tốc độ vũ bão. Kiến thức Vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu. Các kĩ năng Vật lí như tính chính xác, đúng thời điểm và thời lượng, quan sát, suy luận nhạy bén …đã thành kĩ năng sống cần có của con người hiện đại.

- Thông tin liên lạc: Internet, điện thoại thông minh và một số thiết bị công nghệ đã tạo ra phương tiện thông tin liên lạc vô cùng hữu ích.

- Y tế: Phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh bằng kiến thức Vật lí như là chụp X - Quang, chụp cắt lớp (CT), chụp cộng hưởng từ, xạ trị…giúp cho chẩn đoán và chữa trị bệnh hiệu quả cáo hơn.

- Công nghiệp: Vật lý là động lực cho các cuộc các mạng công nghiệp giúp hình thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa. Hiện nay là ngành công nghiệp 4.0 với cốt lõi là Internet vạn vật (IoT) và điện toán đám mây.

- Nông nghiệp: Nhờ các thành tựu Vật lí đã chuyển đổi canh tác bằng các phương pháp hiện đại hiệu quả hơn với các máy móc tự động hóa. Ví dụ như: Công nghệ chiếu xạ giúp tăng năng suất, công nghệ cảm biến không dây giúp quá trình kiểm soát nông sản được thuận tiện và hiệu quả cao…

- Nghiên cứu khoa học: Vật lí giúp cải tiến thiết bị và phương pháp nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học. Ví dụ: kính hiển vi, nhiễu xạ tia X, máy quang phổ…

- Ngay chính trong môn Vật lí: việc tìm hiểu các kiến thức Vật lí cũng giúp tạo ra các phương pháp mới, những thiết bị hiện đại, tối tân giúp các nhà khoa học tìm hiểu sâu hơn về vật chất và năng lượng, vũ trụ. Ví dụ như kính thiên văn không gian Hubble…


Xem thêm Làm quen với vật lí


Định nghĩa: Chuyển động tịnh tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường thẳng nối hai điểm bất kì của vật luôn song song với chính nó.

hinh-anh-chuyen-dong-tinh-tien-60-0


Xem thêm Chuyển động tịnh tiến


Một hệ qui chiếu gồm

  • vật làm mốc (vật mốc);
  • hệ toạ độ gắn với vật mốc;
  • gốc thời gian.

hinh-anh-he-qui-chieu-35-0


Xem thêm Hệ qui chiếu


Quỹ đạo là đường mà chất điểm vạch ra trong không gian khi chuyển động.

 

hinh-anh-quy-dao-chuyen-dong-34-0

Khi chú chim trong game Angry Bird được bắn ra sẽ có quỹ đạo parabol (chấm trắng) được vạch ra.


Xem thêm Quỹ đạo chuyển động


Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến). 

(* )Trong phạm vi khảo sát chương động học, các vật chuyển động đều được xem là chất điểm.

 

hinh-anh-chat-diem-33-0

Chiếc xe đạp được xem là chất điểm.

 


Xem thêm Chất điểm


Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

 

hinh-anh-chuyen-dong-co-32-0

Sau khoảng thời gian, xe thay đổi vị trí so với chậu hoa (vật làm mốc). 


Xem thêm Chuyển động cơ

Advertisement

Các câu hỏi liên quan

có 19 câu hỏi trắc nghiệm và tự luận vật lý



Một người đi từ Hà Nội lúc 9:00 am đến lúc 11:00 am cùng ngày thì về đến Hải Phòng. 

Tự luận Dễ
Xem thêm Xác định thời gian chuyển động

Tàu Thống nhất Bắc Nam xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc  tới ga Vinh vào lúc 0h30 phút ngày hôm sau.

Tự luận Dễ
Xem thêm Bài tập xác định thời gian chuyển động

Múi giờ tại Hà Nội sớm hơn Moscow 4 giờ. Thời gian bay từ Hà Nội đi Moscow là 9h35m. 

Tự luận Dễ
Xem thêm Bài tập xác định thời gian chuyển động.
Advertisement

Đoàn tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00, ngày 18 tháng 7 năm 2019, tới ga Sài Gòn vào lúc 4h00 ngày 20 tháng 7 năm 2019. Trong thời gian đó tàu phải nghỉ ở một số ga để trả khách mất 39 phút. Không kể thời gian tàu nghỉ ở các ga, khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Sài Gòn là bao nhiêu?

 

hinh-anh-thoi-gian-tau-thong-nhat-chay-tu-ha-noi-den-sai-gon-la-bao-nhieu-1059-0

 

Trắc nghiệm Dễ  Có Video
Xem thêm Thời gian tàu Thống Nhất chạy từ Hà Nội đến Sài Gòn là bao nhiêu?

Một người xem đồng hồ thì thấy đồng hồ chỉ 10:00 am. Hỏi mốc thời gian trên được tính từ lúc nào?

Trắc nghiệm Dễ  Có Video
Xem thêm Bài toán xác định gốc thời gian.
Xem tất cả câu hỏi liên quan Làm bài tập
Advertisement

Các Bài Viết Được Xem Nhiều Nhất

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo

Tổng Hợp Công Thức Vật Lý

271537

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Đọc Thêm Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 2: con lắc lò xo →

Công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 3: phóng xạ

Tổng Hợp Công Thức Vật Lý

2071061

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 3: phóng xạ, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Đọc Thêm Công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 3: phóng xạ →

Công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 2: năng lượng liên kết của hạt nhân, phản ứng hạt nhân

Tổng Hợp Công Thức Vật Lý

1971027

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 2: năng lượng liên kết của hạt nhân, phản ứng hạt nhân, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Đọc Thêm Công thức vật lý 12 chương 7: hạt nhân nguyên tử, bài 2: năng lượng liên kết của hạt nhân, phản ứng hạt nhân →

Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa

Tổng Hợp Công Thức Vật Lý

171015

Tổng hợp các công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Đọc Thêm Công thức vật lý 12 chương 1: dao động cơ, bài 1: tổng quan về dao động điều hòa →
Advertisement

Công thức vật lý 11 chương 6: khúc xạ ánh sáng, bài 26: khúc xạ ánh sáng

Tổng Hợp Công Thức Vật Lý

9770956

Tổng hợp các công thức vật lý 11 chương 6: khúc xạ ánh sáng, bài 26: khúc xạ ánh sáng, hướng dẫn chi tiết từng công thức, các biến, hằng số, bài tập liên quan

Đọc Thêm Công thức vật lý 11 chương 6: khúc xạ ánh sáng, bài 26: khúc xạ ánh sáng →